Vốn điều Lệ Là Gì? Vốn điều Lệ Công Ty Có Nên Tăng Hay Giảm để Có Lợi
Có thể bạn quan tâm
Vốn điều lệ công ty – Luật doanh nghiệp không có quy định rõ ràng về mức vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vốn điều lệ có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với những công ty có phát sinh các giao dịch lớn, hay có nhu cầu vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Bởi vốn điều lệ đảm bảo cho khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như khả năng thanh toán nếu như có những tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch. Cùng Kế toán Vệt Hưng tìm hiểu chi tiết hơn về vốn điều lệ qua bài viết ngay dưới đây.
1. Vốn điều lệ là gì?
Tại Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13 giải thích:
“29. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
⇒ Vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh.
Phân biệt vốn điều lệ khác vốn pháp định
– Giống nhau: Đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.
– Khác nhau:
TẢI VỀ – Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
2. Công ty vốn điều lệ 1 tỷ nộp thuế môn bài bao nhiêu?
Cơ bản mức vốn điều lệ chỉ tác động tới mức lệ phí môn bài mà công ty phải đóng, cụ thể:
– Vốn điều lệ không ảnh hưởng đến kết quả đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp. Mà chỉ ảnh hưởng tới số tiền đóng lệ phí môn bài hằng năm của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp có thể đăng ký bao nhiêu vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tùy theo loại hình, quy mô dự định kinh doanh và điều kiện về tài sản có thể góp vốn của cá nhân tham gia kinh doanh.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên lưu ý cân đối mức vốn điều lệ để đủ kinh phí trang trải cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, hay lập dự phòng rủi ro trong những năm đầu tiên hoạt động chưa hiệu quả.
STT | MỨC NỘP LỆ PHÍ MÔN BÀI | VỐN ĐIỀU LỆ/VỐN ĐẦU TƯ |
1 | 03 triệu đồng/năm | Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư > 10 tỷ đồng |
2 | 02 triệu đồng/năm | Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư ≤ 10 tỷ đồng |
3 | 01 triệu đồng/năm | Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác |
Thời điểm trong năm khi thành lập công ty, lệ phí môn bài có sự chênh lệch với nhau | ||
(1) | Đóng 100% mức lệ phí môn bài theo quy định | 06 tháng đầu năm (01/01 – 30/6) |
(2) | Đóng 50% mức lệ phí môn bài theo quy định | 06 tháng cuối năm (01/07 – 31/12) |
VÍ DỤ:
Nếu DN bạn thành lập công ty cổ phần, chỉ đăng ký mức vốn điều lệ là 300.000 đồng. Thì kế hoạch thành lập công ty không khả thi. Và cơ quan đăng ký kinh doanh có thể sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Vốn điều lệ công ty có nên tăng hay giảm để có lợi?
Vốn điều lệ cũng chính là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với đối tác, khách hàng. Do đó: – Vốn điều lệ ở mức thấp hoặc quá thấp: Trách nhiệm vật chất của người góp vốn giảm xuống nhưng sẽ khó tạo niềm tin cho đối tác – Vốn điều lệ ở mức cao hoặc quá cao: Trách nhiệm vật chất tăng, tính chịu rủi ro của người góp vốn cũng tăng theo nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng hơn đặc biệt trong các hoạt động đấu thầu…
KẾT LUẬN
Cần căn cứ vào các yếu tố:
- Dự định kinh doanh
- Quy mô công ty để đưa ra một mức phù hợp tránh trường hợp đăng ký vốn điều lệ quá cao ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp và nghiệp vụ kế toán của công ty.
- Định hướng phát triển trong tương lai
- Khả năng tài chính tham gia các dự án đấu thầu
- …………………………………………………..
TÊN DOANH NGHIỆP | SỐ VỐN ĐIỀU LỆ LỚN NHẤT VIỆT NAM |
Tập đoàn Vingroup | 34.309 tỷ đồng |
Tập đoàn Hòa Phát
| 27.610 tỷ đồng |
Tập đoàn Vinamilk | 17,416 tỷ đồng |
Thacogroup | 16.950 tỷ đồng |
FWD Vietnam | 13.937 tỷ đồng |
Manulife | 13.095 tỷ đồng |
4. Đăng ký có được giảm vốn điều lệ không? Trường hợp kê khống số vốn điều lệ công ty xử lý ra sao?
VD: Công ty cổ phần A có số vốn điều lệ là 500 tỷ VNĐ. Trên thực tế, số vốn này hoàn toàn là kê khống và hiện nay các cổ đông muốn góp lại vốn điều lệ thì có được không? Luật sư Đỗ Quang Hưng (Luatvietnam) trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13, cổ đông có nghĩa vụ góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong khi đó, điểm d khoản 3 Điều luật này cũng chỉ rõ: “Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua…” – Trường hợp các cổ đông của Công ty A không thanh toán đầy đủ vốn điều lệ đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày thì Công ty A cần phải thực hiện đăng ký điều chỉnh giảm vốn điều lệ. – Trường hợp muốn góp vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục tăng vốn theo quy định của pháp luật. ⇒ Trên thực tế, các cổ đông vẫn có thể thực hiện góp đủ vốn mà không đăng ký giảm vốn. |
Tại Điều 44 Nghị định 108/2018/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP:
(1) Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ:
(2) Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; mẫu I-11 (do người đại diện theo pháp luật ký);
(3) Quyết định bằng văn bản về việc giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký). Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty;
(4) Bản sao biên bản họp về việc giảm vốn điều lệ của Hội đồng thành viên (có chữ ký của chủ tọa và người ghi biên bản). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty;
(5) Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ). Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập;
(6) Bản gốc Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
Từ ngày 10/10/2018, doanh nghiệp đăng ký giảm vốn điều lệ không cần nộp Báo cáo tài chính theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP.
Điều 44. Đăng ký thay đổi vốn Điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp
1. Trường hợp công ty đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của các thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký. Nội dung Thông báo gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); b) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này hoặc số quyết định thành lập, mã số doanh nghiệp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; c) Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; d) Vốn Điều lệ đã đăng ký và vốn Điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng giảm vốn; đ) Họ, tên, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh. |
2. Trường hợp đăng ký thay đổi vốn Điều lệ công ty, kèm theo thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn Điều lệ của công ty; văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư.
Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
3. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn Điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn Điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần, kèm theo Thông báo quy định tại Khoản 1 Điều này, hồ sơ đăng ký tăng vốn Điều lệ phải có:
a) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản hợp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn Điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn Điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần; b) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn Điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần. |
4. Trường hợp giảm vốn Điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các Khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
5. Trường hợp nghị quyết, quyết định về việc thay đổi vốn Điều lệ đã được thông qua hợp pháp theo quy định của Luật doanh nghiệp mà có thành viên, cổ đông bị chết, mất tích, vắng mặt tại nơi cư trú, tạm giam, kết án tù, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc từ chối ký tên vào danh sách thành viên, danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên, cổ đông đó trong các danh sách nêu trên.
6. Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp
Như vậy Kế toán Việt Hưng vừa đi tìm hiểu với các bạn về vấn đề Vốn điều lệ và ảnh hưởng của nó đến doanh nghiệp.
Kế toán Việt Hưng với hơn 10 năm kinh nghiệm đào tạo kế toán online. Đội ngũ giáo viên giỏi, học trên chứng từ sổ sách của các công ty thật. Các bạn học viên khi hoàn thành khoá học kế toán sẽ được:
- Cam kết học phải hiểu làm được mới kết thúc
- Một giáo viên kèm một học viên
- Hỗ trợ phần mềm lâu dài, hỗ trợ học viên sau khi học xong
- Giảm giá và ưu đãi cho học viên giới thiệu cho trung tâm
Các khoá học kế toán của trung tâm kế toán Việt Hưng.
Từ khóa » Cách Xem Vốn điều Lệ Trên Báo Cáo Tài Chính
-
Tra Cứu Vốn điều Lệ Công Ty đơn Giản Chính Xác 100% - Luật Hùng Sơn
-
Vốn điều Lệ Và Vốn Chủ Sở Hữu (Phần 1) - Chứng Khoán Online
-
Tra Cứu Vốn điều Lệ Công Ty Như Thế Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Vốn điều Lệ Là Gì? Cần Chứng Minh Khi Mở Công Ty? Góp Thiếu Sao Ko?
-
Báo Cáo Vốn Chủ Sở Hữu – Định Nghĩa Và Phân Biệt Với Vốn điều Lệ
-
Vốn điều Lệ Và Vốn Chủ Sở Hữu Khác Nhau Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Hiểu Thế Nào Về Vốn Chủ Sở Hữu, Khác Gì Với Vốn điều Lệ?
-
Khi Làm BCTC Thì Vốn điều Lệ đưa Vào Chỉ Tiêu Nào? - Dân Kế Toán
-
Cách Hạch Toán Vốn đầu Tư Của Chủ Sở Hữu Tài Khoản 411 Theo TT ...
-
Vốn điều Lệ Là Gì? Cần Chứng Minh Vốn điều Lệ Khi Mở Công Ty?
-
Điều Chỉnh Vốn điều Lệ/vốn Góp Do Chênh Lệch Về Tỷ Giá - Detail
-
[PDF] PHỤ LỤC 1 CÁU PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH VỐN TỰ CÓ
-
Thặng Dư Vốn Cổ Phần? Tăng Vốn điều Lệ Từ Thặng Dư Vốn - AZLAW
-
Đăng Ký Thay đổi Vốn điều Lệ, Phần Vốn Góp, Tỷ Lệ Phần ... - Dichvucong