Điệp Ngữ - Ngữ Văn 7

Ngày soạn:       22/11/2021

Ngày giảng: 7A: 25 /11/2021                    7B:25/11/2021

        Tiết  51

 ĐIỆP NGỮ

                                     

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

          HS biết, nhớ và hiểu được khái niệm phép điệp ngữ và điệp ngữ; các dạng điệp ngữ; tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.

2. Kĩ năng

Kĩ năng nhận biết, phân tích tác dụng khi sử dụng điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Bước đầu biết đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.

     3. Thái độ

HS có ý thức vận dụng các biện pháp tu từ vào việc đọc - hiểu văn bản; khi nói và tạo lập văn bản.

II. Chuẩn bị

- GV: Phương án lên lớp, máy chiếu, phiếu học tập

- HS: vở soạn, chuẩn bị trước bài tập 4 - Viết đoạn văn ở nhà.

III. Phương pháp – KTDH:

- Vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, động não, rèn luyện theo mẫu, HĐ nhóm

IV. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra đầu giờ: (4p)

   HS chơi trò chơi: SL1 - Xem hình đoán thành ngữ

- Gv chiếu  SL2-> SL 8

           SL2-  Đầu voi đuôi chuột

Mắt nhắm mắt mở

Kẻ khóc người cười

Nước mắt ngắn, nước mắt dài

Lên voi xuống chó

Nước mắt cá sấu

           - HS đứng tại chỗ  trình bày, điều hành chia sẻ.

- GV nhận xét, khích lệ.

GV: H. Em hiểu nước mắt cá sấu là gì?

         (Sự gian xảo, giả dối, giả vờ thương xót, đau khổ của những kẻ xấu nhằm che giấu bộ mặt thật để đánh lừa người khác.)

        H. Nhắc lại khái niệm thành ngữ ta đã học tiết trước?

           (Cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh...)       

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS: Lớp phó HT báo cáo kết quả KT bài soạn.

3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

       Hoạt động của Thầy- Trò

Tg

      Nội dung chính

HĐ 1: Khởi động

H. Các bạn hãy lắng nghe bài hát: Thầy cô là tất cả và  hãy liệt kê các từ ngữ lặp lại trong bài?

- Gv mở video bài hát: Thầy cô là tất cả

H. Việc lặp đi lặp lại các từ ngữ ấy có tác dụng gì?

- Có bao điều em muốn; thầy cô là...

-> Nhấn mạnh tình cảm và lòng biết ơn của các bạn HS với các thầy cô giáo của mình.

- GV dẫn vào bài: Trong TV, ta gọi cách sử dụng từ ngữ lặp như vậy là biện pháp tu từ điệp ngữ (phép điệp ngữ). Vậy phép điệp ngữ là gì? Điệp ngữ là gì? Có mấy loại điệp ngữ? Tác dụng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- Mục tiêu: HS nhớ được khái niệm ®iÖp ng÷, t¸c dông cña ®iÖp ng÷.

- Hiểu, phân biệt được các dạng điệp ngữ.

- Phân tích tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.

 

GV giao nhiệm vụ: HĐCĐ(3p) trình bày chia sẻ các câu hỏi:

(SL8): Đọc khổ đầu và khổ cuối của bài thơ” Tiếng gà trưa”  và cho biết: Ở khổ đầu và khổ cuối của bài thơ Tiếng trưa”  có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Lặp lại mấy lần? Chỉ rõ tác dụng?

- HS ghi ra vở nháp, trình bày chia sẻ.

- GV nhận xét và chốt

(SL9): -> Từ, cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài “ Tiếng gà trưa”:  Từ “nghe”, “vì”

Nghe: nhấn mạnh, làm nổi bật cảm giác của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa, niềm xúc động trào dâng..

GV bình :  Từ Nghe đặc biệt ở chỗ không chỉ cảm nhận bằng thính giác mà còn bằng cả cảm xúc và trái tim của những người lính. Tiếng gà trưa gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu, gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ bên bà những ngày thơ ấu, giúp người lính vượt mọi khó khăn, mệt moi, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.

 

:  nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ: Vì tổ quốc, vì bà, vì quê hương làng xóm, vì kỉ niệm tuổi thơ. Tình yêu nhà hóa tình yêu đất nước.

GV chiếu SL 10

HĐCN (2p) Xác định từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và cho biết chúng có tác dụng gì?

   “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

                      (Cây tre Việt Nam -Thép Mới)

HS trình bày - chia sẻ

                    GV khái quát   SL 11

     - Tre : lặp 4 lần

  • giữ: lặp 4 lần
  • Anh hùng: lặp 2 lần

GV: Tác giả Thép Mới muốn nói rằng:Tre giống như một người bạn của Nhân dân VN, không chỉ gắn bó với con người trong quá trình LĐSX mà còn gắn bó với con người trong chiến đấu chống lại quân XL.

     Việc lặp lại các từ ngữ như trên không chỉ có trong thơ mà còn có cả trong văn gọi là điệp ngữ.

Hỏi: Tác dụng của việc lặp lại từ ngữ trong các ví dụ trên là gì?

 

 

GV: Trong văn thơ hoặc trong nói viết hàng ngày, những từ lặp lại, có tác dụng như thế  gọi là điệp ngữ.

H. Em hiểu thế nào là phép điệp ngữ, thế nào là điệp ngữ? Tác dụng?

HS trình bày - chia sẻ

GV khái quát nội dung ghi nhớ

       SL12 - Học sinh đọc to . Gv chốt.

H. Em hãy lấy một VD về điệp ngữ trong các câu thơ, văn , một bài ca dao em đã học?

      VD: Bác đến chơi đây, ta với ta.

 

GV cho HS làm bài tập 1

HSHĐCN (3p) - trình bày vào vở  nháp- điều hành chia sẻ yêu cầu:b. Điệp ngữ trông: Nhấn mạnh sự lo lắng mong đợi, trông ngóng vào sự thuận hoà của thiên nhiên của người lao động xưa.

-> Người nông dân xưa công việc đồng áng là việc chính, họ chỉ chờ đợi thu hoạch lúa, vì vsậy trong quá trình làm có biết bao nhiêu nỗi lo lắng. Bài ca dao nhấn mạnh những điều đó của người nông dân.

SL 13:

H. H. Lỗi lặp từ và điệp ngữ có gì giống và khác nhau?HS trả lời, GV chiếu SL 15

GV: Để khắc sâu và phân biệt rõ ràng , ta thực hành bài tập 3a -SL16

Học sinh đọc bài tập.

H. Chỉ ra từ ngữ lặp và cho biết: việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không?

Phía sau nhà em có một mảnh vườn.Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em…

-> Các từ lặp đó không gọi là phép điệp ngữ vì Ý câu văn dài dòng, lủng củng, tối ý.

-> Lỗi lặp từ

 

HĐN 4 (5p) trình bày, điều hành chia sẻ

Hỏi: Nhận xét về vị trí xuất hiện và lặp lại của  các điệp ngữ  trong các VD?  Từ đó rút ra đặc điểm và các dạng điệp ngữ tương ứng?

 HS HĐ, viết kết quả vào bảng nhóm, Báo cáo  kết quả (Treo bảng - KT phòng tranh)

HS đi một vòng quan sát, nhận xét vào nháp, trở về nhóm tổng hợp ý kiến - trình bày, chia sẻ.

      GV nhận xét, kết luận.   Sl 19

VD1:

   Từ “nghe” lặp lại ở các vị trí đầu dòng, các từ cách xa nhau, giữa  các từ lặp lại

VD2a  T

                     Từ “ rất lâu”,

                “ khăn xanh”,

                 “thương em” lặp lại  ở vị trí liên tiếp ( kề sát nhau) nối tiếp

VD2b.

                   Từ “thấy”, “ngàn   dâu” ở cuối câu trước lặp lại ở đầu câu sau

 

GV chốt SL 20

Hỏi: Qua bài tập em hiểu như thế nào là điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp, điệp ngữ cách quãng?

Học sinh  trình bày, chia sẻ

GV chốt

Bài tập nhanh:

Xác định điệp ngữ trong các câu sau và cho biết nó thuộc dạng điệp ngữ nào?

a.   đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

                                                               (Ca dao)

-> Cách quãng

b. Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa thấp thoáng mái đình, chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh ta giữ gìn nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

-> Cách quãng

GV chiếu SL - Bài tập nhanh:

 Hãy tìm từ ngữ phù hợp để điền vào câu văn sau tạo phép tu từ điệp ngữ?

GV nhận xét, kl:  Điệp ngữ “ Xuân”

     Rằm......, sông....., trời......, nước......., tất cả góp phần tạo lên một bức tranh thiên nhiên mùa.......tươi đẹp, con người cũng cảm thấy trong mình đang rạo rực sức.....

GV nhấn mạnh điệp ngữ là một phương tiện để biểu cảm.

Hoạt động 3: HĐ luyện tập

-Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu của BT.

 

- Học sinh đọc bài tập.

- HS trình bày - chia sẻ.

- GV nhận xét, sửa chữa.

 

 

 

- HS về nhà hoàn thiện

Hỏi: Chữa lại lỗi

 

 

 

GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 4 (tiết trước)

Học sinh viết đoạn văn,

HS trình bày đoạn văn đã chuẩn bị

 GV nhận xét, sửa chữa,

GV đọc cho HS tham khảo đoạn văn

Quê hương-  hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương - nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông nước trong lành ngọt mát. Dù sau này trưởng thành, bước chân em đi tới mọi miền đất nước, trong tim em vẫn mãi vang vọng hai tiếng thiêng liêng: Quê hương!

 

 

 

 

4p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15p

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

 

 

 

1. Bài tập (Sgk 152)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Khổ đầu:

+ Nghe- lặp 3 lần - nhấn mạnh, làm nổi bật cảm giác của người chiến sỹ.

 

 

 

 

 

 

 

- Khổ cuối:

+ Vì - lặp 4 lần - nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao cả của người chiến sĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tác dụng:  nhấn mạnh, làm nổi bật ý, gây cảm xúc, ấn tượng mạnh.

 

 

2. Ghi nhớ

 

 

 

(Sgk t152)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Phân biệt lỗi lặp từ và điệp ngữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Các dạng điệp ngữ

1. Bài tập ( SGKT152)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Ghi nhớ (Sgk t.152)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Luyện tâp

 

2. Bài tập 2 (Sgk t.152)

 

- Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.

- Một giấc mơ: điệp ngữ chuyển tiếp.

3. Bài tập 3 (Sgk t.152)

- Chữa lỗi bằng cách bỏ bớt những từ ngữ lặp không cần thiết

4. Bài tập 4 (Sgk t.152)

- Chủ đề tự chọn.

- Đoạn văn từ 5-6 câu có sử dụng điệp ngữ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Củng cố:

            H. Từ các tiết lên lớp của cô giáo ở bài học 10...bạn chiếm lĩnh được những nội dung nào? Bạn hãy trình bày trong 1 phút (kĩ thuật trình bày 1p)

            - Một số HS trình bày, mỗi em  có 1p

             + Phần tiếng Việt: biết khái niệm, các kiểu điệp ngữ;

4. Hướng dẫn học bài

- Bài cũ:

+ Học thuộc ghi nhớ; phần tìm hiểu vở ghi.

- Bài mới:

+ Soạn bài Tập làm thơ lục bát

   (trả lời các yêu cầu BT vào vở soạn hoặc tài liệu

Sưu tầm các bài thơ lục bát chủ đề Mái trường, Mô hình nông trại...

 

Điểm

Điệp ngữ 

    Lỗi lặp từ

Giống

 Đều có hình thức lặp lại từ ngữ một hay nhiều lần trong đoạn văn, thơ

Khác

      Là biện pháp tu từ nhằm mang lại hiệu quả nhất định trong diễn đạt:

+ Mở rộng nghĩa; Gây ấn tượng mạnh; Gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc .

    Do hạn chế về khả năng dùng từ, lựa chọn từ ngữ là cho cách diễn đạt trở nên nặng nề, đơn điệu, trùng lặp. Thiếu liên kết.

Ví dụ minh họa

Tre, anh hùng lao động!

Tre, anh hùng chiến đấu!

Con bò đang ăn cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò đột nhiên rống ò ò.

 

Từ khóa » Khái Niệm điệp Ngữ Lớp 7