So Sánh Chia Và Tách Doanh Nghiệp Theo Quy định 2021

Phân biệt chia và tách doanh nghiệp là những hoạt động nhằm giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trên thực tế, nhiều người hay nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau. Tuy nhiên, từ hai hoạt động này lại có rất nhiều điểm khác nhau từ khái niệm đến thủ tục. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Hùng Sơn sẽ phân biệt chia và tách doanh nghiệp thật rõ ràng nhé!

  1. Bản chất của chia tách doanh nghiệp
    1. Chia doanh nghiệp
    2. Tách doanh nghiệp
  2. So sánh chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp
    1. Điểm giống nhau
    2. Điểm khác nhau
  3. Thủ tục chia và tách doanh nghiệp
  4. Dịch vụ chia và tách doanh nghiệp tại Luật Hùng Sơn

Bản chất của chia tách doanh nghiệp

Để có thể so sánh chia và tách doanh nghiệp, đầu tiên, ta cần hiểu rõ bản chất của từng vấn đề. Sau khi hiểu được định nghĩa của từng hoạt động mới có thể đi sâu vào phân tích các khía cạnh khác.

Chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chia thành nhiều công ty cùng loại. Công ty bị chia thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hay chủ sở hữu. Sau khi các công ty mới đăng ký kinh doanh, công ty bị chia sẽ chấm dứt tồn tại. 

Với những khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động hoặc các tài sản liên quan, những công ty liên đới sẽ cùng phải chịu trách nhiệm. Hoặc có thể thỏa thuận với nhau để giải quyết những vấn đề này.

Bản chất của chia - tách doanh nghiệp

Bản chất của chia – tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp hiện có để thành lập một hoặc một số công ty mới. Quyết định này được Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu hay Hội đồng thành viên thống nhất. 

Sau khi đã đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng hay tài sản,….

So sánh chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu rõ bản chất vấn đề, có thể so sánh chia và tách doanh nghiệp theo 2 ý sau:

Điểm giống nhau

  • Đối tượng để chia và tách doanh nghiệp đều là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Những công ty sau khi bị chia, tách đều cùng loại với công ty trước đó.
  • Sau khi chia, tách, các công ty liên đới vẫn phải có trách nhiệm với công ty trước đó. Các khoản nợ, hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài chính đều cùng chịu trách nhiệm chung.
  • Các thủ tục pháp lý để chia, tách là gần giống nhau. Từ giấy tờ cho đến các bước thực hiện hai hoạt động này đều khá giống nhau.

Chia tách doanh nghiệp có thật sự giống nhau

Chia tách doanh nghiệp có thật sự giống nhau

Điểm khác nhau

Tuy rằng hai hoạt động này có nhiều điểm tương đồng, nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt. Để phân biệt chia và tách doanh nghiệp rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu qua những tiêu chí sau:

Tiêu chí Chia doanh nghiệp Tách doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý Theo Điều 192 Luật Doanh nghiệp. Theo Điều 193 Luật Doanh nghiệp.
Mục đích Thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Thành lập một hoặc một số công ty mới.
Hình thức thực hiện Chia các cổ đông, thành viên, tài sản của công ty.

Ví dụ: A -> B + C

(A bị chia thành 2 công ty mới là B và C).

Chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có.

Ví dụ: A -> A +B

(A là công ty bị tách, trong đó B là công ty mới được tách).

Hệ quả pháp lý Công ty mới được nhận giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp bị chia không còn tồn tại nữa. Cả doanh nghiệp tách và bị tách đều tồn tại hoạt động. Có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.

Với cách so sánh chia và tách doanh nghiệp trên có thể thấy rõ mỗi hình thức đều có ưu – nhược điểm riêng. Sự khác biệt rõ nhất là hoạt động của công ty bị chia, tách sau khi đã chia, tách.

Thủ tục chia và tách doanh nghiệp

Như đã đề cập khi phân biệt chia và tách doanh nghiệp, thủ tục của hai hình thức gần như nhau. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục bao gồm:

  • Giấy đề nghị kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới.
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập.
  • Biên bản quyết định chia tách công ty.
  • Giấy dự thảo điều lệ công ty mới.
  • Bản sao giấy chứng minh thư, căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với thành viên là cá nhân.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức, giấy chứng thực cá nhân, giấy ủy quyền của Người đại diện nhận ủy quyền của tổ chức.
  • Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội cổ đông của công ty bị chia, tách.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty bị chia, tách.

Các thủ tục pháp luật cần thực hiện

Các thủ tục pháp luật cần thực hiện

Các bước thực hiện chia tách doanh nghiệp bao gồm:

Bước 1: Thực hiện họp Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông của công ty bị chia, tách. Sau đó thông qua nghị quyết chia công ty theo quy định.

Bước 2: Gửi nghị quyết chia, tách công ty cho tất cả chủ nợ và người lao động trong vòng 15 ngày.

Bước 3: Thông qua điều lệ, bầu và bổ nhiệm các chức danh mới cùng thành viên mới. Sau đó tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty đã thông qua.

Như vậy có thể thấy, khi so sánh chia và tách doanh nghiệp, các bước thực hiện là như nhau. Cần phải cân nhắc khi lựa chọn hình thức, xem xét tình hình công ty, ý kiến của các thành viên. Từ đó, đưa ra phương pháp hoạt động đúng đắn nhất cho tương lai.

Dịch vụ chia và tách doanh nghiệp tại Luật Hùng Sơn

Doanh nghiệp muốn chia, tách công ty cần rất nhiều thủ tục theo quy định của pháp luật. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã chọn Luật Hùng Sơn là nơi tin tưởng, giao phó. 

Lợi ích sử dụng dịch vụ tại Luật Hùng Sơn:

  • Đội ngũ luật sư có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn giỏi.
  • Các gói dịch vụ đa dạng, chi phí hợp lý.
  • Hỗ trợ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, tận tâm, nhiệt tình.
  • Đưa ra những giải pháp, tư vấn hợp lý.
  • Cung cấp dịch vụ toàn diện về pháp luật.
  • Giảm thiểu thời gian làm và hoàn thiện hồ sơ.

Luật Hùng Sơn cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục, giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Từ đó, giúp doanh nghiệp giải quyết mọi trình tự pháp lý, tiết kiệm tối đa thời gian.

Dịch vụ cung cấp chia, tách doanh nghiệp tại Luật Hùng Sơn:

  • Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Có thể liên hệ với Luật Hùng Sơn qua số điện thoại: 0964509555. Hoặc đến trực tiếp địa chỉ văn phòng tại: Handico Tower, Tầng 9, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Tư vấn đến khách hàng các quy định của pháp luật về chia – tách công ty.
  • Sau khi được khách hàng ủy quyền, Luật Hùng Sơn sẽ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chia tách công ty. Đồng thời, thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan.
  • Bàn giao kết quả, giấy tờ liên quan đến tận tay khách hàng. Hướng dẫn khách hàng một số thủ tục cần thiết sau khi thành lập công ty mới.

Hy vọng với cách phân biệt chia và tách doanh nghiệp trên đã cho bạn cái nhìn khái quát về hai vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu hoặc vướng mắc, hãy liên hệ đến công ty Luật Hùng Sơn để được giải đáp. Luật Hùng Sơn luôn luôn đồng hành bên bạn.

1/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Sau Khi Chia Và Tách Doanh Nghiệp Khác Nhau Như Thế Nào