Điện Trở Là Gì? Bảng Màu, Ký Hiệu, Công Thức Tính, Cách đọc
Có thể bạn quan tâm
Điện trở là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong chuyên ngành vật lý, được sử dụng nhiều trong quá trình lắp đặt các thiết bị điện cho máy rửa xe, máy nén khí,…Tuy nhiên không phải ai cũng giải thích được hết các khái niệm điện trở là gì, vai trò, công của điện trở. Vậy thì đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết
- 1 Điện trở là gì? Các khái niệm liên quan
- 1.1 Điện trở là gì?
- 1.2 Trở kháng là gì?
- 1.3 Quang trở là gì?
- 1.4 Điện trở cách điện là gì?
- 1.5 Điện trở công suất là gì?
- 1.6 Điện trở tương đương là gì?
- 1.7 Điện trở của dây dẫn là gì?
- 2 Các loại điện trở thông dụng hiện nay
- 3 Công thức tính điện trở
- 4 Cách đọc sơ đồ mạch điện công nghiệp
- 5 Công dụng của điện trở
Điện trở là gì? Các khái niệm liên quan
Điện trở là gì?
Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động có 2 tiếp điểm kết nối. Thực hiện chức năng chính là điều chỉnh mức độ tín hiệu, bạn chế cường động dòng điện chạy trong mạch, chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện.
Hiểu một cách đơn giản đây là một linh kiện điện tử được dùng để giảm dòng điện trong mạch. Ký hiệu điện trở là R, đơn vị đo của điện trở là ôm, ký hiệu ôm là Ω.
Trở kháng là gì?
Trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Chúng được kí hiệu là Z, đơn vị đo trong SI là Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của dòng điện xoay chuyền, chứa thêm thông tin về độ lệch pha.
Quang trở là gì?
Quang trở còn có tên gọi khác là điện trở quang. Đây là một trong những linh kiện được tạo ra bằng một chất đặc biệt có thể làm thay đổi điện trở khi ánh sáng chiếu vào. Bạn có thể hiểu đây là một tế bào quang điện hoạt động theo nguyên lý quang dẫn. Quang trở được sử dụng nhiều trong các mạch cảm biến ánh sáng, đèn đường, báo động ánh sáng,…
Điện trở cách điện là gì?
Điện trở cách điện là thông số được đo giữa vỏ động cơ và hai đầu dây ra của chúng. Thông số này càng cao thì khả năng an toàn khi động cơ, máy móc vận hành càng lớn. Để đưa ra được độ chính xác của thông số này, bạn cần sử dụng đồng hồ đo chuyên dụng. Mức điện áp đầu ra thông dụng là 500V hoặc 1000V.
Điện trở công suất là gì?
Điện trở công suất là điện trở có công suất từ 1W, 5W, 10W,..được sử dụng trong các mạch điện tử có dòng điện lớn đi qua. Khi các bo mạch điện hoạt động sẽ tạo ra một lượng điện năng lớn nên chúng được tạo ra từ những vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt.
Điện trở tương đương là gì?
Điện trở tương đương là điện trở của toàn mạch, chúng có thể thay thế cho các điện trở thành phần sao cho cùng với một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện không đổi
Nếu mạch là nối tiếp thì Rtđ bằng tổng tất cả các R có trong mạch, mạch song song thì 1/Rtd=1/R1+1/R2+…+1/Rn, mạch hỗn hợp cả hai thì ta cứ tính từng nhánh nhỏ một rồi hợp lại.
Điện trở của dây dẫn là gì?
Điện trở của dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó. Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn,
Các loại điện trở thông dụng hiện nay
Dự theo cấu tạo của điện trở mà người ta chia điện trở thành 6 loại chính, đó là:
- Điện trở cacbon: Là loại điện trở được làm bằng cách ép hỗn hợp bột than và chất kết dính thành dạng trụ hoặc thanh có vỏ bọc bằng gốm hoặc sơn. Đây là loại điện trở được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Điện trở dây quấn: Là loại được tạo thành bằng cách quấn dây kim loại có đặc tính dẫn điện kém hoặc dây tương tự vào một lõi gốm cách điện dưới dạng lò xo xoắn. Ký hiệu là WH hoặc W có sai số từ 1-10%
- Điện trở film: Được làm bằng cách kết tinh kim loại, cacbon hoặc oxide kim loại trên lõi gốm. Độ dày của lớp film và các đường xoắn ốc được tạo ra trên bề mặt sẽ quyết định đến giá trị của điện trở, dung sai rất nhỏ.
- Điện trở màng: Là thuật ngữ chung gồm các loại điện trở màng kim loại, màng cacbon và màng oxit kim loại. Chúng được tạo ra bằng cách đưa kim loại nguyên chất hoặc màng oxit vào thanh gốm cách điện.
- Điện trở băng: Là loại được sản xuất để đáp ứng cho các công việc cần một loạt các loại điện trở cùng giá trị mắc song song với nhau. Loại điện trở này có thể tháo rời sau đó hàn chung 1 chân, thiết kế có vỏ hoặc không vỏ, tùy loại.
- Điện trở bề mặt: Được làm theo công thức dán bề mặt, tức là dán trực tiếp lên bảng mạch in. Kích thước của loại điện trở này khá nhỏ chỉ 0.6×0.3mm.
Ngoài ra còn một số loại điện trở khác như điện trở thanh, điện trở sứ,…
Công thức tính điện trở
Điện trở được định nghĩa là tỉ số của hiệu hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó với cường độ dòng điện đi qua nó. Vậy nên công thức điện trở sẽ là:
R=U/I
Trong đó:
- U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng Vôn (V)
- I: là ký hiệu cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng Ampe (A)
- R: là điện trở của vật dẫn điện được đo bằng Ohm (Ω)
Cách đọc sơ đồ mạch điện công nghiệp
Để hiểu được các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện bạn cũng cần biết cách cách đọc sơ đồ mạch điện. Các ký hiệu này thường là ký hiệu nguồn điện, dây dẫn hoặc các đồ dùng điện. Dưới đây là một số kí hiệu mạch điện phổ biến hiện nay.
Để đọc được giá trị của điện trở, các đơn vị sản xuất thường in trị số lên linh kiện hoặc quy ước chung để đọc giá trị cũng như các tham số cần thiết. Trên sơ đồ nguyên lý, điện trở được kí hiệu bằng một hình chữ nhật dài, trên thân có vạch để phân biệt với công suất của điện trở. Cách đọc sẽ được quy ước như sau:
- Hai vạch chéo (//) là 0,125w
- Một vạch chéo (/) là 0,25w
- Một vạch ngang (-) là 0,5w
- Một vạch đứng (|) là 1,0w
- Hai vạch đứng (||) là 2,0w
- Hai vạch chéo vào nhau (\/) là 5,0w
- Còn (X) là 10,0w
Bên cạnh ghi trị số điện trở sẽ có các đơn vị đi kèm nhưng rất ít được ghi. Khi đó, cách đọc được quy ước như sau:
- Từ 1 ôm đến 999 ôm sẽ ghi là 1 đến 999
- Từ 1000 ôm đến 999 000 ôm se ghi là 1K đến 999K
- Từ 1 Mêgaôm trở lên sẽ ghi là 1,0; 2,0; 3,0… 5,0… 10,0… 20,0…
Có rất nhiều người dùng áp dụng cách đọc điện trở dựa trên bảng màu, vòng màu điện trở. Để biết hướng đọc các vạch màu bạn dựa vào vạch màu đầu tiên sát cạnh nhất, vạch dung sai sẽ nằm xa hơn so với những vạch trước đó. Khi đọc thì các tiền tố sẽ được thêm vào sau giá trị của điện trở ví dụ như kΩ, MΩ,…Một điện trở có tối thiểu 4 vạch màu, đôi khi vạch cuối sẽ được bỏ qua vì nó chỉ thể hiện dung sai. Cách đọc điện trở 4 vòng màu sẽ là:
Có 4 vòng tất cả lần lượt thứ tự là 1,2,3 và 4. Trong đó vòng số 1 sẽ là hàng chục, vòng số 2 là hàng đơn vị, vòng số 3 sẽ là bội số của cơ số 10.
Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)
Vòng số 4 là vòng ở cuối nên luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, đây là vòng chỉ sai số của điện trở nên khi đọc trị số bạn cần phải nhớ là bỏ qua vòng này. Nếu có màu nhũ thì là chỉ có ở vòng sai số hoặc ở vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 sẽ là số âm.
Với các bảng điện trở có 5 vòng màu sẽ đọc theo cách sau:
Điện trở có 5 vòng lần lượt thứ tự sẽ là 1,2,3 và 4, 5. Trong đó vòng số 1 là hàng trăm, vòng số 2 sẽ là hàng chục, vòng số 3 sẽ là hàng đơn vị, và hàng số 4 là bội số của cơ số 10. Vòng số 5 là vòng cuối cùng, đây là vòng ghi sai số, trở 5 vòng màu thì màu sai số sẽ có nhiều màu. Do đó có rất nhiều người mắc sai lầm khi xác định sai vòng cuối. Tuy nhiên, vòng cuối thường có khoảng cách xa hơn một chút.
Giống như cách đọc trị số của điện trở 4 vòng màu nhưng ở đây vòng số 4 sẽ là bội số của cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 sẽ lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4).
Bạn có thể tính vòng số 4 là số 0 để thêm vào khi đọc.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng phần mềm đọc trị số điện trở. Phần mềm này sẽ giúp bạn biết cách đọc điện trở 3 vòng màu hoặc 5 vòng màu. Phía bên phải của giao diện sẽ là lựa chọn số vạch điện trở. Sau đó, chọn màu sắc từng vạch bằng cách bấm vào màu có sẵn dựa trên điện trở bạn muốn tính giá trị. Phần mềm sẽ trả về kết quả ở khung nhỏ bên ngoài kèm theo dung sai.
Bên cạnh đó còn tất nhiều cách đọc trị số, giá trị màu điện trở, tụ điện cũng như điện trở công suất. Để được tìm hiểu chi tiết hãy liên hệ tới ruaxetudong.org để được hướng dẫn.
Công dụng của điện trở
Điện trở dùng để làm gì? Điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu trong các mạch điện, điện trở có tác dụng chính đó là:
- Khống chế dòng điện quá tải sao cho phù hợp. Ví dụ như một bóng đèn 9V nhưng bạn chỉ có dòng điện 12V ta có thể đấu nối bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trên điện trở.
- Mắc điện trở thành cầu phân áp đẻ có được một điện trở theo ý muốn từ một điện áp cho trước.
- Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động.
- Ứng dụng nổi bật nhất của điện trở là tham gia vào các mạch tạo dao động R C
- Điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị máy móc điện.
- Tạo ra nguồn nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết.
- Tạo ra sự sụt áp trên các mạch khi mắc nối tiếp.
Hy vọng với những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về điện trở là gì, các kí hiệu, cách đọc bảng màu,…Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, quý khách hàng hãy comment phía dưới, đội ngũ nhân viên tư vẫn sẵn sàng tư vấn bạn và miễn phí hoàn toàn.
2 / 5 ( 1 bình chọn )Từ khóa » điện Trở Ký Hiệu Là J
-
Điện Trở (thiết Bị) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Điện Trở Là Gì?ký Hiệu,phân Loại Nguyên Lý, Ứng Dụng Của điện Trở
-
Điện Trở Là Gì? Ký Hiệu, đơn Vị, Phân Loại, Công Dụng, Công Thức Tính
-
Điện Trở Là Gì ? Cấu Tạo, Ký Hiệu Và Những Thông Số Cơ Bản Của điện ...
-
Điện Trở Là Gì? Khái Niệm, Công Thức Tính, Cách Đọc |PLCTECH
-
Điện Trở Là Gì - Khái Niệm - Phân Loại - Nguyên Lý - Sơ Đồ
-
Điện Trở Là Gì? Bảng Màu, Ký Hiệu, Công Thức Tính, Cách đọc
-
Điện Trở Là Gì ? Cấu Tạo Và Công Dụng Của điện Trở - Thế Giới điện Cơ
-
Điện Trở Là Gì ? Cấu Tạo ? Phân Loại ? Nguyên Lý Hoạt động ? Công ...
-
Điện Trở Là Gì? Cách đọc điện Trở Theo Vạch Màu
-
Các Loại điện Trở Và Công Dụng Từng Loại
-
Điện Trở Suất Là Gì? Ký Hiệu & Công Thức Tính - Cơ Điện Trần Phú
-
Điện Trở Là Gì ? Cấu Tạo, Ứng Dụng Và Cách đọc điện Trở