Điểm GPA, CPA Là Gì? Cách Tính Và Quy đổi Thang điểm GPA Chính Xác

Điểm GPACPA là hai khái niệm được nhắc đến nhiều nhất và là tiêu chí đánh giá học lực phổ biến khi đi du học hiện nay. Nếu bạn còn đang bối rối chưa phân biệt được GPA và CPA, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tham khảo bài viết dưới đây nhé!

GPA, CPA là gì?

Theo thang đo của Hoa Kỳ, GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học của một học kỳ. Điểm GPA có thể đánh giá phần nào năng lực học tập của bạn.

Còn CPA (Cumulative GPA) hay còn gọi là CGPA, là điểm trung bình tích lũy của nhiều học kỳ và cả khóa học. Nói một cách đơn giản, CPA là trung bình của nhiều GPA.

Cả GPA và CPA đều cần cho hồ sơ du học, tùy theo yêu cầu của từng trường đại học.

GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học
GPA (Grade Point Average) là điểm trung bình các môn học

Một số thuật ngữ liên quan

Weighted GPA

Đây là thuật ngữ chỉ điểm GPA có trọng số, thường tính dựa vào mức độ khó của khóa học.

Ví dụ: Học sinh đạt điểm A của lớp nâng cao sẽ có GPA 4.0. Trong khi học sinh đạt điểm A của lớp trung bình sẽ tương đương với GPA 3.5

GPA out of

Thuật ngữ này chỉ thang điểm của GPA, theo sau “GPA out of” là một con số cụ thể.

Ví dụ: GPA out of 4 nghĩa là mức điểm cao nhất trong GPA sẽ là 4.0; tương đương với điểm 10 trong GPA out of 10.

Một số thuật ngữ liên quan của GPA
Một số thuật ngữ liên quan của GPA

3 thang điểm GPA phổ biến tại Việt Nam

Mỗi quốc gia có một hoặc nhiều thang điểm riêng trong GPA. Riêng Việt Nam hiện nay sử dụng phổ biến nhất là thang điểm 10, điểm chữ và thang điểm 4.

Thang điểm 10

Thang điểm này được sử dụng phổ biến nhất ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, một số trường cao đẳng đại học. Riêng cấp tiểu học hiện nay không đánh giá điểm với học sinh khi học tập ở lớp, chỉ tính trên thang điểm 10 khi thi giữa kì, cuối kì.

Thang điểm 10
Thang điểm 10

Thang điểm chữ

Thang điểm này thường được dùng cho các cấp đại học. Thông thường, sinh viên sẽ phải học lại môn học hoặc khóa học nếu đạt điểm D.

  • A+: Xuất sắc
  • A: Giỏi
  • B+: Khá giỏi
  • B: Khá
  • C+: Trung bình khá
  • C: Trung bình
  • D+: Trung bình yếu
  • D: Yếu
  • F: Kém
Thang điểm GPA phổ biến tại Việt Nam
Thang điểm GPA phổ biến tại Việt Nam

Thang điểm 4

Thang điểm 4 cũng tương tự như thang điểm 10, khác ở chỗ mức cao nhất là 4. Thang điểm này thường được áp dụng cho bậc đại học, cao đẳng.

Xếp hạng học lực

  • Xuất sắc: 3.60 – 4.00
  • Giỏi: 3.20 – 3.59
  • Khá: 2.50 – 3.19
  • Trung bình: 2.00 – 2.49
  • Yếu: Dưới 2.00

Xếp loại bằng tốt nghiệp

  • Xuất sắc: 3.60 – 4.00
  • Giỏi: 3.20 – 3.59
  • Khá: 2.50 – 3.19
  • Trung bình: 2.00 – 2.49

Cách tính điểm, quy đổi GPA

Cách tính điểm GPA

Dưới đây là cách tính điểm GPA phổ biến của Mỹ được sử dụng ở hầu hết các quốc gia.

Cách tính điểm GPA: (tổng điểm trung bình môn * số tín chỉ)/ tổng số tín chỉ

Cách tính điểm GPA: (tổng điểm trung bình môn * số tín chỉ)/ tổng số tín chỉ
Cách tính điểm GPA: (tổng điểm trung bình môn * số tín chỉ)/ tổng số tín chỉ

Ví dụ:

Riêng ở Việt Nam, GPA thường được tính như sau (đa phần ở cấp đại học/ cao đẳng):

  • 10% điểm chuyên cần
  • 30% điểm giữa kỳ
  • 60% điểm cuối kỳ

Con số phần trăm này có thể thay đổi tùy theo môn học hoặc yêu cầu của giảng viên.

Cách quy đổi GPA từ thang điểm chữ sang thang điểm 4

Lưu ý: (Điểm Việt Nam/ 10) * 4 = GPA

Cách quy đổi GPA từ thang điểm chữ sang thang điểm 4
Cách quy đổi GPA từ thang điểm chữ sang thang điểm 4

Từ khóa » Cách Tính Cpa Và Gpa