Điều Chưa Kể Về Vua Bảo Đại - Vị Vua Cuối Cùng Nhà Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Vua Bảo Đại tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam nói chung.
Từ Bảo Đại chính là niên hiệu của ông, tục lệ nhà Nguyễn các vị Hoàng đế đời trước chỉ giữ một niên hiệu nên dân gian hay dùng niên hiệu để chỉ vị Hoàng đế đó. Ông đồng thời cũng là Hoàng đế của Đế quốc Việt Nam (1945) và là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955).
Ngài trị vì từ 6/11/1925 và thoái vị ngày 25/8/1945.
Bảo Đại đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính. Ông đã cho bỏ một số tập tục mà các vua nhà Nguyễn trước đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới, mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy.
Ngày 8 tháng 4, năm 1933, Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng Đoàn nhằm thay thế các thượng thư già yếu hoặc kém năng lực Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại.
Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp và cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ, tháng 12 năm 1933, Bảo Đại ra Bắc kỳ thăm dân chúng.
Ngày 20 tháng 3 năm 1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.
Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại quyết định thoái vị và trở thành “công dân Vĩnh Thụy”. Trong bản Tuyên ngôn Thoái vị, ông có câu nói nổi tiếng “Trẫm muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ“.
Tháng 9/1945, ông được chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra Hà Nội nhận chức “Cố vấn tối cao Chính phủ Lâm thời Việt Nam”. Đến ngày 6/1/1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val-de-Grâce, hưởng thọ 85 tuổi. Đám tang Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de chaillot, số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero.
Vua Bảo Đại có một tình yêu to lớn với thành phố Đà Lạt, các dinh thự mà vua sử dụng trong thời gian sống và làm việc tại đây hiện nay vẫn còn giữ được tổng thể kiến trúc và được đưa vào phục vụ tham quan du lịch cho du khách.
Từ khóa » Những Vị Vua Cuối Cùng Của Việt Nam
-
Bảo Đại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Vị Vua Cuối Cùng Của Việt Nam - BBC News Tiếng Việt
-
Ảnh Hiếm Về Ba Vị Vua Cuối Cùng Việt Nam
-
Bảo Đại - Vị Vua Cuối Cùng Của Triều đại Nhà Nguyễn ở Việt Nam
-
Vua Bảo Đại Vị Vua Cuối Cùng Của Việt Nam - Hoa Dalat Travel
-
Bảo Đại - Vị Vua Cuối Cùng Trong Lịch Sử Phong Kiến Việt Nam | Tiki
-
Bảo Đại, Vị Vua Cuối Cùng Trong Lịch Sử Phong Kiến Việt Nam | Tiki
-
Vị Vua Cuối Cùng Của Việt Nam Và Thân Thế Bí ẩn Gây Tranh Cãi - YAN
-
BẢO ĐẠI - VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU NGUYỄN - VYC Travel
-
CHÍN CHÚA_MƯỜI BA VUA TRIỀU NGUYỄN(Tham Khảo)Theo Lịch ...
-
Vua Cuối Cùng Của Nước Việt Nam - Bạn Nên Biết
-
Bí ẩn Về Vị Vua Cuối Cùng Của Lịch Sử Việt Nam - Vietnamnet
-
Hoàng Hậu Cuối Cùng Của Việt Nam Tài Sắc Thế Nào? - Tiền Phong
-
Sơ Lược Về Chín Chúa, Mười Ba Vua Triều Nguyễn - Khám Phá Huế