Điện Trở Là Gì ? Cấu Tạo, Ứng Dụng Và Cách đọc điện Trở

Điện trở là gì ? Cách đo và đọc điện trở

Đối với những thợ chuyên ngành, điện trở là thuật ngữ rất quen thuộc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều người không biết điện trở này là gì ? Cách đọc và nối tiếp thế nào ? Hôm nay hãy cùng điện nước Khánh Trung sẽ giải mã giúp bạn, nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

  • Tìm hiểu điện trở là gì ?
    • Kí hiệu điện trở
    • Đơn vị điện trở
    • Phân loại điện trở
  • Nguyên lí hoạt động điện trở
  • Hướng dẫn cách đọc điện trở
    • Đọc theo bảng màu điện trở
    • Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu
    • Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu 
    • Công suất tiêu thụ trên điện trở là bao nhiêu ?
  • Tìm hiểu sơ đồ điện trở
    • Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp
    • Sơ đồ mắc điện trở song song
    • Sơ đồ điện trở mắc hỗn hợp
  • Tác dụng điện trở

Tìm hiểu điện trở là gì ?

Đây là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm kết nối, có chức năng điều chỉnh mức độ tín hiệu và hạn chế cường độ dòng điện chạy chảy trong mạch, sử dụng để chia điện áp, kích hoạt những linh kiện điện tử chủ động, tiếp điểm cuối ở đường truyền điện.

Điện trở

Công thức tính điện trở là: R=U/I

Trong đó:

– U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng Vôn (V)

– I: là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng Ampe (A)

– R: là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω)

Kí hiệu điện trở

Dựa vào tiêu chuẩn của mỗi quốc gia mà trong sơ đồ mạch điện điện trở sẽ có ký hiệu không giống nhau. Thông thường điện trở có 2 loại kí hiệu phổ biến đó là: Kí hiệu điển trở theo kiểu Mỹ và kiểu IEC.

Ở tài liệu nước ngoài, những giá trị ghi trên điện trở gồm 1 chữ cái xen vào các chữ số theo tiêu chuẩn IEC 6006, điều này thuận tiện cho việc đọc ghi.

Chẳng hạn: 8k3 có nghĩa là 8.3 kΩ, 1R3 nghĩa là 1.3 Ω và 15R có nghĩa là 15 Ω.

Kí hiệu điện trở

Đơn vị điện trở

Ohm đây là đơn vị của điện trở trong hệ SI có ký hiệu là Ω , Ohm được đặt theo tên Georg Simon Ohm. Một Ohm tương đương với vôn/ampere.

Bên cạnh Ohm thì các điện trở còn có nhiều giá trị khác nhau, nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất nhiều lần:

Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) ,mΩ ( milliohm), KΩ (kilohm), MΩ (megohm)

– 1 mΩ = 0.001 Ω

– 1KΩ = 1000 Ω

– 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω

Phân loại điện trở

+ Dựa vào công suất mà điện trở sẽ được chia ra làm 3 loại:

– Loại điện trở thường: Có công suất nhỏ nằm trong khoảng 0,125W đến 0,5W

– Loại điện trở công suất: Công suất lớn hơn 1W, 2W, 5W, 10W

– Điện trở sứ và điện trở nhiệt: Những điện trở công suất thường có vỏ bọc bằng sứ, khi vận hành nó sẽ tỏa nhiệt.

+ Theo chất liệu, cấu tạo, điện trở sẽ có 6 loại:

– Điện trở cacbon

– Điện trở màng hay điện trở gốm kim loại

Điện trở gốm

– Điện trở dây quấn

– Điện trở film

– Điện trở bề mặt

– Điện trở băng

Nguyên lí hoạt động điện trở

Ở định luật Ohm, khi điện áp (V) sẽ đi qua điện trở tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện (I), tỉ lệ này là hằng số điện trở (R).

Điện trở gốm

Công thức định luật Ohm: V=I*R

Ví dụ: Điện trở 400 Ohm nối vào điện áp 1 chiều 14V, cường độ dòng điện sẽ đi qua điện trở là 14 / 400 = 0.035 Amperes.

Thực tế, điện trở thường có số điện cảm và điện dung tác động tới mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện xoay chiều.

Hướng dẫn cách đọc điện trở

Có rất nhiều cách đọc điện trở, dưới đây là 3 cách chính:

Đọc theo bảng màu điện trở

Bảng màu điện trở

Nhà sản xuất thường in trị số lên kinh kiện để chúng ra dễ dàng đọc được giá trị điện trở. Nhưng bên cạnh đó thì người ta còn sử dụng quy ước chung để cho việc đọc dễ dàng hơn.

Ở sơ đồ nguyên lý, điện trở sẽ hiển thị bằng 1 hình chữ nhật dài. Phần thân có vạch để phân biệt công suất điện trở, cách đọc được quy ước như sau:

– Hai vạch chéo (//) = 0.125w

– Một vạch chéo (/) = 0.25w

– Một vạch ngang (-) = 0.5w

– Một vạch đứng (|)= 1.0w

– Hai vạch đứng (||) = 2.0w

– Hai vạch chéo vào nhau (\/)= 5.0w

– (X) = 10.0w

Bên cạnh ghi trị số điện trở, khi không ghi đơn vị chúng ta có cách như bên dưới:

– Từ 1Ω tới 999Ω ghi là 1K tới 999K

– Từ 1 MΩ trở lên thì ghi là 1,0; 2,0; 3,0,… 10,0…20,0…

Bình thường điện trở sẽ được ký hiệu bằng 4 vòng màu, điện trở chính xác ký hiệu bằng 5 vòng màu.

Cách đọc trị số điện trở 4 vòng màu

Cách đọc điện trở

– 4 vòng lần lượt có thứ tự là 1, 2, 3 và 4

+ Vòng số 1: Có giá trị hàng chục

+ Vòng số 2: Có giá trị hàng đơn vị

+ Vòng số 3 là bội số của cơ số 10

Chẳng hạn: Khi điện trở có màu vàng, cam, đỏ sẽ tương ứng với những số 4, 3, 2. 2 số đầu tiên sẽ tạo ra 43, ở số thứ 3 (2) là lũy thừa của 10, ta tính được kết quả sau: 43×10^2=4300Ω.

Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3)

Vòng số 4 thường là vòng cuối và luôn có màu nhũ bạc hoặc nhũ vàng, vòng này chỉ sai số điện trở, do đó khi đọc trị số chúng có thể bỏ qua.

Trường hợp có màu nhũ thì khả năng chỉ có ở vòng sai số của điện trở. Ngoài ra nếu vòng số 3 có màu nhũ thì số mũ của cơ số là số âm.

Cách đo điện trở

Cách đọc trị số điện trở 5 vòng màu 

Bảng màu điện trở

– Tương tự như điện trở 4 vòng thì ở điện trở có 5 vòng lần lượt có thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5.

+ Vòng số 1 biểu thị giá trị thuộc hàng trăm

+ Vòng số 2 biểu thị giá trị thuộc hàng chục

+ Vòng số 3 biểu thị giá trị hàng đơn vị

+ Vòng số 4 là bội số của cơ số 10

+ Vòng số 5 biểu thị giá trị sai số

Chẳng hạn: Nếu điện trở có các vòng xanh dương, vàng, đỏ, nâu và nâu sẽ tương ứng với những số 6, 4, 2, 1, 1. Kết quả thu được là: 642×10^1±1%=6420Ω±1%.

Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)

Bạn có thể tính vòng số 4 là số 0 để thêm vào khi đọc.

Công suất tiêu thụ trên điện trở là bao nhiêu ?

Công suất P(W) tiêu thụ bởi 1 điện trở có trở khách R(Ω) và tính bởi công thức:

P= U*I = I2*R= U2/R

Trong đó:

– I2: I bình phương

– U2: U bình phương

Lúc này U (V) là điện áp trên điện trở và I (A) là dòng điện đi qua nó.

Chúng ta dùng định luật Omh, điện năng bị chuyển hóa sẽ tiêu tán thành nhiệt năng điện trở.

Điện trở công suất có định mức theo công suất tiêu tán lớn, ở hệ thống những linh kiện điện có trạng thái rắn và điện trở có công suất định mức lần lượt là 1/10, 1/8 và 1/4 watt. Loại điện trở này tiêu thụ thấp hơn những giá trị định mức ghi ở điện trở.

Tìm hiểu sơ đồ điện trở

Sơ đồ điện trở được chia ra làm 2 cách mắc đó là nối tiếp và song song.

Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp

Những điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại.

Rtd = R1 +R2 + R3

Dòng điện đi qua những điện trở mắc nối tiếp sẽ có giá trị luôn bằng nhau.

|  | = (U1/R1) = (U2/R2) = (U3/R3)

Với công thức này, sụt áp ở điện trở mắc nối tiếp có tỷ lệ thuận với giá trị điện trở.

Cách mắc điện trở nối tiếp:

Sơ đồ điện trở

Sơ đồ mắc điện trở song song

Những điện trở mắc song song có giá trị tương đương (Rtd), tính bằng công thức sau:

(1/ Rt) = (1/ R1) + (1/ R2) + (1/ R3)

Trường hợp mạch chỉ có 2 điện trở song song thì:

Rtd = R1.R2 / (R1 + R2)

I1 = (U / R1), I2 = (U/ R2), I3 = (U/R3)

Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau.

Cách mắc điện trở song song như sau:

Sơ đồ điện trở

Sơ đồ điện trở mắc hỗn hợp

Mắc hỗn hợp những điện trở nhằm tạo điện trở tốt hơn. Chẳng hạn: Chúng ta cần có điện trở 9K, có thể mắc 2 điện trở 15K song song sau đó mắc nối tiếp với điện trở 1.5K

Cách mắc điện trở hỗn hợp:

Sơ đồ điện trở

Tác dụng điện trở

Điện trở là yếu tố rất quan trọng của mọi thiết bị điện tử bởi nó có tác dụng sau:

– Điều chỉnh dòng điện qua tải sao cho hợp lý

– Mắc điện trở thành cầu phân áp nhằm cho ra điện áp theo ý muốn từ điện áp đã có sẵn

– Thực hiện phân cực cho bóng bán dẫn vận hành

– Tham gia vào những mạch tạo dao động R C

– Chỉnh cường độ dòng điện qua các thiết bị điện

– Sinh ra nhiệt lượng trong những ứng dụng cần thiết

– Tạo sụt áp ở mạch khi mắc nối tiếp

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết được điện trở là gì ? Cũng như cách đọc điện trở sao cho chính xác nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 02363 505 717. Chúc các bạn may mắn!

5/5 - (8 bình chọn)

Từ khóa » điện Trở Ký Hiệu Là J