Điều Chỉnh Vốn điều Lệ/vốn Góp Do Chênh Lệch Về Tỷ Giá - Detail

Trả lời:

1. Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.

Theo quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư, khi nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thì nội dung đăng ký về vốn góp được thể hiện bằng Đồng Việt Nam và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (nếu có) và các văn bản áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ghi nhận vốn góp trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thể hiện bằng Đồng Việt Nam và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (nếu có).

Theo quy định tại các Phụ lục IV-2, IV-3, IV-4, IV-5 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp thì nội dung vốn điều lệ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thể hiện bằng Đồng Việt Nam và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (nếu có).

2. Điểm e khoản 1 Điều 67 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ:

“- Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam Đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư.

- Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính bằng Việt Nam Đồng, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra Việt Nam Đồng và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

- Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư Có tài khoản 411 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” có gốc ngoại tệ”.

Theo quy định tại tiết a điểm 1.3 khoản 1 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC nêu trên (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC), tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.

Do đó, đề nghị căn cứ các quy định nêu trên và tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính (trong trường hợp cần thiết) để được hướng dẫn.

 

Từ khóa » Cách Xem Vốn điều Lệ Trên Báo Cáo Tài Chính