Điểm Sáng Trong Chiến Lược Phát Triển Sản Phẩm Của Apple - Fastdo

Apple là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Cupertino, California chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử, phần mềm máy tính vv… Là một trong 5 công ty công nghệ lớn tại Mỹ. Apple là công ty có chiến lược phát triển sản phẩm tối ưu và đặc biệt.

Điều gì khiến Apple thành công như vậy? Những “đỉnh cao” trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua phần viết sau của FASTDO.

1. Cú lội ngược dòng và phát triển ngoạn mục của gã khổng lồ công nghệ

Trước khi tìm hiểu phân tích chuyên sâu về các điểm bật trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple, hãy cùng Fastdo tóm gọn sơ lược về hành trình phát triển đầy ngoạn mục của ông lớn này. Câu chuyện này là một case study điển hình về tinh thần đổi mới, cải tiến liên tục, kiên định và những chiến lược khôn ngoan, là biểu tượng thành công đầy cảm hứng và động lực cho nhiều startups công nghệ hiện nay.

Apple nổi tiếng với chiến lược phát triển độc đáo
Apple nổi tiếng với chiến lược phát triển độc đáo

Được thành lập vào năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, mục tiêu ban đầu của Apple là cách mạng hóa ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Thành công lớn đầu tiên của họ là việc giới thiệu đồ họa màu cho máy tính cá nhân khi ra mắt Apple II vào năm 1977. Tuy nhiên, do các xung đột nội bộ, Steve Jobs bị loại khỏi công ty vào năm 1985. Điều này mở ra một thời kỳ khó khăn cho Apple khi công ty dần mất đi khả năng đổi mới và phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Microsoft.

Sự trở lại của Jobs vào năm 1997 đã đánh dấu một bước ngoặt cho công ty, với sự tinh gọn dòng sản phẩm và hàng loạt thay đổi quan trọng về chiến lược. Việc ra mắt iMac vào năm 1998, không chỉ hồi sinh thương hiệu Apple mà còn tái định nghĩa khái niệm về máy tính cá nhân. Đây là một khởi đầu cho việc tập trung vào thiết kế đơn giản, chức năng và trải nghiệm người dùng, điều mà sau này trở thành tiêu chuẩn cho mọi chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.

Trong thập kỷ tiếp theo, Apple đã lột xác hoàn toàn. Cú hích đầu tiên là việc thay đổi cách mọi người nghe nhạc với sự ra mắt của iPod vào năm 2001. Kết hợp với việc ra mắt iTunes, Apple đã hợp pháp việc mua và quản lý nhạc số. iPod không chỉ trở thành biểu tượng văn hóa mà còn sự chuẩn bị “có ý đồ” của thương hiệu này cho những cải tiến sản phẩm trong tương lai.

Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple: iPod
Sự chuẩn bị “có ý đồ” của Apple với iPod

Bước ngoặt lớn nhất là sự ra mắt của iPhone vào năm 2007. Kết hợp giữa iPod và thiết bị truy cập internet có thiết kế tinh tế và giao diện cảm ứng đột phá, iPhone không chỉ tái định nghĩa ngành công nghiệp điện thoại thông minh mà còn thay đổi cách mọi người tương tác với công nghệ hàng ngày. Sự ra mắt của App Store năm 2008 càng làm cho iPhone trở nên nổi bật khi mở cửa cho các nhà phát triển bên ngoài, tạo ra một làn sóng sáng tạo ứng dụng mới và thay đổi cách chúng ta sử dụng điện thoại​.

Tiếp đó, Apple tạo ra một hệ sinh thái đồng bộ, với sự tích hợp mượt mà giữa iPhone, iPad, Mac và Apple Watch và sự ra mắt của các dịch vụ như iCloud, Apple Music và Apple TV+. Điều này không chỉ giúp công ty giữ chân người dùng mà còn tạo ra nguồn thu liên tục và bền vững​ từ các khách hàng trung thành.

Apple còn mạnh tay chi hàng tỷ đô la vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra các xu hướng công nghệ mới​ như trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế tăng cường (AR). Những khoản đầu tư này đã củng cố sức mạnh của các sản phẩm Apple Watch và AirPods, giúp Apple mở rộng lĩnh vực hoạt động vượt xa so với điện toán truyền thống.

Apple cũng nổi bật với khả năng thích ứng và cải tiến sản phẩm liên tục để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Họ lắng nghe phản hồi, liên tục cải thiện tính năng, đẩy giới hạn của công nghệ lên tầm cao mới, tạo ra các sản phẩm vừa tinh vi vừa dễ điều hướng. Nhờ vậy, họ đã trở thành biểu tượng của sự xuất sắc, giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường công nghệ toàn cầu.

Hệ sinh thái đồng bộ là chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
Hệ sinh thái đồng bộ là chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
>>>ĐỌC THÊM: Nguyên tắc Pareto (quy tắc 80/20) là gì? Cách áp dụng hiệu quả

2. Những điểm nổi bật trong quy trình phát triển sản phẩm của Apple

Với sứ mệnh “Mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất cho khách hàng thông qua phần cứng, phần mềm và dịch vụ sáng tạo” và tầm nhìn “Tạo ra những sản phẩm tốt nhất trên thế giới và mang lại thế giới tốt đẹp hơn khi chúng ta tìm thấy nó”, chiến lược phát triển sản phẩm của Apple được hoạch định để chống lại sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong các ngành công nghệ máy tính, điện tử tiêu dùng, dịch vụ điện toán đám mây và chất bán dẫn như Samsung, Google, IBM, Dell, Lenovo và PayPal.

Quy trình phát triển sản phẩm của thương hiệu vô cùng nghiêm ngặt, phức tạp và tốn kém, gồm 8 điểm nổi bật cụ thể như sau:

 2.1 Trao quyền cho bộ phận thiết kế

Một sản phẩm được người sử dụng tin dùng không chỉ có chất lượng tốt mà vẻ ngoài của nó còn phải hỗ trợ và nâng cao chức năng hoạt động. Vì vậy, điểm đặc biệt đầu tiên trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple là quyền hạn của Bộ phận thiết kế được đặt lên hàng đầu.

Nhà thiết kế người Anh từng là Giám đốc thiết kế (CDO) tại Apple, Jony Ive và đội ngũ thiết kế của ông được trao quyền để làm việc như những nhà lãnh đạo công ty mà không phải báo cáo với bộ phận tài chính, sản xuất,… Họ còn được cấp quyền tự do đặt ngân sách cho bộ phận của mình và có thể bỏ qua khả năng thực tiễn trong sản xuất.

Trung tâm của Bộ phận thiết kế, nơi được gọi là” The Industrial Design Studio” là nơi chỉ có vài nhân viên Apple được quyền truy cập vào. Đó là nơi mà đội thiết kế của Apple đã tạo ra những sản phẩm đầy sáng tạo.

Khi rời khỏi vị trí Giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive cho biết là sau gần 30 năm với vô số dự án trải qua, ông tự hào nhất là những việc mà Apple đã làm để tạo ra đội ngũ thiết kế hoạt động độc lập ở tầm cao vượt trội.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Thương hiệu Apple – biểu tượng trái táo khuyết quen thuộc
>>> ĐỌC NGAY: Nguyên lý và đặc trưng của phương pháp Agile

2.2 Cô lập nhóm thiết kế

Phần lớn nhân viên của Apple không được vào phòng thiết kế của công ty, kể cả một số người giữ vị trí điều hành bộ phận khác. Khi nhóm thiết kế làm việc với một sản phẩm mới, Apple sẽ thực hiện chiến lược cô lập nhóm thiết kế, cụ thể như sau:

  • Nhóm thiết kế sẽ bị tách biệt khỏi hệ thống phân cấp truyền thống của Apple. Họ được giải phóng khỏi cấu trúc báo cáo của công ty và chỉ cần chịu trách nhiệm cũng như báo cáo trực tiếp với Ban điều hành.
  • Nhóm thiết kế chịu sự kiểm soát chặt chẽ, thậm chí có thể chịu các biện pháp kiểm soát vật lý để tránh trao đổi hoặc giao lưu tương tác với các nhân viên Apple khác trong ngày.
  • Phần tòa nhà nơi đội thiết kế làm việc có thể bị khóa hoặc các bộ phận vốn được bố trí gần đó sẽ được đổi sang làm việc tại địa điểm khác để nhường chỗ cho nhóm thiết kế khi có dự án mới.
  • Những lúc này, ngay cả những người trong đội thiết kế cũng cần bảo mật thông tin: Các kỹ sư phần mềm sẽ không biết phần cứng trông như thế nào và các kỹ sư phần cứng cũng không biết phần mềm hoạt động ra sao.

Việc cô lập nhóm thiết kế có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple. Điều này giúp bộ phận thiết kế chỉ cần quan tâm đến mục tiêu sáng tạo sản phẩm mới và tránh bị tác động của các yếu tố bên ngoài.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Nhóm thiết kế hoạt động độc lập và tách biệt bên trong Apple
>>> ĐỌC NGAY: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách vận dụng trong quản trị

2.3 Tài liệu và quy trình chi tiết

Tài liệu về quy trình sản phẩm mới của Apple (The Apple New Product Process – ANPP) được cung cấp cho nhóm phát triển sản phẩm khi họ bắt đầu triển khai dự án. Đây là một khái niệm của Apple được áp dụng lần đầu tiên tại công ty trong quá trình phát triển sản phẩm Macintosh.

Tài liệu vạch ra chi tiết các giai đoạn của quá trình thiết kế sáng tạo và ghi lại từng giai đoạn mà nhóm thiết kế sẽ trải qua: Ai sẽ làm việc trên từng giai đoạn, ai sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành và dự kiến khi nào sản phẩm được hoàn thành? Tất cả đều được ghi rõ trong tài liệu, một quy trình quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.

>>> XEM THÊM: Pain point là gì? 4 cách xác định pain point của khách hàng

2.4 Audit và đánh giá vào thứ 2 hàng tuần

Vào thứ Hai hàng tuần, nhóm điều hành của Apple họp để xem xét mọi sản phẩm mà công ty đang sản xuất. Các phiên họp thường kéo dài khoảng ba giờ, từ 9 giờ sáng đến trưa hoặc 10 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Họ không thực hiện đánh giá nhiều sản phẩm cùng một lúc cũng như có ít sản phẩm được sản xuất tại cùng một thời điểm. Điều này giúp tăng nguồn lực tập trung vào các dự án trọng điểm để mang lại hiệu quả hơn là lan man với các dự án nhỏ lẻ.

Nếu có một dự án nào không nhận được đánh giá vào đầu tuần này, thì chúng sẽ tự động được chuyển sang kỳ đánh giá tiếp theo vào thứ Hai tuần kế tiếp. Điều này có nghĩa là không có sản phẩm nào cần quá hai tuần để đánh giá, tính từ khi đưa ra quyết định quan trọng cho phép Công ty sẵn sàng tiếp cận thiết kế. Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple có thể thành công như ngày hôm nay cũng bắt đầu từ những phiên họp hàng tuần như thế.

Bí mật trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple là audit
Apple review và audit sản phẩm vào mỗi thứ 2
>>> ĐỌC NGAY: Một số lưu ý khi sử dụng câu hỏi tình huống phỏng vấn nhân viên

2.5 Tầm quan trọng của 2 vị trí: EPM và GSM

Khi một sản phẩm bắt đầu được sản xuất, EPM (giám đốc chương trình kỹ thuật) và GSM (giám đốc cung ứng toàn cầu) có trách nhiệm quan trọng trong việc tiếp quản sản phẩm từ khâu thiết kế, sản xuất đến đưa thiết kế thành sản phẩm hiện thực. Họ có quyền kiểm soát tuyệt đối quy trình làm việc và phát triển sản phẩm, đến mức ở Apple, người ta gọi họ là “mafia EPM”. Cả hai vị trí này đều do các giám đốc điều hành dành phần lớn thời gian ở Trung Quốc thực hiện giám sát quá trình sản xuất.

Apple rất ít tự sản xuất mà dựa vào các công ty gia công theo hợp đồng như Foxconn. Điều này giúp Apple không còn phải đau đầu về khâu sản xuất trong khi vẫn giữ chi phí sản xuất ở mức thấp nhất có thể. Cách tiếp cận này đang được nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử khác noi theo.

Công việc của EPM và GSM thực ra chỉ đơn giản là đảm bảo rằng sản phẩm được đưa ra thị trường đúng cách, đúng thời điểm và đúng chi phí. Trong quá trình làm việc, họ có thể không đồng nhất ý kiến với nhau tại một số điểm nhưng luôn đưa ra quyết định dựa trên nguyên tắc làm điều gì tốt nhất cho sản phẩm và đúng với các quy trình trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.

2 vị trí: EPM và GSM là vũ khí bí mật trong chiến lược của Apple
2 vị trí: EPM và GSM là vũ khí bí mật trong chiến lược sản phẩm của Apple
>>> ĐỌC NGAY: BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả

2.6 Lặp lại liên tục là bí quyết

Đôi khi có những rò rỉ từ các phiên bản của một sản phẩm như iPhone mà chúng ta không bao giờ thấy được bản phát hành. Nhiều lần những rò rỉ này đến từ Trung Quốc, nơi một công nhân nhà máy có thể đã được trả tiền để giao mẫu thử nghiệm cho một blogger hoặc nhà báo.

Điều đó cho thấy rằng, quy trình thiết kế tại Apple không kết thúc khi quá trình sản xuất bắt đầu. Trên thực tế, Apple lặp đi lặp lại thiết kế trong suốt quá trình sản xuất. Sản phẩm được tạo ra, thử nghiệm và xem xét, sau đó nhóm thiết kế cải thiện và xây dựng lại toàn bộ sản phẩm. Đây là một quá trình kéo dài 4-6 tuần và có thể chạy nhiều lần trong suốt vòng đời phát triển của sản phẩm.

Khi quá trình sản xuất hoàn tất, EPM sẽ tiếp quản một số hoặc toàn bộ các thiết bị thử nghiệm và sau đó mang chúng trở lại trụ sở chính của Apple tại Cupertino. Tuy cách xây dựng sản phẩm mới này cực kỳ tốn kém, nó là tiêu chuẩn trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple thể hiện sự uy tín về chất lượng của thương hiệu. Bởi lẽ, bạn càng đầu tư vào thiết kế, bạn càng có nhiều khả năng xây dựng những sản phẩm thay đổi thị trường đáng kinh ngạc.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Thành viên nhóm thiết kế thảo luận về màu sắc sản phẩm mới
>>> XEM THÊM: Chiến lược Marketing của Haidilao và những điểm sáng nổi bật

2.7 Bí mật nằm ở phần đóng gói

Một căn phòng trong tòa nhà Tiếp thị được hoàn toàn dành riêng cho việc đóng gói sản phẩm. An ninh bảo mật rất cao cho khu vực thuộc tòa nhà dành riêng cho các sản phẩm và thiết kế mới.

Đây là nơi các nguyên mẫu được mở hộp. Vào thời điểm trước khi iPod mới ra mắt, một nhân viên của Apple đã dành hàng giờ mỗi ngày trong nhiều tháng chỉ để mở hàng trăm nguyên mẫu hộp bên trong để trải nghiệm và điều chỉnh quy trình mở hộp.

Để thực hiện thành công chiến lược phát triển sản phẩm của Apple, họ đã cho thực hiện một khâu quan trọng là xây dựng phòng đóng gói với sự bảo mật tuyệt đối là để ngăn chặn rò rỉ thông tin ra bên ngoài. Nếu bạn từng thấy một nguyên mẫu sản phẩm của Apple bị rò rỉ thì chắc chắn nguyên nhân không phải từ đây mà nhiều khả năng nó đã biến mất khỏi dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc.

>>> ĐỌC THÊM: Phòng truyền thông và vai trò quan trọng trong Doanh nghiệp

2.8 Ra mắt sản phẩm

Bước cuối cùng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple là ra mắt sản phẩm. Khi sản phẩm được coi là tốt nhất có thể, nó sẽ được đưa vào một kế hoạch hành động gọi là “the Rules of the Road”. Điều này giải thích tất cả các trách nhiệm và hành động phải được thực hiện trước khi ra mắt sản phẩm thương mại.

Hẳn sẽ là một trải nghiệm căng thẳng nếu bạn ở trong quy tắc này bởi vì nếu bạn làm mất sản phẩm hoặc hoặc làm rò rỉ thông tin về sản phẩm thì bạn sẽ ngay lập tức bị sa thải. Điều này được giải thích trong chính tài liệu về quy tắc.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Độc đáo trong kế hoạch ra mắt sản phẩm – một phần trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
>>> ĐỌC THÊM: Phong cách lãnh đạo của Jack Ma – Tỷ phú người Trung Quốc

3. Những “đỉnh cao” trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple

3.1 Chú trọng cải thiện chất lượng sản phẩm thông qua chiến lược khác biệt hóa

Khác biệt hóa sản phẩm là một chiến lược tiếp thị được thiết kế để xác định và truyền đạt những tính chất độc đáo của một sản phẩm nhằm cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa sản phẩm của công ty với các công ty đối thủ.

Sự khác biệt hóa sản phẩm kết hợp với việc phát triển những giá trị tốt đẹp khiến sản phẩm hấp dẫn đối với người dùng, giúp người bán tạo ra lợi thế cạnh tranh và xây dựng nhận thức thương hiệu bền vững. Đó là một trong những “đỉnh cao” trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.

Cụ thể, chiến lược khác biệt hóa của Apple tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm mới có sự đổi mới đáng kể, tạo ra giá trị gia tăng cho người dùng và giữ vững vị thế của hãng trên thị trường. Cụ thể, Apple tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm có thiết kế tinh tế, đơn giản nhưng hiện đại. Ví dụ như iMac năm 1998 với vỏ màu sắc rực rỡ và iPhone với thiết kế màn hình cảm ứng tràn viền.

Apple dẫn đầu trong việc tích hợp những công nghệ mới nhất vào sản phẩm, tiên phong thương mại hóa công nghệ nhận dạng vân tay (Touch ID), nhận dạng khuôn mặt (Face ID) trên iPhone. Ngoài ra, Apple Watch cũng được tích hợp các tính năng sức khỏe tiên tiến như theo dõi nhịp tim, phát hiện té ngã và theo dõi sức khỏe toàn diện, vượt qua các đối thủ trong lĩnh vực thiết bị đeo.

Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple là khác biệt hóa
Apple sử dụng triệt để chiến lược khác biệt hoá để định vị thương hiệu

3.1.1 Đột phá trong mẫu mã

Từ khi thành lập đến nay, Apple đã làm nhiều việc để tạo ra những thiết kế, ý tưởng và quan điểm độc đáo, thay đổi cách mọi người tương tác với công nghệ. Ví dụ, Apple là việc phát hành iPod vào năm 2001. Điều này tạo nên cuộc cách mạng âm nhạc kỹ thuật số và mang đến cho mọi người sức mạnh của việc có toàn bộ thư mục âm nhạc trong một sản phẩm xinh đẹp bé nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay.

Tương tự, khi Steve Jobs ra mắt chiếc iPad đầu tiên vào năm 2010, các chuyên gia hoài nghi và dự đoán sản phẩm này sẽ thất bại vì không hiểu được sức hấp dẫn của máy tính bảng và màn hình cảm ứng cho máy tính và thiết bị. Tuy nhiên, ngày nay, iPad đã chiếm lĩnh thị trường thiết bị kỹ thuật số. Điều đó chứng tỏ đó là một trong những điều đúng đắn được triển khai trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Đột phá mẫu mã – điều tạo nên khác biệt hóa của sản phẩm Apple
>>> XEM NGAY: Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty

3.1.2 Xây dựng hệ điều hành độc quyền

iOS – Hệ điều hành được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, sau Android – là hệ điều hành độc quyền được sử dụng trên các thiết bị di động của Apple như iPhone và iPad. iOS và MacOS (dùng trên máy tính Macbook) chính là USP (Điểm bán hàng độc nhất) của Apple nhằm mục tiêu chiếm lĩnh một phần của thị trường tiêu dùng.

Apple đã tạo được sự tin tưởng khiến người sử dụng trở thành người ủng hộ trung thành của sản phẩm bởi tính bảo mật cao và tương đối dễ dụng, hoạt động ổn định. Apple muốn kiểm soát hoàn toàn môi trường hoạt động của họ và họ có đủ nguồn nhân vật lực để triển khai thực hiện điều đó.

3.1.3 Chiến lược định giá sản phẩm khác biệt

Chiến lược định giá khác biệt của Apple cho phép công ty duy trì trạng thái cao cấp của mình trong khi tối đa hóa lòng trung thành và lợi nhuận của khách hàng. Bằng cách quản lý cẩn thận nhận thức về giá trị và tận dụng các hiểu biết về tâm lý, Apple đảm bảo các sản phẩm của mình vẫn được mong muốn trong khi tạo ra doanh thu đáng kể. Sau đây là những cách Apple tạo sự khác biệt về giá:

  • Định giá theo giá trị cảm nhận: Giá phản ánh chi phí sản xuất, độ tin cậy và mong muốn sở hữu một sản phẩm. Các sản phẩm như iPhone, MacBook và Apple Watch được coi là thiết bị điện tử xa xỉ. Vì vậy, Apple định giá cao để phù hợp với giá trị mà khách hàng liên tưởng đến thương hiệu.
  • Chiến lược hớt váng: Apple thường sử dụng phương pháp hớt váng, tung ra các sản phẩm mới với giá cao để thu hút những người dùng đầu tiên. Theo thời gian, giá sẽ giảm dần, cho phép Apple duy trì biên lợi nhuận cao trong khi vẫn có thể khai thác các phân khúc khác nhau của thị trường. Chiến thuật này đã được sử dụng hiệu quả với các sản phẩm như iPhone và iPad.
  • Giảm giá hạn chế để duy trì hình ảnh cao cấp: Apple có các chương trình giảm giá giáo dục hoặc ưu đãi đổi trả nhưng hiếm khi đưa ra mức giảm giá đáng kể thường xuyên để tăng tính độc quyền. Điều này cũng củng cố nhận thức của khách hàng về các sản phẩm của Apple là cao cấp.
  • Định giá theo khu vực: Apple điều chỉnh giá của mình trên các khu vực khác nhau, xem xét các yếu tố như sức mua tại địa phương, tỷ giá hối đoái và sự cạnh tranh trong khu vực. Chiến lược này đảm bảo giá cả nhất quán trên toàn cầu đồng thời giải quyết các vấn đề nhạy cảm của thị trường theo khu vực.
  • Định giá theo tâm lý: Apple sử dụng các kỹ thuật định giá tâm lý tinh tế, chẳng hạn như định giá sản phẩm ở mức 999 đô la thay vì 1.000 đô la, để khiến giá cả có vẻ hấp dẫn hơn. Phương pháp này tinh tế thúc đẩy người dùng đi đến quyết định mua hàng.
  • Định giá Freemium cho dịch vụ: Apple sử dụng mô hình Freemium cho các dịch vụ như iCloud, Apple Music và Apple TV+. Các tính năng cơ bản là miễn phí, nhưng người dùng cần nâng cấp lên phiên bản có phí để mở khóa các chức năng nâng cao.
Chiến lược định giá sản phẩm của Apple
Chiến lược định giá sản phẩm của Apple
>>> ĐỌC NGAY: Tất tần tật về sản xuất tinh gọn Doanh nghiệp sản xuất cần biết

3.2 Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Tập trung vào trải nghiệm khách hàng là một trong những chiến lược Marketing quan trọng khác của Apple. Apple đã liên tục đầu tư vào việc thiết kế lại các sản phẩm của mình theo các tính năng lấy khách hàng làm trung tâm.

Apple đã tạo ra một trải nghiệm khách hàng hấp dẫn bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng hàng đầu và tạo ra sự hài lòng không thể cưỡng lại cho khách hàng. Công ty thành công vì đã mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất thông qua phần mềm, phần cứng sáng tạo và lên kế hoạch cho những sản phẩm tuyệt vời theo định kỳ hàng năm.

Apple cũng đã thực hiện việc lên kế hoạch cho những chương trình trải nghiệm sản phẩm của Apple miễn phí để thu thập phản hồi, đánh giá từ khách hàng.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Apple Store – nơi khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm mới
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 7 Cách tiếp cận khách hàng online đơn giản trong thời đại 4.0

3.3 Xây dựng hệ sinh thái dành cho người dùng Apple

Apple xây dựng một hệ sinh thái liền mạch mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể sao chép được. Các sản phẩm như iPhone, iPad, MacBook, Apple Watch cùng với các dịch vụ như iCloud đều có thể kết nối và hoạt động cùng nhau. Điều này tăng sự trung thành của người dùng với thương hiệu và khuyến khích cross-selling (khách hàng sở hữu nhiều sản phẩm của Apple, từ điện thoại, máy tính, tai nghe, cho đến dịch vụ lưu trữ dữ liệu và giải trí trực tuyến).

Nếu khách hàng của Apple được hỏi vì sao họ lại chọn mua sản phẩm đến từ Apple, phần lớn khách hàng của Apple sẽ trả lời đó là tính kết nối với mọi người xung quanh. Đây cũng là một thành công khác trong chiến lược Marketing của Apple. Với người dùng, việc sở hữu và sử dụng thiết bị của Apple và hệ điều hành MacOS hay iOS giúp họ có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, hình ảnh hoặc video đến người khác rất dễ dàng. Nhờ đó, họ chọn thương hiệu với mong muốn kết nối bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay thậm chí chỉ là những người hoàn toàn xa lạ với nhau.

hệ sinh thái của Apple
Apple thành công nhờ xây dựng lòng tin với khách hàng.
>>> XEM THÊM: Up Selling và Cross Selling: Sự khác nhau và bí quyết áp dụng

Nếu thành công trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple có thể được lý giải bởi hệ sinh thái liền mạch, thì Fastdo Work cũng mang đến một giải pháp hợp nhất tương tự. Giống như Apple tích hợp phần cứng, phần mềm và dịch vụ để tạo ra trải nghiệm người dùng hoàn hảo, Fastdo Work hợp nhất các nền tảng trao đổi công việc rời rạc như Zalo, Viber, Telegram, Skype và Messenger vào một nền tảng duy nhất.

Tính năng nổi bật của bộ phần mềm quản lý công việc dành cho SMEs Fastdo Work
Tính năng nổi bật của bộ phần mềm quản lý công việc dành cho SMEs Fastdo Work

Điều này đơn giản hóa việc giao tiếp và cộng tác, giúp các SMEs giảm thiểu lãng phí như thất thoát dữ liệu khi nhân viên nghỉ việc hoặc không bàn giao đầy đủ. Nhờ vậy, Fastdo Work đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ lập kế hoạch, quản lý quy trình cho đến các công việc hàng ngày, đều được quản lý trơn tru.

Với mục tiêu giảm thiểu tối đa lãng phí về thời gian và công sức, Fastdo Work là giải pháp tiết kiệm chi phí. Phần mềm quản lý công việc này có mức giá vô cùng phải chăng nhờ chương trình ưu đãi lên đến 60% xuống còn 30.000 VND/người dùng/tháng khi đăng ký tối thiểu 200 người dùng. Liên hệ ngay để trải nghiệm 7 ngày dùng thử miễn phí và nâng cấp doanh nghiệp của bạn.

LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY

Bảng giá Bộ phần mềm quản lý dự án FastdoWork (Updated)
Bảng giá Bộ phần mềm quản lý dự án FastdoWork (Updated)

3.4 Xây dựng nội dung quảng cáo tập trung lợi ích của người sử dụng

Quảng cáo tiếp thị siêu thuyết phục giúp Apple xây dựng sự tương tác mạnh mẽ của khách hàng. Đội ngũ tiếp thị của thương hiệu tạo ra những câu chuyện truyền thông rằng khách hàng rất xứng đáng sở hữu một sản phẩm của Apple để trở thành một người tốt hơn nhờ nhiều tính năng có giá trị và giúp ích cho họ rất nhiều trong đời sống hàng ngày.

Chiến lược quảng cáo của Apple cũng thể hiện kim chỉ nam đặt người dùng vào trung tâm của mọi quyết định khi phát triển sản phẩm. Nội dung quảng cáo tập trung vào việc giải quyết nhu cầu và mang lại trải nghiệm tốt nhất, gồm các yếu tố chính sau:

  1. Tối ưu trải nghiệm người dùng với sản phẩm dễ sử dụng, thiết kế tinh tế. Ví dụ, khi quảng bá iPhone, Apple tập trung vào tính năng camera dễ dùng, giúp người dùng chụp ảnh chuyên nghiệp mà không cần thiết bị phức tạp.
  2. Apple rất thành công trong việc tạo ra các quảng cáo đánh vào cảm xúc bằng cách nhấn mạnh cảm giác mà sản phẩm mang lại. Họ thường sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ đơn giản, trực quan để kể những câu chuyện về cách sản phẩm của họ cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dùng.
  3. Các thông điệp quảng cáo của Apple luôn được truyền tải một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Thay vì liệt kê quá nhiều chi tiết kỹ thuật, họ tập trung vào cách mà sản phẩm có thể giúp người dùng dễ dàng giải quyết vấn đề hoặc nâng cao trải nghiệm hàng ngày. Ví dụ, họ nhấn mạnh việc Apple Watch giúp người dùng theo dõi sức khỏe và cải thiện chất lượng sống.
  4. Apple thường làm nổi bật những tính năng đặc biệt mà sản phẩm của họ mang lại so với đối thủ cạnh tranh, nhưng không phải dưới góc độ so sánh trực tiếp. Họ cho người dùng thấy sự khác biệt thông qua trải nghiệm thực tế, như sự an toàn về quyền riêng tư trong hệ sinh thái Apple.
chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Trải nghiệm người dùng sản phẩm của Apple
>>> TÌM HIỂU NGAY: Các chỉ số tài chính quan trọng – 6 nhóm chỉ số cần nắm vững

3.5 Tập trung vào việc tuyên bố giá trị

Apple tạo ra một giá trị đáng kinh ngạc đó là khách hàng là người luôn mong muốn trở thành người sở hữu sản phẩm. Sản phẩm của Apple không chỉ xuất sắc về phần thiết kế tuyệt đẹp mà chất lượng sản phẩm cũng ít sản phẩm sánh kịp.

Sau khi thực hiện thành công 2 bước thiết kế sản phẩm đẹp và sản xuất sản phẩm chất lượng, Apple rất dễ dàng bán sản phẩm của mình trên thị trường. Và do đó, mọi người cuối cùng đều khao khát được sở hữu các sản phẩm của Apple với mức giá mà hãng đưa ra, dù có cao hơn các hãng khác.

Trong chiến lược marketing của Apple, họ tập trung vào đề xuất giá trị thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm thay vì quan tâm đến việc cạnh tranh về giá cả.

>>> XEM NGAY: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công

3.6 Đơn giản hóa

Apple luôn thực hiện việc đơn giản hóa các sản phẩm nhưng vẫn đầy đủ các chức năng để cho người dùng không phải bối rối khi sử dụng. Nghiên cứu điển hình của Apple là sử dụng ý tưởng “làm cho công nghệ trở nên đơn giản đến mức mọi người đều có thể là một phần của tương lai.”

Steve Jobs khẳng định họ lấy tâm lý người tiêu dùng đặt lên trên hết khi họ chuyển đổi những tiến bộ công nghệ hàng đầu thành công nghệ “người tiêu dùng dễ tiếp cận”.

Apple đã làm rất tốt khi lấy ý tưởng thương hiệu đơn giản đó và trải dài nó trong câu chuyện thương hiệu của họ thông qua quảng cáo. Họ không sử dụng thuật ngữ công nghệ hay chuyên ngành mà dùng những từ ngữ đơn giản, trực tiếp để đáp ứng lợi ích mà khách hàng cần.

Cách phối màu sản phẩm cũng rất đơn giản, tên sản phẩm dễ nhớ vv… đã tạo nên sức hút lớn trên thị trường. Đơn giản nhưng rất sang trọng. Đơn giản nhưng rất hữu dụng cho người dùng. Đó là lý do vì sao nhiều người chọn sản phẩm của Apple.

chien-luoc-phat-trien-san-pham-cua-Apple
Sản phẩm của Apple – Thiết kế đơn giản mà sang trọng
>>> XEM NGAY: Hướng dẫn sử dụng luật hấp dẫn thu hút khách hàng chi tiết

3.7 Product Placement

Một sản phẩm sẽ được đánh giá cao trong mắt người dùng khi họ nghe ý kiến nhận xét tốt từ người đã sử dụng sản phẩm. Điều đó hiệu quả hơn mọi lời quảng cáo từ chính nhà sản xuất. Vì vậy có nhiều người muốn mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ thường nghe theo nhận định của người thân, bạn bè, người quen, người có uy tín đã sử dụng qua sản phẩm, dịch vụ.

Trong những thập kỷ qua, Apple đã làm tốt việc là để cho khách hàng tự nói về sản phẩm của Apple cho khách hàng mới sau khi họ dùng sản phẩm của Apple. Đó là nghệ thuật Product Placement trong chiến lược marketing sản phẩm. Apple đã xây dựng một cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói Apple là công ty đầu tiên trong lịch sử thương mại thế giới đã làm cho sản phẩm của mình có hàng triệu tín đồ mong muốn được sở hữu.

Không dễ gì tìm thấy một công ty mà khi sản phẩm mới của họ tung ra thị trường, nhiều người xếp hàng trước cửa hàng của họ chờ mua như ở cửa hàng của Apple. Một cộng đồng người tiêu dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ đón nhận sản phẩm của Apple là nhờ vào chiến lược Marketing đỉnh cao của Apple đã khiến cho mọi khách hàng đều mong muốn gắn bó với cộng đồng đó.

Từ rất lâu, Apple đã biết cách tận dụng những phản hồi, đánh giá chất lượng sản phẩm từ khách hàng của họ. Họ xem đây như là những lời quảng cáo đáng tin cậy và có giá trị đối với người dùng, điều mà thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng.

Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple: Product Placement
Product Placement

3.8 “Ngôn ngữ” riêng để trò chuyện với khách hàng

Luôn thấu hiểu khách hàng là yếu tố quan trọng trong Marketing. Nếu truy cập vào trang web của Apple, bạn sẽ thấy Apple cố ý để giảm bớt sự nhầm lẫn của người dùng bằng cách đơn giản hóa từ ngữ. Họ tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành mà sử dụng những từ đơn giản, trực tiếp để nhấn mạnh những lợi ích mà người tiêu dùng thực sự thấy cần thiết.

Đây là một điểm mạnh của họ trong việc tiếp thị nội dung: Sản phẩm công nghệ cao mà không có thuật ngữ công nghệ cao. Cách tiếp cận này không gây nhầm lẫn cho khách hàng của họ khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin. Đây là một trong những điểm sáng trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple.

Apple tập trung truyền tải những khía cạnh mà khách hàng quan tâm nhiều nhất về sản phẩm và dịch vụ thay vì liên tục trình bày về những giá trị kỹ thuật của sản phẩm nhưng gây tối nghĩa cho người dùng. Đây là cách tiếp cận thân thiện hữu ích mà các đối thủ cạnh tranh với Apple vẫn chưa làm được. Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm sẽ giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc xác định được hướng nỗ lực để phát triển sản phẩm của mình, từ đó lập ra các kế hoạch kinh doanh và triển khai cụ thể để từng bước phát triển doanh nghiệp.

Dùng thuật ngữ đơn giản là chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
“Ngôn ngữ” riêng để trò chuyện với khách hàng

Sự kiện ra mắt iPhone 16 vừa qua một lần nữa thể hiện rõ nét chiến lược phát triển sản phẩm của Apple. Sự kiện này tiếp tục minh chứng cho tầm nhìn lâu dài của Apple trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời khẳng định rằng họ luôn đặt người dùng vào trung tâm của mọi quyết định phát triển sản phẩm. Đây là một bước tiến mới trong chuỗi thành công liên tục, giúp Apple giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ toàn cầu. Hy vọng bạn đã thu thập được nhiều thông tin thú vị từ bài viết của Fastdo. Theo dõi để đọc thêm nhé!

>>>> ĐỌC NGAY KIẾN THỨC VỀ DOANH NGHIỆP:

  • Cách thuyết phục khách hàng theo từng nhóm đối tượng cho dân sale
  • Todolist là gì? Cách sử dụng Todolist 15 phút mỗi ngày hiệu quả 
  • 5 nguyên tắc cần lưu ý khi lên ý tưởng tổ chức Year End Party
  • 4 gợi ý lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhỏ

Điều gì tạo nên sự thành công vượt bậc trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple?

Sự thành công của Apple được xây dựng dựa trên những yếu tố như thiết kế sản phẩm tinh tế, tính năng vượt trội, quy trình sản xuất độc đáo, và khả năng cải tiến liên tục. Họ tạo ra các sản phẩm không chỉ đơn giản mà còn thân thiện với người dùng, đồng thời duy trì tính đột phá thông qua chiến lược khác biệt hóa và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Những sản phẩm nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của Apple?

Các sản phẩm mang tính cách mạng của Apple bao gồm Apple II, iMac, iPod, iPhone và Apple Watch. Những sản phẩm này không chỉ mở ra xu hướng công nghệ mới mà còn định hình lại các ngành công nghiệp như điện tử tiêu dùng và truyền thông.

Apple thực hiện quy trình phát triển sản phẩm của mình như thế nào?

Quy trình phát triển sản phẩm của Apple bao gồm việc cô lập nhóm thiết kế, trao quyền cho bộ phận thiết kế sáng tạo, và liên tục đánh giá các sản phẩm hàng tuần. Apple cũng chú trọng vào việc lặp lại các phiên bản sản phẩm trong suốt quá trình phát triển nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu trước khi tung ra thị trường.

Fastdo Work giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa quy trình làm việc như thế nào?

Fastdo Work là phần mềm quản lý công việc giúp tích hợp các nền tảng giao tiếp khác nhau vào một hệ thống duy nhất, giúp giảm thiểu các rủi ro từ quy trình không đồng bộ. Với các tính năng như fWorkflow và fTodolist, Fastdo Work giúp tự động hóa quy trình, theo dõi tiến độ dự án và cải thiện năng suất cho doanh nghiệp.

Sự kiện ra mắt iPhone 16 đóng vai trò gì trong chiến lược phát triển sản phẩm của Apple?

Sự kiện ra mắt iPhone 16 tiếp tục thể hiện tầm nhìn dài hạn của Apple, với việc nâng cao trải nghiệm người dùng và khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ toàn cầu. Đây là minh chứng cho khả năng của Apple trong việc không ngừng cải tiến và đẩy xa giới hạn của công nghệ.

5/5 - (19 bình chọn)

Từ khóa » Chiến Lược Của Apple