Phân Tích Những điểm độc đáo Trong Chiến Lược Marketing Của Apple

4.5/5 - (1 vote)

Apple là thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới, mọi sản phẩm công nghệ được hãng cho ra mắt đều đón nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng, người dùng. Một trong những yếu tố mang đến thành công đó phải nói về chiến lược Marketing của Apple.

JobsGO Banner
chiến lược marketing của apple
Chiến lược Marketing là một trong những yếu tố giúp Apple đạt được thành công lớn như hiện nay.

Mục lục

  • 1. Tổng quan về công ty Apple
  • 2. Đối tượng mục tiêu của Apple
  • 3. Mục tiêu chiến lược Marketing của Apple
  • 4. Phân tích chiến lược Marketing của Apple
    • 4.1. Nhất quán với giá trị thương hiệu
    • 4.2. Bán cảm xúc, không bán sản phẩm
    • 4.3. Đơn giản là trên hết
    • 4.4. Chiến lược khác biệt hoá cho sản phẩm chất lượng
    • 4.5. Chiến lược Marketing luôn chú trọng đến trải nghiệm người dùng
    • 4.6. Mục tiêu chiến lược của Apple kết nối cộng đồng
    • 4.7. Chiến dịch quảng cáo của Apple tập trung vào lợi ích khách hàng
  • 5. Chiến lược Marketing Mix của Apple theo mô hình 4P
    • 5.1. Product – Sản phẩm của Apple (Kết hợp sản phẩm)
    • 5.2. Place – Địa điểm
    • 5.3. Promotion – Khuyến mãi
    • 5.4. Price – Giá và chiến lược giá của Apple

1. Tổng quan về công ty Apple

Apple Inc. là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ. Apple được thành lập với tên gọi Apple Computer Company vào ngày 1 tháng 4 năm 1976, bởi Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne.

Từ một công ty không mấy tên tuổi; với sản phẩm chất lượng cao, chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing hiệu quả, Apple đã trở thành công ty công nghệ lớn nhất tính theo doanh thu (với tổng trị giá 365,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021). Tính đến tháng 6 năm 2022, Apple là công ty lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn thứ 4 tính theo đơn vị bán hàng và nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 2. Đây là 1 trong 5 công ty công nghệ thông tin lớn của Mỹ, bên cạnh Alphabet, Amazon, Meta và Microsoft.

Apple đã nhận rất nhiều lời chỉ trích liên quan đến các hoạt động lao động của nhà thầu, vấn đề bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh liên quan đến hành vi chống cạnh tranh và tìm nguồn cung ứng. Dẫu vậy, Apple vẫn sở hữu một lượng lớn người quan tâm và khách hàng có mức độ trung thành với thương hiệu cao. Apple được xếp hạng là một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới.

2. Đối tượng mục tiêu của Apple

Để hiểu các chiến lược Marketing của Apple, trước tiên chúng ta cần biết đối tượng mục tiêu của Apple là ai. Đối tượng mục tiêu chính của Apple bao gồm người dùng trung lưu và thượng lưu. Đây là những người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua các sản phẩm chất lượng cao và mang lại cho họ trải nghiệm tốt nhất.

Ngoài ra, Apple cũng nhắm mục tiêu đến các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực phần mềm chuyên dụng như âm nhạc, video, nhiếp ảnh và tất cả các loại nghề nghiệp thiết kế. Những chuyên gia này thường làm việc với Final Cut, Photoshop và phần mềm chỉnh sửa của Adobe – những phần mềm này hoạt động tốt với Macbook và IPad hơn các hệ điều hành khác.

3. Mục tiêu chiến lược Marketing của Apple

Các chiến lược Marketing của Apple không chỉ nhắm đến mục tiêu bán được nhiều sản phẩm hơn. Mà hơn hết, nó hướng đến việc giữ chân khách hàng trung thành đồng thời xây dựng mối quan hệ mới với khách hàng trong tương lai.

marketing apple
Mục tiêu chiến lược Marketing của Apple là giữ chân khách hàng cũ, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mới.

4. Phân tích chiến lược Marketing của Apple

Chiến lược Marketing của Apple Watch, Iphone, iPad,… tất cả các dòng sản phẩm đều triển khai chiến dịch quảng cáo theo những yếu tố sau:

4.1. Nhất quán với giá trị thương hiệu

Thông điệp của Apple luôn nhất quán trong mọi ấn phẩm quảng cáo, dịch vụ khách hàng, sản phẩm, thẩm mỹ,… Tính cách thương hiệu của Apple là về sự giải phóng; đam mê; những hi vọng và ước mơ; đổi mới và trí tưởng tượng; đó là trao quyền cho con người thông qua công nghệ. Đó cũng là về sự đơn giản và giải mã cuộc sống của mọi người. Thông qua tất cả những phẩm chất này, Apple được định vị là một công ty cực kỳ nhân văn với sự kết nối chân thành với người tiêu dùng.

4.2. Bán cảm xúc, không bán sản phẩm

Chiến lược xây dựng thương hiệu giàu cảm xúc của Apple là nền tảng cho sự thành công không ngừng của hãng. Kể từ khi thành lập vào năm 1976, công ty đã ưu tiên phát triển cộng đồng khách hàng trung thành.

Mỗi lần sản phẩm mới của Apple được ra mắt đều tạo ra các cuộc bàn luận trên toàn thế giới. Mặc dù các phiên bản sau không khác quá nhiều so với các phiên bản trước đó, thế nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng bỏ tiền và xếp hàng để trở thành người đầu tiên sở hữu sản phẩm mới. Người tiêu dùng mua sản phẩm của Apple thường dựa trên cảm xúc hơn là sự cần thiết.

4.3. Đơn giản là trên hết

Apple luôn hướng tới những gì đơn giản nhất. Hãng thường sử dụng content có từ ngữ gần gũi với khách hàng, hạn chế tối đa từ ngữ mang tính chuyên ngành. Khi ra mắt các sản phẩm mới, Apple thường cho khách hàng thấy hình ảnh sản phẩm với thiết kế đỉnh cao thay vì hàng loạt thông số rối rắm.

chiến lược marketing apple
Với Apple, đơn giản là trên hết.

4.4. Chiến lược khác biệt hoá cho sản phẩm chất lượng

Cái hay đầu tiên trong chiến dịch Marketing của Apple đó chính là tạo nên sự khác biệt hoá với sản phẩm chất lượng. Họ tạo nên dòng sản phẩm độc đáo hơn đối thủ cạnh tranh trên thị trường thông qua cảm nhận người dùng tốt và tạo ra lợi ích thực sự cho họ.

Sự khác biệt của sản phẩm của Marketing được thể hiện từ thiết kế, đặc tính sản phẩm, sử dụng hệ điều hành iOS riêng cho đến các chính sách hỗ trợ sản phẩm, chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple. Thông qua đó họ muốn nhắn nhủ đến người tiêu dùng rằng: “Hàng” của họ luôn vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

>>>Xem thêm: Tips viết bài Marketing cho khách sạn

4.5. Chiến lược Marketing luôn chú trọng đến trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm của khách hàng rất quan trọng, đây là điểm được Apple rất chú ý khi phát triển sản phẩm. Chính vì vậy, họ luôn tổ chức những chương trình trải nghiệm miễn phí cho khách hàng để thu hồi những đánh giá và phản hồi trực tiếp từ họ. Những ý kiến này chính là nguồn tư liệu quan trọng giúp “ông lớn” Apple có thêm những định hướng nhằm phát triển sản phẩm tốt hơn.

Chẳng hạn như: Chiến lược Marketing của iPhone 13, công ty đã tận dụng sự tối giản tạo nên điều tinh tế nhằm tập trung hướng đến trải nghiệm khách hàng với sản phẩm được hoàn hảo nhất. Họ hướng đến triển khai chiến dịch Marketing dựa trên những mong muốn và nhu cầu thực sự của khách hàng.

Để hiểu rõ hơn về cách tính cách của bạn có thể ảnh hưởng đến chiến lược Marketing và sự phù hợp với các chiến dịch, bạn có thể thử làm một bài kiểm tra MBTI free.

4.6. Mục tiêu chiến lược của Apple kết nối cộng đồng

Cái hay cần học hỏi trong chiến dịch Marketing của “ông lớn” Apple đó chính là phát triển đi liền với kết nối cộng đồng người dùng. Họ xây dựng một cộng động cực lớn gồm những “tín đồ” trung thành với thương hiệu của họ.

Từ cộng đồng đó, họ sẽ lan toả đi “niềm yêu thích” với hãng và các sản phẩm đến từ Apple. Vô hình chung lượng khách hàng, người tiêu dùng cũng vì thế mà tăng lên. Hiểu một cách đơn giản, khi bạn bè của bạn dùng Iphone, chắc chắn bạn cũng muốn sở hữu những chiếc điện thoại thông minh của hãng này.

Để làm được điều này, Apple xây dựng một hệ sinh thái rộng lớn, nơi những người dùng Mac, iOS của hãng dễ dàng chia sẻ những hình ảnh, video, thông tin trên mạng riêng một cách dễ dàng.

chiến lược marketing của apple 2
Chiến lược Marketing của Apple hướng tới việc kết nối cộng đồng.

4.7. Chiến dịch quảng cáo của Apple tập trung vào lợi ích khách hàng

Quảng cáo của Apple không chỉ là sự sáng tạo thu hút được quan tâm của khách hàng mà còn chú trọng và tập trong vào lợi ích cho họ. Trong nội dung quảng cáo không chứa các thuật ngữ khó hiểu hay phức tạp, thay vào đó là những từ ngữ đơn giản và trực tiếp nhấn mạnh về những tính năng, sự cần thiết của sản phẩm với khách hàng.

Quảng cáo đơn giản nhưng tạo ra những trải nghiệm thực sự tốt cho cảm nhận khác biệt với các thương hiệu công nghệ khác trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó, chiến dịch Marketing của Apple cũng sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm và giá bán để khách hàng hiểu rõ và dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn.

5. Chiến lược Marketing Mix của Apple theo mô hình 4P

Chiến lược Marketing Mix của Apple Inc. là kết quả của sự liên kết giữa các chiến lược tiếp thị của công ty và điều kiện của thị trường toàn cầu. Trọng tâm của chiến lược là mô hình 4P, cụ thể là product (sản phẩm), place (địa điểm), promotion (khuyến mãi) và price (giá cả).

Trong chiến lược Marketing Mix, cách tiếp cận của Apple tập trung vào xây dựng thương hiệu cao cấp và đảm bảo rằng tất cả các yếu tố 4P đều hỗ trợ duy trì hình ảnh thương hiệu.

5.1. Product – Sản phẩm của Apple (Kết hợp sản phẩm)

Yếu tố này của chiến lược xác định đầu ra của kinh doanh công nghệ và dịch vụ trực tuyến. Danh mục sản phẩm của Apple bao gồm hàng hóa và dịch vụ liên quan. Các dòng sản phẩm chính của Apple Inc bao gồm:

  • iPhone
  • Mac
  • iPad
  • Thiết bị đeo, HomeKit và Phụ kiện
  • Dịch vụ quảng cáo
  • AppleCare
  • Dịch vụ điện toán đám mây
  • Nội dung kỹ thuật số
  • Dịch vụ thanh toán
  • Dịch vụ chăm sóc và bảo hành Apple Care

Apple vẫn thường xuyên cho ra mắt các sản phẩm mới, đồng thời liên tục nâng cấp các sản phẩm đang có để nâng cao trải nghiệm người dùng. Các sản phẩm của hãng có thể đồng bộ hóa dữ liệu, giúp quản lý thông tin giữa các thiết bị trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

>>>Xem thêm: Chuyên viên PR là gì?

5.2. Place – Địa điểm

Yếu tố 4P Place trong chiến lược Marketing của Apple liên quan đến việc lựa chọn địa điểm thích hợp để phân phối sản phẩm. Những địa điểm sau đây được đưa vào chiến lược phân phối trong hỗn hợp tiếp thị của Apple:

  • Cửa hàng Apple (Apple Store)
  • Trang web thuộc sở hữu của công ty và trang web bán hàng của các nhà bán lẻ điện tử khác
  • Đại lý công ty
  • Nhà phân phối. Tại Việt Nam có 2 nhà phân phối độc quyền là nhà mạng Viettel và nhà mạng Vinaphone.
  • Nhà bán lẻ địa phương. Chẳng hạn như: Thế giới di động, FPT, Nguyễn Kim,…

Apple sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp thế giới, giúp khách hàng dễ dàng mua sản phẩm của hãng.

chiến lược marketing của apple 3
Apple sở hữu mạng lưới phân phối trên toàn thế giới.

5.3. Promotion – Khuyến mãi

Yếu tố này xác định các chiến thuật truyền thông mà công ty sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Các sản phẩm của Apple được quảng bá thông qua các kênh và bên truyền thông khác nhau. Để giải quyết yếu tố 4P này, công ty nhấn mạnh hình ảnh thương hiệu và chất lượng cao cấp của thiết bị điện tử tiêu dùng và các sản phẩm liên quan. Các chiến thuật truyền thông nằm trong chiến lược Marketing Mix của Apple gồm:

  • Quảng cáo
  • Bán hàng cá nhân
  • Khuyến mại
  • Quan hệ công chúng

Mặc dù khuyến mại được đề cập đến như một phần của chiến lược truyền thông nhà Apple, tuy nhiên, trên thực tế, hãng rất khi đưa ra các chính sách ưu đãi về giá.

5.4. Price – Giá và chiến lược giá của Apple

Yếu tố này liên quan đến giá và các chiến lược về giá của thiết bị điện tử tiêu dùng, dịch vụ trực tuyến và các sản phẩm liên quan của công ty. Apple thường áp dụng 3 chiến lược định giá:

  • Chiến lược định giá Premium: chiến lược định giá sản phẩm cao cấp. Đây là chiến lược giá thường thấy ở các sản phẩm của Apple khi giá của chúng luôn ở mức rất cao.
  • Chiến lược định giá sản phẩm theo giá trị: với chiến lược này, các sản phẩm được bán với mức giá mà khách hàng tin rằng giá bán đó phù hợp với giá trị sản phẩm đem đến.
  • Chiến lược định giá theo tâm lý khách hàng: chiến lược này nhắm vào tâm lý con người, qua đó thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: 11 công cụ digital marketing đang được sử dụng phổ biến 

Apple là một trong những thương hiệu có chiến lược Marketing hiệu quả nhất trên thế giới. JobsGO tin rằng, bằng cách nghiên cứu về chiến lược Marketing của Apple, bạn có thể học được một vài kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, để áp dụng cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp mình, từ đó đạt được thành công mà bạn đang mong đợi.

Xem thêm: Tìm việc làm Marketing

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

  • Facebook
  • X (Twitter)
  • LinkedIn

Bài viết liên quan:

  • 7P trong Marketing Là Gì? Các Thương Hiệu Áp Dụng Mô Hình 7P Marketing Hiệu Quả
    7P trong Marketing Là Gì? Các Thương Hiệu Áp Dụng Mô…
  • Cách Viết Blog Kiếm Tiền Như Thế Nào? Hướng Dẫn Chi Tiết {YEAR}
    Cách Viết Blog Kiếm Tiền Như Thế Nào? Hướng Dẫn Chi…
  • Remarketing Là Gì? 4 Bí Quyết Thực Hiện Chiến Dịch Marketing Thành Công
    Remarketing Là Gì? 4 Bí Quyết Thực Hiện Chiến Dịch…
  • CMO Là Gì? 5 Tố Chất Cần Có Của Một CMO
    CMO Là Gì? 5 Tố Chất Cần Có Của Một CMO
  • Kỹ Năng Cần Có Khi Làm Marketing Online: 12 Kỹ Năng Thiết Yếu Nhất
    Kỹ Năng Cần Có Khi Làm Marketing Online: 12 Kỹ Năng…
  • Mục Tiêu SMART Là Gì? 5 Tiêu Chí Cốt Lõi Trong SMART
    Mục Tiêu SMART Là Gì? 5 Tiêu Chí Cốt Lõi Trong SMART

Từ khóa » Chiến Lược Của Apple