Diễn Viên Tam Quốc Diễn Nghĩa, Ai Giống Nhân Vật Trong Sách Nhất?

Tam quốc diễn nghĩa là bộ phim kinh điển của màn ảnh Trung QuốcxTin bài liên quan
  • Thiết kế mới của Công Trí lên tạp chí Vogue Mỹ, xứng tầm quốc tế

    Bỏ chọn
  • Ngày ấy - bây giờ: Dàn diễn viên 'Tam Quốc diễn nghĩa' năm 1994

    Bỏ chọn
  • Loạn thế Tam quốc - Sự ra đời của 3 nước... sau dịch cúm!

    Bỏ chọn

Tam quốc diễn nghĩa phiên bản năm 1994 được nhiều mọt phim đánh giá là bản kinh điển nhất. Đến năm 2010, Tam quốc diễn nghĩa phiên bản mới do Cao Hy Hy làm đạo diễn lại bị các fans của tác phẩm chê không còn đất dung thân.

Đương nhiên, cũng có một số fan của bản mới lại chê bản cũ không hay. Nhưng nếu chỉ đánh giá hai phiên bản bên nào hay bên nào dở thì chẳng có ý nghĩa gì cả.

Bản cũ đương nhiên là kinh điển, nhưng bản mới cũng có rất nhiều thành tựu. Cả hai đều là những tác phẩm xuất sắc, chỉ là do hai phiên bản cách nhau một khoảng thời gian khá dài, vì thế không thể so sánh về mặt kỹ xảo được.

Tình tiết trong bản cũ sát với nguyên tác hơn, còn bản mới thì lại có nhiều ý tưởng mới mẻ, tình tiết cũng sát với lịch sử. Điểm này cũng không nên so sánh. Vậy thì tốt nhất hãy so sánh độ hoàn thiện các nhân vật quan trọng trong phim của các diễn viên.

Do trong Tam Quốc có nhiều nhân vật nổi tiếng, thế nên hôm nay tạm thời lựa chọn ra một số nhân vật tiêu biểu, cùng xem ai mới là người đem vai diễn hoàn thành xuất sắc hơn.

Tào Tháo

Tào Tháo trong "Tam Quốc" là một vị anh hùng có nhiều ưu điểm mà cũng có nhiều khuyết điểm với tâm tính vô cùng phức tạp. Và Tào Tháo do Bào Quốc An thể hiện đã tìm thấy “hồn” của nhân vật. Ông đã thể hiện được mặt đáng yêu và khí chất thi nhân của Tào Tháo, là một nhà quân sự vĩ đại nhưng cũng không thiếu phần lãng mạn.

Tất cả những gì mà Bào Quốc An làm đều là để tránh khái niệm hóa, mặt nạ hóa và mô thức hóa Tào Tháo, cố gắng thể hiện tính cách phức tạp vừa gian vừa hùng của Tào Tháo. Bào Quốc An đóng Tào Tháo từ 39 tuổi tới 66 tuổi, sự phát triển trong tính cách của nhân vật được thể hiện cực kỳ phong phú và có tầng thứ, diễn rất có hồn.

Tào Tháo do Bào Quốc An và Trần Đức Bân thể hiện

Trong thời gian ba năm trời, ông khoác chiến bào, cưỡi ngựa chiến, cũng đã từng nhiều lần nói với biên đạo rằng: “Tôi với Tào Tháo đã là hai thể hòa vào làm một”. Có thể nói, Tào Tháo của Bào Quốc An chính là trước chưa từng có, sau không có ai, ở ông hội tụ cả anh tài vĩ lược, nho nhã đa tình, bá khí hào hùng, quả thực là kinh điển.

Còn Tào Tháo do Trần Kiến Bân thể hiện được sự bá khí uy nghiêm, đa mưu thiện đoán, tinh thông quân sự chính trị. Do đạo diễn và biên kịch, hình tượng của Tào Tháo trong bản mới đã cao lớn hơn nhiều. Cả bộ phim đã lấy ông làm nhân vật chính, hoàn toàn đã thể hiện được sự thông minh, gian xảo và đa mưu túc trí của Tào Tháo.

Để đánh giá Tào Tháo của cả hai phiên bản thực sự rất khó, vì cả hai đều vô cùng xuất sắc, mỗi người đều có đặc sắc riêng của mình. Nhưng dường như phiên bản của Trần Kiến Bân “yếu thế” hơn Bào Quốc An. Quả thực Tào Tháo của Bào Quốc An là kinh điển hiếm có.

Đánh giá: Tào Tháo của Bào Quốc An trong bản cũ: 100 điểm; Tào Tháo của Trần Kiến Bân trong bản mới : 95 điểm

Lưu Bị

Lưu Bị do Tôn Ngạn Quân thủ vai trong bản cũ “khoan dung nhân nghĩa”, hơn nữa còn khóc rất chân thật, quả thực là một hình tượng Lưu Bị tiêu chuẩn.

Còn Lưu Bị do Vu Hòa Vỹ đóng trong bản mới lại nhân nghĩa nhưng hơi giả tạo. Vu Hòa Vỹ không những đã thể hiện được tính nhân nghĩa của Lưu Bị mà đồng thời còn thể hiện ra cả sự “giả tạo” trong con mắt chính trị của ông

Đây có lẽ là điểm nổi trội hơn của Lưu Bị - Vu Hòa Vỹ với Lưu Bị - Tôn Ngạn Quân.

Lưu Bị do Tôn Ngạn Quân và Vu Hoà Vỹ thể hiện

Về điểm tổng thể của cả bộ phim thì nhân vật Lưu Bị trong phim bản cũ sẽ nổi bật hơn bản mới vì trong bản mới trọng tâm nhấn mạnh về vai Tào Tháo, phần của Lưu Bị lại bị cắt đi khá nhiều. Thậm chí, cảnh quan trọng như kết nghĩa trong vườn đào cũng chỉ chưa tới hai phút đã xong.

Lưu Bị của Tôn Ngạn Quân trong bản cũ: 86 điểm; của Vu Hòa Vỹ trong bản mới: 90 điểm

Gia Cát Lượng

Đường Quốc Cường đã thể hiện hình tượng nhân vật này một cách hoàn hảo, còn Lục Nghị lại thể hiện tính cách nhân vật khá phong phú.

Gia Cát Lượng là một vị tể tướng thiên cổ ngàn năm có một, đối với Lục Nghị và Đường Quốc Cường mà nói, là bàn đạp tốt nhất để thay đổi hình tượng trong sự nghiệp diễn xuất của mình.

Một trong những tiền đề để đóng vai Gia Cát Lượng chính là phải có ngoại hình đẹp và thân hình cao lớn. Hơn nữa, về mặt tinh thần còn phải thể hiện ra được một khí chất cực kỳ tự tin. Tạo hình của Lục Nghị và Đường Quốc Cường đều rất ổn, nhưng Đường Quốc Cường lại có phong độ hơn, khí chất hơn.

Gia Cát Lượng phiên bản Đường Quốc Cường và Lục Nghị

Gia Cát Lượng trong bản cũ của Đường Quốc Cường phong lưu nho nhã, túc trí đa mưu, khí chất ngút trời, kiên nghị bất khuất. Gia Cát Lượng trong bản mới của Lục Nghị đa mưu túc trí, trẻ trung đẹp trai, hình tượng thần tượng khá nặng, đặc điểm tính cách phong phú, có chút gian xảo hơn Gia Cát Lượng của Đường Quốc Cường.

Gia Cát Lượng bản cũ của Đường Quốc Cường: 100 điểm; bản mới của Lục Nghị: 96 điểm

Quan Vũ

Quan Vũ mà Lục Thụ Minh thể hiện đã đạt tới trình độ đỉnh cao, lông mày xếch ngược, mắt phượng dài hẹp, uy phong lẫm liệt, đã thể hiện ra một Quan Vũ sống động như xuyên không từ trong lịch sử về. Chỉ có Lục Thụ Minh mới chính là Quan Vân Trường trong lòng của khán giả!

Quan Vũ của Lục Thu Minh và Vu Vinh Quang thể hiện

Còn Quan Vũ trong bản mới của Vu Vinh Quang thì "mềm oặt", chẳng có chút khí thế gì, ngoại hình cũng không giống, thân hình cũng gầy gò hơn Lục Thụ Minh rất nhiều. Nhiều người cho rằng Quan Vũ của Vu Vinh Quang thực sự chẳng ra sao, không có điểm nhấn, không có khí chất của một vị anh hùng. Chỉ có một điểm duy nhất mạnh hơn bản cũ là: Cảnh võ thuật chiếm ưu thế.

Quan Vũ trong bản cũ của Lục Thụ Minh: 100 điểm; trong bản mới của Vu Vinh Quang: 58 điểm

Chu Du

Chu Du của Hoàng Duy Đức trong bản mới rất giống một khuôn mặt đại trà, cũng không hiểu đạo diễn đã chọn diễn viên kiểu gì. Hơn nữa, bản mới còn bóp méo hình tượng của Chu Du, trở thành một kẻ xấu thực sự, trí lược cũng không có, đối xử với Tiểu Kiều cũng không ra sao, suốt ngày gào quát, không hề có một chút phong thái nhã nhặn. Phải biết rằng, Chu Du là một người cực kỳ nho nhã.

Chu Du của Hồng Vũ Trụ ăn đứt Chu Du của Hoàng Duy Đức

Còn Chu Du trong bản cũ do Hồng Vũ Trụ thể hiện lại nho nhã, thanh thoát, ngôn từ lời nói bất phàm, thể hiện rất đạt khí chất của Chu Du. Tuy rằng đó là thể hiện lòng dạ hẹp hòi của Chu Du.

Chu Du bản cũ của Hồng Vũ Trụ: 92 điểm; bản mới của Hoàng Duy Đức: 60 điểm

Tư Mã Ý

Tư Mã Ý do Ngụy Tông Vạn thể hiện phải dùng một chữ: Tuyệt! Tính toán chu toàn, cẩn thận tỉ mỉ, dụng binh như thần. Còn Tư Mã Ý của Nghê Đại Hồng trong bản mới trông cứ như gã nghiện thuốc, đầu bù tóc rối, đi theo hướng một ông lão sống buông thả.

Tư Mã Ý tuy là nhân vật gian xảo nhưng Ngụy Tông Vạn vẫn nhận được hàng loạt lời khen trong khi Nghê Đại Hồng bị chê tơi tả

Tư Mã Ý của Ngụy Tông Vạn trong bản cũ: 93 điểm; Nghê Đại Hồng trong bản mới: không đạt chuẩn

Từ khóa » Diễn Viên đóng Tư Mã ý 2010