Đoạn Mạch Song Song Là Gì? Cách Tính Cường độ Dòng điện, Hiệu ...
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Giáo dục
- Kiến thức cơ bản
14/06/20223 phút đọc
Mục lục bài viết
Trong chương trình Vật lý, các em đã được tìm hiểu rất nhiều về điện và mạch điện. Tuy nhiên, khi nói về cấu tạo cũng như phân loại mạch điện thì không phải ai trong chúng ta cũng có thể hiểu rõ. Hôm nay, Monkey sẽ chia sẻ cho các em về đoạn mạch song song là gì? Cách tính các chỉ số cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở trong đoạn mạch này như thế nào? Hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết này nhé!
Đoạn mạch song song là gì?
Định nghĩa: Một mạch được gọi là mạch song song khi có các thành phần điện được kết nối theo cấu hình song song, hay đầu của chúng được kết nối với một điểm chung. Nó tạo thành nhiều vòng hoặc đường dẫn cho dòng điện chảy.
Quan sát hình dưới đây:
Trong đó:
- R1, R2,...,Rn là các điện trở
- U(AB) là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
- I1, I2,...,In là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
- I(AB) là cường độ dòng điện qua mạch chính
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song
Các em đã từng được tìm hiểu về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong một mạch điện, đối với mạch mắc song song, hai chỉ số này sẽ có một số đặc điểm khác biệt.
Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song
Dòng điện trong một mạch song song sẽ phân chia qua các nhánh. Trong đoạn mạch này, cường độ dòng điện đi qua mạch chính sẽ bằng tổng cường độ dòng điện đi qua các phần tử điện riêng lẻ. Hiểu một cách đơn giản, cường độ dòng điện của đoạn mạch song song bằng tổng các cường độ dòng điện đang có trong mạch điện.
Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song:
I = I1 + I2 + I3 +...+ In |
Hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song
Hiệu điện thế trong đoạn mạch song song vẫn giữ nguyên trên mỗi đường dẫn hay thành phần vì mỗi thành phần được kết nối với nguồn tại cùng một điểm. Hay nói cách đơn giản khác, hiệu điện thế qua mạch mắc song song sẽ bằng nhau ở mọi điểm.
Công thức tính hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song:
U = U1 = U2 = U3 =...= Un |
Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song
Nhắc lại kiến thức:
Trong chương trình vật lý 7, các em đã được tìm hiểu về đoạn mạch có hai bóng đèn mắc song song, ta có:
Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:
-
I = I1 + I2
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi mạch rẽ:
-
U = U1 = U2
Phân tích đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song:
Hai hệ thức trên vẫn đúng với đoạn mạch gồm có hai điện trở mắc song song.
Đối với mạch điện có hai điện trở gồm R1, R2 mắc song song với nhau, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở sẽ tỉ lệ nghịch với điện trở đó.
I1/I2 = R2/R1 |
Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Điện trở tương đương của đoạn mạch song song có công thức tính là:
Suy ra:
Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau thì nghịch đảo của điện trở tương đương sẽ bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở từng thành phần.
Mở rộng với đoạn mạch gồm nhiều điện trở R1, R2, R3,...Rn mắc song song, ta có:
I = I1 + I2 + I3 +...+ In
U = U1 = U2 = U3 =...= Un
Xem thêm: Toàn bộ lý thuyết định luật ôm (ohm) và bài tập thực hành
Một số bài tập vật lý 9 đoạn mạch song song
Bài 1: Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là:
Hướng dẫn giải:
Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 => Chọn câu B
Bài 2: Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song?
Hướng dẫn giải:
Đáp án D là công thức không phù hợp với đoạn mạch mắc song song
Bài 3: Trong một mạch gồm hai điện trở mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này thay đổi như thế nào nếu tăng giá trị của một điện trở?
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Giữ nguyên
D. Đáp án khác
Hướng dẫn giải:
Điện trở tương đương của đoạn mạch này sẽ tăng lên nếu tăng giá trị của một điện trở
=> Chọn đáp án A
Bài 4: Tính điện trở tương đương trong mỗi trường hợp sau, biết mỗi điện trở thành phần có độ lớn 10 Ω.
A. 5 Ω
B. 10 Ω
C. 15 Ω
D. 20 Ω
Hướng dẫn giải:
Đây là sơ đồ hai điện trở mắc song song
Áp dụng công thức tính điện trở tương đương:
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 => R/tđ = R1R2/(R1 + R2) = 10.10/(10 + 10) = 5Ω
=> Vậy chọn câu A
Bài 5: Tính điện trở tương đương của đoạn mạch sau, biết R1 = 3Ω; R2 = 6Ω; R3 = 12Ω.
Hướng dẫn giải:
Sơ đồ mạch R1 // R2 // R3
Áp dụng công thức tính điện trở tương đương, ta có:
1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 = 1/3 + 1/6 + 1/12 = 7/12
=> Rtđ = 12/7 Ω
Bài 6: Cho hai điện trở R1 = R2 = 30Ω được mắc như sơ đồ hình a
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Nếu mắc thêm một điện trở R3 = 30Ω vào đoạn mạch trên như sơ đồ hình b thì điện trở tương đương của đoạn mạch bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bài 7: Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 36Ω mắc song song vào một đoạn mạch. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 2A. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
Hướng dẫn giải:
Hy vọng thông qua bài viết chia sẻ những kiến thức về đoạn mạch song song cũng như cách tính các hệ thức trong bài viết trên sẽ giúp các em nắm chắc và giải quyết được các bài tập tại trường. Cảm ơn các em đã đón đọc bài viết.
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Alice Nguyen Biên tập viên tại MonkeyCác chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.
Bài viết liên quan- Clo là gì? Khái niệm, tính chất, ứng dụng và cách điều chế
- Polime: Chi tiết khái niệm, cấu tạo, tính chất và ứng dụng
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng (Giải thích & bài tập thực hành)
- Tìm hiểu về protein: Thành phần, tính chất và cấu tạo
- Tính chất kết hợp: Khái niệm, quy tắc, bài tập và bí quyết học hiệu quả
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Dòng điện Ntn
-
Dòng điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dòng điện Là Gì? - Tuấn Hưng Phát
-
Dòng điện Là Gì?
-
Dòng điện Là Gì ? Nguyên Lý Hoạt động Và Các Kiến Thức Chi Tiết Khác
-
Dòng điện Là Gì? Tác Dụng Của Dòng điện Trong Thực Tế
-
Dòng điện Là Gì? Điện Làm Cho Mọi Thứ Hoạt động Như Thế Nào?
-
Dòng điện Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Dòng điện Và điện Tích? Có ưu ...
-
Dòng điện Là Gì? Cách Xác định Chiều Và Cường độ Của Dòng điện
-
Dòng điện Một Chiều Là Gì - TKTech
-
Điện Hoạt động Như Thế Nào? | Dòng điện Và Electron Di Chuyển Như ...
-
Điện áp Là Gì, Dòng điện Là Gì? - VITENDA
-
Tổng Hợp Kiến Thức Liên Quan đến Cường độ Dòng điện Dễ Hiểu
-
Dòng điện Là Gì? Quy ước Chiều Dòng điện - TopLoigiai
-
Tổn Thương Do điện - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals