Điện áp Là Gì, Dòng điện Là Gì? - VITENDA

Điện áp là gì, Dòng điện là gì? Có hai khái niệm định lượng cơ bản của một mạch điện. Chúng cho phép xác định trạng thái về điện ở những điểm, những bộ phận khác nhau vào những thời điểm khác nhau của mạch điện.

Có rất nhiều người thường hiểu lầm khái niệm của điện áp và dòng điện với nhau. Thực chất, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau nhưng nó có mối quan hệ rất chặt chẽ. Hãy cùng Tiêu Chuẩn Việt đi tìm hiểu xem Điện áp là gì, Dòng điện là gì? nhé.

Điện áp là gì, Dòng điện là gì?

Khái niệm điện áp (hiệu điện thế):

  • Điện áp hay hiệu điện thế là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và điện thế thấp.
  • Ví dụ ở bảng điện nhà bạn có điện thế là 220v và dưới đất có điện thế là 0v, thì chúng ta sẽ đo từ bảng điện xuống đất sẽ được 220v. Hay ở bảng điện A có điện thế là 220v, ở bảng điện B có điện thế là 180v, thì ta đo từ bảng A xuống bảng B sẽ được điện áp là 40v .
  • Hay nói một cách tổng quát hơn là: điện áp giữa hai điểm A và B của mạch (ký hiệu là UAB) xác định bởi công thức:

UAB = VA – VB = -UBA

  • Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc (điểm nối đất hay còn gọi là nối mát).

Ví dụ: Hình dưới là cách đo điện áp dùng đồng hồ vạn năng tại 2 điểm A và B của một nguồn DC được nối ngắn mạch qua một điện trở. Đặt thang ở Vdc, 2 que đo song song với 2 diểm cần đo; que đo màu đỏ (VΩ) đặt tại vị trí A (dương nguồn), que đo màu đen (COM) tại vị trí B (âm nguồn) ta sẽ đo được điện áp đặt trên 2 đầu điện trở 6V, nếu đảo ngược que đo kết quả bị đổi dấu -6V hoặc kim đồng hồ quay ngược.

Điện áp là gì, Dòng điện là gì

>>> Quý khách đã biết nơi nào bán bộ đổi nguồn chất lượng không?

Khái niệm về dòng điện:

– Dòng điện hay cường độ dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động có hướng của các hạt mang điện tích. Dòng điện chỉ sinh ra khi và chỉ khi có đủ 3 yếu tố:

+ Nguồn điện (Hiệu điện thế)

+ Dây dẫn

+ Phụ tải (Vật tiêu thụ điện)

Dòng điện ta đo được bằng ampe kế có đơn vị là A trong mạch điện là dòng điện sinh ra do phụ tải, và dòng điện max của phụ tải không được phép vượt quá dòng điện của nguồn điện. Chính vì vậy khi ta mắc Vôn kế và ampe kế luôn có sự khác biệt:

+ Ampe kế mắc nối tiếp với phụ tải.

+ Vôn kế mắc song song với nguồn điện.

* Nếu trong mạch điện chỉ có 2 yếu tố là dây dẫn và nguồn điện mà ta vẫn mắc thêm ampe kế vào thành 1 mạch kín thì chỉ trong vài giây các thiết bị của bạn sẽ bị hỏng.

Ta có một số nhận xét dưới đây:

  • Điện áp luôn được đo giữa hai điểm khác nhau của mạch trong khi dòng điện được xác định chỉ tại một điểm của mạch.
  • Để bảo toàn điện tích, tổng các giá trị các dòng điện đi vào một điểm của mạch luôn bằng tổng các giá trị dòng điện đi ra khỏi điểm đó nên trên một đoạn mạch chỉ gồm các phần tử nối tiếp nhau thì dòng điện tại mọi điểm là như nhau.
  • Điện áp giữa hai điểm A và B khác nhau của mạch nếu đo theo mọi nhánh bất kỳ có điện trở khác không, nối giữa A và B là giống nhau và bằng UAB. Nghĩa là điện áp giữa 2 đầu của nhiều phần tử hay nhiều nhánh nối song song với nhau luôn bằng nhau.

Trên đây là bài viết: Điện áp là gì, Dòng điện là gì? của chúng tôi. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho quý khách hàng hiểu rõ dòng điện và điện áp.

Nếu quý khách cần tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TIÊU CHUẨN VIỆT

Địa chỉ: Cụm 4 – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội.

Điện thoại cố định: 024.8585.5878

Điện thoại di động: 096.888.7641 / 0982.591.046.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lưu ý khi mua ổn áp Standa chất lượng khách hàng cần biết

Từ khóa » Dòng điện Ntn