Điểm Khác Nhau Cơ Bản Giữa Chia Doanh Nghiệp Và Tách Doanh ...
Có thể bạn quan tâm
Chia, tách doanh nghiệp là hoạt động “tổ chức lại doanh nghiệp” nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hai hoạt động này được quy định lần lượt tại Điều 192, 193 Luật Doanh nghiệp 2014. Vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Chia doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Chia doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản là chia một công ty thành hai hay nhiều công ty khác và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia và không có việc huy động thêm vốn góp khi chia doanh nghiệp.
Ví dụ: A -> B + C (Trong đó: A. công ty bị chia; B, C. công ty mới).
Khi các công ty mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại. Tất cả các nghĩa vụ tài sản của công ty do các công ty mới liên đới chịu trách nhiệm trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ nợ, khách hàng hoặc người lao động.
Lưu ý: chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới được chia
Tách doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Tách doanh nghiệp được hiểu là tách công ty hiện có bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Ví dụ: A -> A + B + C (Trong đó: A. công ty bị tách; B, C. công ty mới).
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác
Lưu ý: chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mới được tách
Điểm khác nhau giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp là gì?
Chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, đối tượng bị chia, tách
Chia doanh nghiệp: Chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty
Tách doanh nghiệp: Chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có
Thứ hai, mục đích
Chia doanh nghiệp: Thành lập hai hoặc nhiều công ty mới
Tách doanh nghiệp: Thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới
Thứ ba, sự tồn tại của công ty bị chia, tách
Chia doanh nghiệp: Công ty bị chia chấm dứt sự tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp: Công ty bị tách không chấm dứt sự tồn tại sau khi tách
Trên đây là các nội dung tư vấn về điểm khác nhau cơ bản giữa chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp? Trường hợp quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Sau Khi Chia Và Tách Doanh Nghiệp Khác Nhau Như Thế Nào
-
So Sánh Giữa Chia Và Tách Công Ty - Thư Viện Pháp Luật
-
Chia Và Tách Doanh Nghiệp: Cách Phân Biệt để Tránh Bị Nhầm
-
Sự Khác Nhau Giữa Chia Và Tách Doanh Nghiệp
-
Phân Biệt Chia Và Tách Doanh Nghiệp - Luật Sư X
-
So Sánh Chia Và Tách Doanh Nghiệp Theo Quy định 2021
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Công Ty...
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì - Công Ty Luật Hùng Thắng
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp: Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Doanh ...
-
So Sánh Chi Tiết Giữa Chia Doanh Nghiệp Và Tách Doanh Nghiệp
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Là Gì? - Phamlaw
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghệp Là Gì ? Đặc điểm, Các Hình Thức Tổ Chức Lại ...
-
Thủ Tục Chia, Tách Doanh Nghiệp - Tư Vấn Pháp Luật Doanh Nghiệp
-
So Sánh Chia Và Tách Doanh Nghiệp
-
#Tư Vấn Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp | Luật Thái An™
-
Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Và Những Câu Hỏi Thường Gặp?
-
TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP LÀ GÌ - CÔNG TY LUẬT DAZPRO
-
Phân Biệt Chia Tách Hợp Nhất Sáp Nhập Doanh Nghiệp
-
Chia Tách Doanh Nghiệp Là Gì? - Everestlaw
-
Phân Biệt Chia, Tách, Hợp Nhất, Sáp Nhập Doanh Nghiệp