Điều 91. Nguyên Tắc Xử Lý đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội Theo ...
Có thể bạn quan tâm
Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Bình luận
Có thể thầy nhà làm luật đã nêu ra rất nhiều những nguyên tắc (tác giả sẽ đặt tên nguyên tắc để dễ nắm bắt) từ nguyên tắc chung đến những nguyên tắc rất cụ thể trong việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội phạm là người chưa thành niên nhưng đều xoay quanh nguyên tắc cơ bản nhất quy định tại Khoản 1 Điều luật này.
Nguyên tắc chung
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
Nhóm người chưa thành niên là những nhóm đối tượng vẫn cần sự quan tâm, che chở nhiều từ xã hội để họ có thể trưởng thành về mặt thể chất và nhận thức về xã hội. Xét dưới độ sinh học, tâm lý học đây là nhóm đối tượng đang trong giai đoạn có những bước thay đổi đáng kể về thể chất, tâm lý muốn được làm người lớn, muốn được mọi người công nhận v.v…vậy nên nhóm đối tượng này rất dễ phạm vào các tội phạm có liên quan đến sử dụng bạo lực như cố ý gây thương tích thậm chí là giết người cũng như các tội phạm liên quan đến tình dục như hiếp dâm v.v…và hiện số vụ phạm tội và số người phạm tội do người chưa thành niên phạm tội thực hiện đang ngày càng gia tăng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân mà trong Bộ Luật hình sự 2015, nhà làm luật đã đầu tư khá nhiều công sức, tâm huyết về chế định này.
Xuất phát từ những yếu tố trên, bắt buộc việc xử lý trách nhiệm đối với người phạm tội chưa thành niên không phải là nhằm mục đích trừng phạt, răn đe mà chính yếu là nhằm mục đích giáo dục, giúp họ nhận thức được sai lầm, sửa sai và có thể trở thành công dân có ích cho đất nước.
Các yếu tố về độ tuổi, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm luôn được chú ý trong các vụ án hình sự nói chung, nhưng đối với nhóm tội phạm là người chưa thành niên thì những yếu tố tố đó trở thành nguyên tắc bắt buộc phải có sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm một cách thật cặn kẽ, đúng mức. Bởi lẽ, những điều kiện, hoàn cảnh ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phạm tội của nhóm đối tượng này. Do đó để đảm bảo được tính khách quan cũng như đạt được mục đích giáo dục, các cơ quan tố tụng bắt buộc phải xem xét thật kỹ những yếu tố trên, đặc biệt là Tòa án trong quá trình quyết định hình phạt.
Nguyên tắc mở rộng khả năng miễn trách nhiệm hình sự
Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 2, cụ thể chỉ trừ những trường hợp phạm tội tại Điều 29 Bộ Luật này, người dưới 18 tuổi phạm tội nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
Nhìn vào nguyên tắc trên có thể thấy khả năng được miễn trách nhiệm hình sự của nhóm tội phạm là người chưa thành niên rộng hơn nhiều so với nhóm tội phạm thông thường. Điều kiện để được miễn trách nhiệm hình sự cũng không quá khắt khe, chỉ cần có nhiều tình tiết giảm nhẹ (2 tình tiết trở lên) và khắc phục phần lớn hậu quả là có thể xem xét đến việc miễn trách nhiệm hình sự, thay vào đó là sẽ áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục quy định tại Mục 2.
Nguyên tắc hạn chế tối đa việc truy cứu trách nhiệm hình sự
Nhà làm luật đã chỉ rõ, chỉ trong những trường hợp cần thiết mới truy cứu trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm (Khoản 3).
Như vậy, có thể khẳng định chính sách của nhà nước đối với nhóm người chưa thành niên phạm tội thông qua việc thể chế thành các quy định của pháp luật hình sự là rất rõ ràng. Cực kỳ thận trọng và hạn chế tối đa việc phải sử dụng các chế tài nghiêm khắc của pháp luật hình sự đối với nhóm người này. Nhà làm luật cũng lưu ý, phải xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm, nhân thân, cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, sau khi xem xét đến tất cả các yếu tố trên nếu thực sự cần thiết thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nguyên tắc hạn chế áp dụng hình phạt
Đối với nhóm người chưa thành niên phạm tội thì có nhiều biện pháp để xử lý. Thứ tự ưu tiên sẽ là miễn trách nhiệm hình sự =>Áp dụng một trong các biện pháp giám sát giáo dục =>Áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng => Áp dụng hình phạt.
Có thể thấy hình phạt là sự lựa chọn cuối cùng và sự lựa chọn bắt buộc khi tất cả các biện pháp ưu tiên phía trước không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Tòa án là cơ quan phải có nghĩa vụ đánh giá một cách khách quan, chính xác về tất cả các yếu tố có liên quan đến người chưa thành niên phạm tội khi xét xử để quyết định có áp dụng hình phạt với người phạm tội thuộc nhóm này hay không.
Nguyên tắc không áp dụng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình
Bản thân nguyên tắc này đã cho chúng ta thấy rõ giới hạn của hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Bất luận loại tội phạm mà người này thực hiện là loại tội phạm nào, thuộc chương nào của Bộ Luật hình sự và tình tiết tăng nặng có nhiều đến đâu thì hình phạt cao nhất mà họ phải chịu chỉ là hình phạt tù có thời hạn. Sở dĩ nhà làm luật có quy định này cũng xuất phát từ nguyên tắc chung là nhằm mục đích giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội. Nếu áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình thì mục đích trên sẽ không bao giờ thực hiện được vì 2 hình phạt trên là hình phạt cao nhất, nó mang tính trừng trị cao hơn là giáo dục.
Nguyên tắc hạn chế áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Nhà làm luật đã quy định Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Như thế, nguyên tắc vẫn ưu tiên các biện pháp giáo dục khác hoặc các hình phạt khác nhẹ hơn, tuy nhiên nếu các biện pháp hay hình phạt nhẹ hơn đó không có giá trị răn đe, phòng ngừa thì Tòa án sẽ được phép áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Tuy vậy, hình phạt tù có thời hạn một khi đã được xác định áp dụng với người chưa 18 tuổi phạm tội vẫn bị giới hạn bởi những ràng buộc nhất định chứ không được áp dụng theo như những trường hợp thông thường. Cụ thể: Nếu người chưa đủ 18 tuổi và người đủ 18 tuổi cùng phạm một tội tương ứng thì mức phạt của người chưa đủ 18 phải nhẹ hơn và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Bên cạnh đó, người chưa thành niên còn được hưởng một đặc quyền nữa là sẽ không bị áp dụng hình phạt bổ sung trong tất cả các trường hợp với mọi loại tội phạm.
Nguyên tắc không tính xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
Nguyên tắc này có một đặc điểm đặc biệt là không áp dụng cho tất cả những người phạm tội là người chưa thành niên mà chỉ áp dụng cho nhóm nhỏ là từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Như chúng ta đã biết nếu một người phạm tội đã bị kết án và chưa xóa án tích mà tiếp tục thực hiện một tội phạm mới nếu thỏa các điều kiện kèm theo thì có thể được xem là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm tùy từng trường hợp. Tuy nhiên, đối với nhóm người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì án đã tuyên không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm – Nghĩa là nhóm đối tượng này không bao giờ bị xem là có án tích mặc dù đã bị kết án.
Từ khóa » Hình Phạt đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội
-
Các Bị Cáo Dưới 18 Tuổi Phạm Tội Giết Người Có được Hưởng án Treo ...
-
Hình Phạt đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội Theo Luật Hình Sự ?
-
Các Hình Phạt được áp Dụng đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội Là ...
-
Người Dưới 18 Tuổi Phạm Nhiều Tội Thì Tổng Hợp Hình Phạt Như Thế ...
-
Hình Phạt đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội - Ánh Sáng Luật
-
Một Số Nguyên Tắc Xử Lý đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội
-
Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội được Giảm án Thế Nào? - LuatVietnam
-
Quyết định Hình Phạt đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội
-
Xử Lý đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội - Giải đáp Pháp Luật
-
Vấn đề Quyết định Hình Phạt đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội
-
[PDF] BẠN VỚI PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
-
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
-
15. Hình Phạt đối Với Người Dưới 18 Tuổi Phạm Tội - Dulieuphaply
-
Một Số Lưu ý Về Trách Nhiệm Hình Sự Của Người Chưa Thành Niên ...