Điều 347 Bộ Luật Hình Sự Quy định Tội Vi Phạm Quy định Về Xuất Cảnh ...
Điều 347 Chương XXII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định Điều 347 Bộ luật hình sự quy định tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:
Nội dung chính bài viết
Quy định chi tiết của pháp luật về Điều 347 Bộ luật hình sự năm 2015
Điều 347 Bộ luật hình sự quy định tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép như sau:
“Điều 347. Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép
Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Dấu hiệu pháp lý tại Điều 347 Bộ luật hình sự 2015
Điều 347 Bộ luật Hình sự quy định 02 tội phạm riêng biệt là tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh và tội ở lại Việt Nam trái phép.
Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là hành vi ra khỏi biên giới Việt Nam hoặc vào lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Ở lại Việt Nam trái phép là hết hạn ở Việt Nam nhưng không ra khỏi Việt Nam.
Khách thể của tội phạm – Điều 347 Bộ luật hình sự
Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là tội xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm – Điều 347 Bộ luật hình sự
* Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi xuất cảnh và nhập cảnh trái phép.
Theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của Công dân Việt Nam năm 2019, Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Xuất cảnh trái phép là ra khỏi biên giới Việt Nam mà không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này trước đây thường gọi là “trốn ra nước ngoài”. Hành vi xuất cảnh trái phép xảy ra tương đối phổ biến vào những năm sau khi miền Nam giải phóng, nhưng hiện nay hành vi xuất cảnh trái phép không còn phổ biến như trước, nếu có thì cũng chủ yếu là đi liền với hành vi phạm tội khác như: tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; buôn bán phụ nữ đưa ra nước ngoài hoặc sau khi phạm tội bị phát hiện, bị truy nã nên đã trốn ra nước ngoài để trốn tránh trách nhiệm.
Nhập cảnh trái phép là từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam. Nếu trước đây hành vi xuất cảnh trái phép là phổ biến thì hiện nay hành vi nhập cảnh trái phép lại xảy ra nhiều. Người nhập cảnh trái phép thường là người nước ngoài, họ vào Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau và từ Việt Nam đi nước thứ ba với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người nhập cảnh trái phép lại chính là người Việt Nam nhưng họ đã ra nước ngoài làm ăn sinh sống, thậm chí đã nhập quốc tịch của nước sở tại, khi về Việt Nam không đựơc các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cũng như Nhà nước sở tại cấp thị thực.
Không coi là nhập cảnh trái phép đối với người Việt Nam phạm tội sau đó trốn ra nước ngoài sau một thời gian lại trở về Việt Nam.
Hành vi ở lại Việt Nam trái phép chủ yếu là người nước ngoài, người không có quốc tịch đến Việt Nam bằng con đường hợp pháp như: đến Việt Nam học tập, lao động, công tác, tham quan, du lịch, thăm thân… nhưng sau khi hết hạn đã không rời khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người Việt Nam đang học tập, lao động, công tác ở nước ngoài được về Việt Nam nghỉ phép nhưng hết hạn không chịu rời khỏi Việt Nam.
Không coi là ở lại Việt Nam trái phép đối với người nước ngoài bị Toà án áp dụng hình phạt trục xuất, nhưng cố tình không rời khỏi Việt Nam, mà trường hợp này nếu xảy ra thì thuộc trường hợp không chấp hành án quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự.
Hậu quả cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này, nhưng nếu hậu quả do hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc trốn ở lại Việt Nam trái phép gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì hoặc là người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác hoặc phải bị xử phạt nặng hơn người phạm tội chưa gây ra hậu quả.
Người thực hiện hành vi xuất nhập cảnh trái phép lần đầu chưa phải chịu trách nhiệm hình sự, những vẫn bị xử lý hành chính. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi xuất, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Chủ thể của tội phạm – Điều 347 Bộ luật hình sự
Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt. Bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Mặt chủ quan của tội phạm – Điều 347 Bộ luật hình sự
Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi mình đang làm là xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc trốn ở lại Việt Nam trái phép những vẫn cố ý muốn thực hiện.
Động cơ, mục đích thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, có người vì đoàn tụ gia đình, có người vì chuyện làm ăn kinh tế, có người vì trốn tránh tội lỗi… nhưng nếu xuất cảnh trái phép vì mục đích chống lại Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép cấu thành tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự.
Hình phạt tại Điều 347 Bộ luật hình sự
Điều 347 Bộ luật Hình sự quy định duy nhất 01 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bị cáo có thể được hưởng khi phạm tội tại Điều 347 BLHS năm 2015
Điều 51 Bộ luật hình sự có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, theo đó, khi bị cáo có một trong các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Hội đồng xét xử có thể xem xét cho giảm nhẹ trách nhiệm. Cụ thể:
Các tình tiết các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 54 Bộ luật hình sự về việc áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt thì:
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Vì vậy, bị cáo có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp có tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 hoặc trong trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì bị cáo còn có thể được áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 347 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Công ty luật uy tín để được hỗ trợ nhanh nhất.
Đánh giáTừ khóa » Tội 347
-
Tội Vi Phạm Quy định Về Xuất Cảnh, Nhập Cảnh; Tội ở Lại Việt Nam Trái ...
-
Hướng Dẫn Nghiệp Vụ áp Dụng Các điều 347, 348 Và 349 Bộ Luật ...
-
Quy định Của Pháp Luật Về Xử Lý Hành Vi Xuất Cảnh, Nhập Cảnh Trái ...
-
Tội Vi Phạm Quy định Về Xuất Cảnh, Nhập Cảnh; Tội ... - Luật Hoàng Anh
-
VKSNDTC Hướng Dẫn áp Dụng Điều 347, 348, 349 Bộ Luật Hình Sự
-
VKSNDTC Hướng Dẫn áp Dụng Các Điều 347, 348 Và 349 Bộ Luật ...
-
Công Văn 1557/VKSNDTC-V1 Hướng Dẫn áp Dụng Điều 347, 348 ...
-
Bộ Trưởng Công An: Trấn áp Mạnh Tội Phạm Ma Túy, Mua Bán Người
-
Tội Vi Phạm Quy định Về Xuất Cảnh Nhập Cảnh - Điều 347
-
Tội Phạm - Tìm Kiếm - Trang 347 - Tin Tức
-
Chế Tài Xử Lý Tội Phạm Tổ Chức, Môi Giới Xuất Nhập Cảnh Trái Phép
-
Kết Quả Thực Hiện Chiến Lược Quốc Gia Phòng, Chống Tội Phạm Gđ ...
-
TP.HCM Xử Lý 347 Trường Hợp Ném Chất Bẩn, Dùng SIM Rác 'khủng Bố'
-
VKSND Tối Cao Hướng Dẫn Nghiệp Vụ áp Dụng Các Điều 347, 348 Và ...