Điền Kinh Là Gì? Phân Loại Các Môn Điền Kinh

1,4K

Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao.

Mục lục ẩn 1. Khái niệm điền kinh 2. Ý nghĩa và tác dụng của môn Điền kinh 3. Phân loại các môn Điền kinh 4. Nguồn gốc hình thành và phát triển môn điền kinh: 5. Sự phát triển Điền kinh ở Việt Nam

1. Khái niệm điền kinh

Điền kinh là môn thể thao tập hợp những hoạt động cơ bản của con người, gồm các nội dung: đi bộ, chạy, nhảy, ném, đẩy và nhiều môn phối hợp.

Từ “điền kinh” thường dùng ở nước ta thực chất là một từ Hán – Việt, được dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh). Theo tiếng Trung Quốc, “điền” có nghĩa là “ruộng” còn “kinh” có nghĩa là “đường”. “Điền kinh” là tên gọi chung cho các môn thể thao được tiến hành trên “sân” và trên “đường”. Cách gọi của nhiều nước khác cũng được hiểu theo nghĩa này. Tuy nhiên, tên gọi đó chỉ có thể phù hợp với thời kì ban đầu bởi lẽ ngày nay người ta còn sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao khác thuộc điền kinh mà không chỉ tiến hành ở “sân”, ở “đường”.

Trong tiếng Hi Lạp cổ, từ “điền kinh” có nghĩa tương ứng với từ “aletic” và từ “athletics” trong tiếng Anh. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đều lấy “Điền kinh” làm tên gọi của các môn thể thao cơ bản.

Điền kinh có lịch sử lâu đời, trong các ngày hội thể thao lớn luôn là nội dung thi chính và có nhiều bộ huy chương nhất.

Đặc điểm:

Đặc điểm của môn Điền kinh là từ thể dục thể thao. Bất luận nội dung thi đấu lấy tốc độ và thể lực làm chủ, hay nội dung lấy sức bền làm chính thì VĐV đều phải phát huy hết khả năng của mình để đạt được thành tích cao nhất. Thành tích của VĐV là sự phản ánh kết quả của sự tập luyện, trình độ kỹ thuật, tâm lý, chiến thuật của VĐV. Thành tích Điền kinh là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển thể thao của một nước vì thế các nước trên thế giới ngày càng coi trọng sự phát triển của Điền kinh.

Điền kinh là gì?

Điền kinh là gì?

2. Ý nghĩa và tác dụng của môn Điền kinh

Điền kinh là cơ sở cho những môn vận động khác, nó giúp phát triển toàn diện tiềm năng và kỹ thuật của con người, nâng cao kỹ thuật cho các VĐV. Môn điền kinh là khoa học tổng hợp của thể thao, sợi dây liên kết các môn thể thao với nhau.

Điền kinh còn ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể con người; từ hệ thống thần kinh, các giác quan đến tim mạch, hô hấp. Từ đó có thể giúp VĐV nâng cao kỹ thuật và thể lực. Vì vậy, điền kinh không chỉ dành cho các VĐV mà nó còn phổ biến trong cộng đồng.

3. Phân loại các môn Điền kinh

Điền kinh là môn thể thao phong phú và đa dạng về nội dung cũng như cấu trúc động tác và dụng cụ tập luyện, thi đấu. Để tiện cho việc tập luyện, học tập và thi đấu người ta thường phân chia môn điền kinh thành 2 cách:

Cách thứ nhất: Căn cứ theo nội dung và hình thức được chia thành 5 nhóm: nhóm đi bộ, nhóm chạy, nhóm các môn nhảy, nhóm các môn ném và đẩy, nhóm các môn phối hợp.

Cách thứ hai: Căn cứ theo tính chất hoạt động, có thể phân chia: các hoạt động có chu kỳ (gồm có đi bộ, chạy) và các hoạt động không có chu kỳ (bao gồm các môn nhảy, các môn ném, đẩy và các môn phối hợp).

a. Đi bộ: Là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, gồm có đi bộ thường, đi đều và đi bộ thể thao.

Đi bộ thể thao được tổ chức thi đấu trên đường chạy sân vận động và trên đường lớn. Cự ly tập luyện và thi đấu từ 3 – 50km.

b. Chạy: Là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, bao gồm nhiều hình thức, cư ly tập luyện và thi đấu khác

Thi đấu trên đường chạy của sân vận động:

– Chạy cự ly ngắn: Gồm các cự ly từ 20 – 400m. Trong đó 100m – 200m – 400m là cự ly thi đấu chính thức trong các Đại hội

– Chạy cự ly trung bình: Gồm các cự ly từ 500m đến 2000m. Trong đó 800m và 1500m là cự ly thi đấu chính thức trong các Đại hội

– Chạy cự ly dài: Gồm các cự ly từ 3000m đến 30.000m. Trong đó 3000m (nam và nữ), 5000m và 10.000m (chỉ danh cho nam) là cự ly thi đấu chính thức trong các Đại hội

– Chạy trên địa hình tự nhiên: gồm chạy trên đường lớn, chạy băng đồng, đồi, núi… có thể từ 500m đến khoảng 50.000m. Cự ly thi đấu chính thức là 3000m, 5000m, 10.000m và chạy Marathon (42.195m).

– Chạy vượt chướng ngại vật: gồm các cự ly từ 100m đến 400m vượt rào và 2000m, 3000m vượt chướng ngại vật. Trong đó các cự ly 100m rào (nữ), 110m rào (nam), 200m, 400m rào nam nữ, 3000m vượt chướng ngại vật dành cho nam và 2000m dành cho nữ là các cự ly thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội.

– Chạy tiếp sức: cự ly ngắn (50 – 400m), cự ly trung bình (800 – 1500m), chạy tiếp sức hỗn hợp (800 + 400 + 200 + 100); (400 + 300 + 200 + 100). Trong đó các môn tiếp sức 4x100m; 4x400m là môn thi chính thức trong Đại hội.

c. Nhảy: Là loại hình vận độn vượt qua chướng ngại vật theo phương nằm ngang (nhảy xa, nhảy 3 bước) hoặc vượt qua độ cao theo phương thẳng đứng (nhảy cao, nhảy sào)

d. Ném đẩy: là hình thức hoạt động nhằm ném, đẩy dụng cụ chuyên môn có cấu tạo, trọng lượng khác nhau đi được một khoảng xa nhất. Gồm các môn ném: ném lựu đạn, ném bóng, ném lao, ném đĩa, ném tạ xích và môn Đẩy tạ. Trong đó, ném đĩa, ném lao, ném tạ xích và Đẩy tạ là những môn thi có trong Đại hội thể thao.

e. Nhiều môn phối hợp: là hình thức thi đấu nhiều môn Điền kinh theo một trình tự và thời gian nhất định. Nhiều môn phối hợp bao gồm: 3,4,5,7 và 10 môn. Trong đó 7 môn phối hợp dành của nữ (chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m) và 10 môn phối hợp của nam (chạy 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy 110 rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao, chạy 1500m) là những môn thi đấu chính thức trong Đại hội thể thao.

Phân loại các môn hoạt động trong sân vận động

Các nội dung của điền kinh vừa có thể là các bài tập, vừa có thể là các nội dung thi đấu. Ở các đại hội lớn như Đại hội Ôlympic, người ta chỉ chọn một số nội dung điền kinh tiêu biểu tham gia thi đấu.

Bảng: Thống kê các nội dung điền kinh có trong chương trình thi đấu của các giải quốc gia và quốc tế lớn

Nội dung thiNgoài trờiTrong nhà
NamNữNamNữ
Đi bộ thể thao120 km++5 km3 km
250km++
Chạy3100m++60m60m
4200m++++
5400m++++
6800m++++
71500m++++
83000m+++
95000m++
1010.000m++
1142,195km++
Chạy vượt rào12100m+60m60m
13110m+
14400m++
Chạy vượt chướng ngại vật153000m++
Chạy tiếp sức164 x 100m++
174 x 400m++++
Nhảy18Nhảy cao++++
19Nhảy sào++++
20Nhảy xa++++
21Nhảy3 bước++++
Ném đẩy22Ném lao++
23Ném đĩa++
24Ném tạ xích++
25Đẩy tạ++++
Nhiều môn phối hợp267 môn phối hợp+
2710 môn phối hợp+

4. Nguồn gốc hình thành và phát triển môn điền kinh:

– Đi bộ, chạy, nhảy, ném là hoạt động tự nhiên của con người. Từ thời đại nguyên thủy người ta đã biết sử dụng các hoạt động tự nhiên như: chạy, nhảy, ném để làm phương tiện sinh sống và tự vệ, dần dần hình thành các trò chơi vận động, các cuộc thi đấu và nó thu hút mọi người tập luyện.

– Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến các bài tập điền kinh chiếm vị trí quan trọng trong việc rèn luyện thể lực và kỹ thuật chiến đấu. Bài tập điền kinh được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Lịch sử phát triển của nó được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 trước Công nguyên (còn gọi là Olympic cổ đại, trong thi đấu gồm 5 môn: chạy rào, ném đĩa, ném lao, chạy dài và môn vật, đều là những môn có trong đời sống và chiến tranh. Olympic kéo dài 1.000 năm thì bị hủy bỏ).

– Trong chế độ tư bản, điền kinh được phát triển và hiện đại dần. Năm 1837, tại thành phố Legpi (Anh) cuộc thi đấu 2 km đầu tiên được tổ chức.

– Từ năm 1851, các môn chạy tốc độ, vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao, ném vật nặng được đưa vào thi đấu ở các trường đại học Oxfo, Kemboria của Anh.

– Từ năm 1886 – 1888, môn điền kinh được đưa vào chương trình thi đấu ở nhiều nước: Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Na Uy…

– Năm 1896, việc khôi phục truyền thống của đại hội thể thao Olympic tại Aten (Hy Lạp). Môn điền kinh trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình Thế vận hội.

– Năm 1912, Liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế IAAF (International Amateur Athletic Federation) ra đời. Đây là tổ chức tối cao lãnh đạo phong trào điền kinh toàn thế giới. Hiện nay có 209 thành viên là các Liên đoàn điền kinh quốc gia ở các Châu lục, trong đó có Liên đoàn điền kinh Việt Nam. HIện nay, trụ sở của Liên đoàn điền kinh nghiệp dư quốc tế đặt tại Monaco.

– Thành tích môn điền kinh ngày một phát triển và vươn tới đỉnh cao, bên cạnh là sự hoàn thiện của các bài tập điền kinh, nhờ các nhà khoa học đã luôn tìm ra phương pháp huấn luyện và cải tiến kỹ thuật như: trước kia kỹ thuật nhảy cao là kiểu “cắt kéo”, nay đã có đổi mới là kiểu nhảy “lưng qua xà” thành tích cao hơn kiểu “cắt kéo”…Đồng thời cũng nhờ vào phương tiện tập luyện thay đổi như: đường chạy trước kia là đường đất nay đã có đường chạy là đường nhựa tổng hợp, trước kia khu vực rơi của nhảy cao làm bằng cát nay đã có nệm mút xốp…Luật lệ thi đấu cũng thay đổi theo tiến độ kỹ thuật như: kích thước, góc độ sân bãi, trọng lượng của dụng cụ…cũng thay đổi.

5. Sự phát triển Điền kinh ở Việt Nam

– Điền kinh là hoạt động được ông cha ta từ xa xưa đã thường xuyên sử dụng trong việc rèn luyện thể lực, phục vụ lao động sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Những bài tập đi, chạy, nhảy gắn liền với quá trình rèn luyện đường gươm, mũi giáo cung tên của quân sỹ.

Sự phát triển của môn Điền kinh ở nước ta được phát triển mạnh mẽ trong thời gian thực dân Pháp xâm lược nước ta. Trong suốt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, các hoạt động thể dục nói chung và môn Điền kinh nói riêng được phát triển không ngừng trong quần chúng nhân dân và quân đội. Và sự phát triển ấy được khái quát qua các thời kỳ như sau:

Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược:

– Phục vụ cho nhiệm vụ đấu tranh vũ trang, giành độc lập dân tộc, phục vụ lao động sản xuất, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .

Thời kỳ này được chia thành các giai đoạn:

  • Trước năm 1945
  • Sau năm 1945 đến 1954
  • Sau năm 1954 đến trước năm 1975
  • Từ năm 1975 đến nay

Mỗi một giai đoạn thì phong trào phát triển môn điền kinh đều thể hiện riêng.

Trước năm 1945: thì nhiệm vụ và phong trào của môn Điền kinh chủ yếu là để đấu tranh vũ trang tiến tới giành chính quyền, phục vụ lao động sản xuất…

Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Nha thanh niên Thể dục và ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục thì phong trào TDTT mới phát triển sâu rộng khắp cả nước trong đó có môn Điền kinh. Đã có các cuộc thi đấu trong các tầng lớp lực lượng vũ trang, nhân dân, công nhân.

Giai đoạn sau khi giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp đánh dấu sự phát triển phong trào môn Điền kinh là việc thành lập Hội Điền kinh Việt Nam (VAF) ngày 01/09/1962.

Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay: Nhiệm vụ và phong trào Điền kinh Việt Nam phát triển và hòa nhập theo phong trào chung của khu vực, châu lục và thế giới.

Điền kinh Việt Nam

Điền kinh Việt Nam

Ý nghĩa và vị trí môn Điền kinh trong hệ thống Giáo dục thể chất ở Việt Nam

Tập luyện Điền kinh một cách có hệ thống và khoa học từ lâu đã được các nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một người tập đi bộ hoặc chạy thường xuyên, tim co bóp khỏe hơn, thành mạch co giãn tốt hơn, hô hấp sâu hơn người không tập một cách rõ rệt. Các bài tập Điền kinh chẳng những có tác dụng tốt đối với sức khỏe mà còn là cơ sở phát triển thể lực toàn diện, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác.

Sự đa dạng của các bài tập Điền kinh và mức độ tác động của lượng vận động, đặc biệt là đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy…giúp cho người tập dễ dàng điều chỉnh và lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân…Mặt khác, sự đơn giản về sân bãi, dụng cụ tập luyện là điều kiện để môn Điền kinh phổ cập trong đông đảo quần chúng lao động.

Ở nước ta, qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các bài tập Điền kinh luôn là phương tiện rèn luyện thể lực để sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Từ cuộc hành quân thần tốc của đội quân Tây Sơn đánh tan mấy chục vạn quân Thanh, đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ, đều có sự đóng góp của phong trào điền kinh.

Ngày nay, Điền kinh là một môn cơ bản của thể thao nước ta. Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ trang nhân dân và trong chương trình thể thao quần chúng.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, thành tích nhiều môn điền kinh của nước ta đã có những tiến bộ rõ đáng kể. Với những thành tích đạt được điền kinh Việt Nam hiện là một trong các nước dẫn đầu của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, so với thành tích ở châu Á và thế giới thì các vận động viên Việt nam còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa.

Nhiệm vụ của điền kinh:

  • Đẩy mạnh phong trào tập luyện ở mọi tầng lớp nhân dân, củng cố và tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, nâng cao hiệu quả sản xuất và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
  • Đào tạo một cách có hệ thống lực lượng vận động viên các môn điền kinh, đặc biệt là những VĐV xuất sắc trong đội tuyển quốc gia, phấn đấu giành được thứ hạng cao trong các cuộc thi đấu khu vực và quốc tế.
  • Hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý, điều hành, chế độ chính sách, kiểm tra thi đấu, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện, thi đấu, nghiên cứu khoa học.

Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (tiền thân là Hội Điền kinh Việt Nam được thành lập năm 1962) là tổ chức chỉ đạo phong trào Điền kinh cả nước. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam là thành viên của Liên đoàn Điền kinh Châu Á và Hiệp hội quốc tế các liên đoàn điền kinh (IAAF).

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Kỹ thuật đập cầu lông chuẩn (cơ bản)
  2. Chiến thuật thi đấu cầu lông
  3. Nguồn gốc, lịch sử phát triển môn Cờ vua
  4. [Lý thuyết] Kỹ thuật môn bóng đá

Từ khóa » đẩy Gậy Có Phải Là Nội Dung Thi đấu Trong Môn điền Kinh Không