Diễn đàn Phát Triển Ngành Hàng Nhuyễn Thể Bền Vững
Có thể bạn quan tâm
Theo Tổng cục Thủy sản, ngành hàng nhuyễn thể đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển ngành thủy sản trong thời gian qua với nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, hàu, sò điệp, ốc hương, ốc nhảy, sò huyết, tu hài...
Trong những năm gần đây, nghề nuôi nhuyễn thể ở nước ta phát triển mạnh chủ yếu với 2 đối tượng nuôi chính gồm ngao và hàu Thái Bình Dương, tập trung ở các tỉnh ven biển. Việt Nam hiện có 13 vùng thu hoạch nhuyễn thể được phép xuất khẩu. Sản phẩm nhuyễn thể đã có mặt ở 67 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có một số thị trường chính như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Australia… đóng góp quan trọng trong cơ cấu ngành hàng thủy sản.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: Năm 2021 xuất khẩu nhuyễn thể đạt 141,6 triệu USD, tăng 35% so với năm 2020. Trong cơ cấu xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ năm 2021, nghêu (ngao) là sản phẩm chủ lực, chiếm 73% với gần 103 triệu USD, tăng 52% so với năm 2020. Năm 2021, xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trường EU tăng mạnh 37% đạt 87 triệu USD, trong đó riêng xuất khẩu sản nghêu tăng 42% với giá trị 78 triệu USD.
Tại Diễn đàn, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, nghề nuôi nhuyễn thể đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân các vùng ven biển.
Hiện nay, nhiều địa phương đã chủ động được công nghệ sản xuất giống nhiều đối tượng nhuyễn thể chủ lực, các nhà máy chế biến nhuyễn thể đều được trang bị công nghệ, thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thăm nhà máy sơ chế ngao (nghêu) tại tỉnh Nam Định (Ảnh: qdnd.vn)
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngành hàng nhuyễn thể có tiềm năng lợi thế phát triển vẫn còn lớn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Công nghệ chế biến nhuyễn thể của Việt Nam đang xếp tốp đầu của khu vực và thế giới, tuy nhiên, tỷ lệ chế biến chưa nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng giống chưa đồng đồng đều; tỷ lệ nuôi sống còn thấp; vấn đề nuôi dưỡng gắn với quan trắc môi trường còn có những điểm nghẽn cần phải tháo gỡ. Để ngành hàng nhuyễn thể phát triển bền vững, trong thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng con giống, thực hiện việc nuôi, sơ chế, chế biến nhuyễn thể đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu nhuyễn thể, phải kiểm soát rất chặt chẽ từ vùng nuôi cho đến thu hoạch, vận chuyển, sơ chế, chế biến và tiêu thụ đó là chuỗi thực phẩm an toàn cùng với đó là vấn đề truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó, để phát huy được tiềm năng, lợi thế của ngành nhuyễn thể của Việt Nam, công tác điều hành sản xuất phải theo tín hiệu thị trường, trong đó chú trọng vấn đề làm thế nào để tổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Từ khóa » Các Loài Nhuyễn Thể ở Việt Nam
-
Nhuyễn Thể được Xuất Khẩu Tới 42 Nước, Thu Về Cả Trăm Triệu USD
-
Các Loài Nhuyễn Thể - Tép Bạc
-
Danh Mục Các Loài Nhuyễn Thể Thường Gặp ở Việt Nam - Tép Bạc
-
Một Số Loài Nhuyễn Thể Có Vỏ Có Giá Trị Xuất Khẩu ở Việt Nam
-
Ngành Nhuyễn Thể Nhiều Triển Vọng Phát Triển Nhưng Thiếu Bền Vững
-
Việt Nam Có Khá Nhiều Yếu Tố Thuận Lợi để Phát Triển Các Loài Nhuyễn ...
-
Phát Triển Nuôi Nhuyễn Thể - Vasep
-
Nuôi Nhuyễn Thể, Hướng đi Mới Trong Phát Triển Thủy Sản Trên địa ...
-
Để Phát Triển Mạnh Ngành Nhuyễn Thể - Tạp Chí Thủy Sản
-
Phát Triển Nhuyễn Thể Bền Vững, Giảm Cường Lực Khai Thác
-
Các Loài Nhuyễn Thể: Chìa Khóa Nuôi Trồng Thủy Sản đạo đức
-
Mỹ, Nhật Bản Thích Mua Loài Nhuyễn Thể, Việt Nam Thu Về Hàng Trăm ...
-
Dư địa Cho Phát Triển Ngành Nhuyễn Thể ở Việt Nam Còn Rất Lớn