Điệp Ngữ Là Gì, Tác Dụng Của điệp Ngữ Lớp 7 (Các Ví Dụ)

điệp ngữ là gì tác dụng của điệp ngữ

Điệp ngữ là gì và tác dụng của điệp ngữ ra sao là nội dung mà bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chương trình ngữ văn lớp 7.

Khái niệm điệp ngữ

Điệp ngữ hay còn gọi là điệp từ là là những từ, câu được lặp đi lặp lại, nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu, đoạn văn, bài thơ,… Nhằm nhấn mạnh một sự vật hiện tượng hoặc làm nổi bật một vấn đề nào đó bằng các biện pháp tu từ như liệt kê, so sánh, khẳng định…

Ví dụ 1:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công

Như vậy điệp ngữ được sử dụng ở trong câu trên đó là các từ: đoàn kết, thành công. Tác dụng của điệp ngữ trong câu trên đó là nhằm nhấn mạnh tinh thần đoàn kết để có thể đem lại sự thành công to lớn!

Ví dụ 2:

Học, học nữa, học mãi

Điệp ngữ được sử dụng đó là học. Tác dụng nhằm nhấn mạnh việc học tập là việc quan trọng và không ngừng phấn đấu học tập.

Có 3 loại điệp ngữ

Có 3 loại điệp ngữ thường được sử dụng để nhấn mạnh một sự vật hiện tượng hoặc một hành động nào đó đó là: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ ngắt quãng và điệp ngữ vòng:

  • Điệp ngữ nối tiếp

Điệp ngữ nối tiếp là những từ, câu được lặp đi lặp lại liên tiếp với nhau nhằm nhấn mạnh một vấn đề sự vật hiện tượng.

Ví dụ 1:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công

Ví dụ 2:

Học, học nữa, học mãi

Qua 2 ví dụ trên có thể thấy điệp ngữ chính là “đoàn kết”, “thành công” và “học” được lặp lại liên tục trong câu nhằm nhấn mạnh vấn đề được nhắc đến trong câu

  • Điệp ngữ ngắt quãng

Là những từ được sử dụng ngắt quãng bởi 1 số từ hoặc một số câu, thường được xuất hiện nhiều trong các bài thơ, ca, …

Ví dụ 1: 

“… Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Ở ví dụ trên điệp ngữ chính là “nhớ sao” từ này được ngắt quãng giữa các câu, từ với nhau. Tác dụng cũng làm nhấn mạnh nỗi nhớ gia giết những ký ức của người lính về những ngày đã trải qua

  • Điệp ngữ vòng (chuyển tiếp)

Là những câu từ thường được sử dụng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thơ tứ tuyệt… ngoài nhấn mạnh ý thì còn giúp cho các câu thơ trở nên có vần có điệu dễ đọc và dễ nhớ

Ví dụ 1: 

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” Trong câu thơ trên điệp ngữ chính là “thấy” và “ngàn dâu”.

Tác dụng của điệp ngữ

  • Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ giúp nhấn mạnh vấn đề được nhắc đến trong câu

Ví dụ:

Học, học nữa, học mãi

Trong câu trên điệp ngữ được nhắc đi nhắc lại là “học” nhằm nhấn mạnh việc học được nhắc đến trong câu

  • Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ dùng để liệt kê các sự vật, hiện tượng được nhắc đến trong câu

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát…. Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba”

Điệp ngữ trong bài thơ trên là “Có” nhằm liệt kê hương vị của hạt gạo được tạo nên từ các hương vị phù sa, sen thơm trong đó có cả những công lao khó khăn của con người để tạo nên hạt gạo từ lời của mẹ hát, có giông bão và có cả mưa của tháng 3.

  • Tác dụng khẳng định

Điệp ngữ có tác dụng nhằm khẳng định một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề gì đó tất yếu sẽ xảy ra

Ví dụ:

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Trong câu trên điệp ngữ chính là “dân tộc đó phải được”. Đã được lặp đi lặp lại 2 lần nhằm khẳng định tính tất yếu đó là dân tộc ta sẽ phải danh được tự do và độc lập

Bài tập ví dụ về điệp ngữ

Xác định điệp ngữ, loại điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ trong các ví dụ dưới đây:

Bài tập 1: 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Trích bài thơ: Tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Bài tập 2:

 Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn. Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

Bài tập 3: 

Còn trời, còn nước, còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa

Bài tập 4:

Trông trời trông đất trông mây Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm. Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

Bài tập 5:

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Bài tập 6:

Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến”.

(Trích bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Bài tập 7:

Tre xung phong vào xe tăng, đại bác  Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín Tre hi sinh để bảo vệ con người Tre, anh hùng lao động!  Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Trích bài thơ: Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

Bài tập 8: 

“Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Bài tập 9:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Bài tập 10:

Nếu mai đây có chết một thân tôi Hai mươi tuổi, tim đang dào dạt máu Hai mươi tuổi, hồn quay trong gió bão Gân đang săn và thớ thịt căng da Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa! Hai mươi tuổi mới qua vòng thơ bé Dù phải chết, chết một đời trai trẻ

Như vậy là bài viết đã phân tích điệp ngữ, điệp từ là gì. Hi vọng bài viết đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Nếu có nhưng ý kiến đóng góp về nội dung bài viết, vui lòng gửi mail về [email protected] hoặc để lại comment ở phần bình luận, xin cảm ơn!

Chia sẻ

Từ khóa » Khái Niệm điệp Ngữ Lớp 7