TPO - Bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa, chỉ gặp một lần đã khiến vua Bảo Đại say đắm, chọn làm hoàng hậu. Là vị hoàng hậu quyền uy nhưng cũng nhiều thăng trầm trong cuộc đời.
1. Ai là hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam?
icon
Nam Phương Hoàng Hậu
icon
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu
icon
Đệ nhất Ân phi Hồ Thị Chỉ
Đáp án B. Nam Phương (1914-1963), tên khai sinh Nguyễn Hữu Thị Lan, là hoàng hậu của vua Bảo Đại. Bà cùng Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (chính thất của vua Gia Long) là 2 người trong hoàng tộc nhà Nguyễn mang tước vị hoàng hậu khi còn sống. Triều đại này rất ít khi lập hoàng hậu, cao nhất chỉ là hoàng quý phi. Khi con trai lên ngôi thì mẹ đẻ được tôn là hoàng thái hậu, khi qua đời có thụy hiệu là hoàng hậu. Nam Phương là hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
2. Nam Phương hoàng hậu có quốc tịch Pháp, đúng hay sai?
icon
Đúng
icon
Sai
Đáp án A. Nổi tiếng xinh đẹp, Nguyễn Hữu Thị Lan ngay trong lần gặp đầu tiên đã khiến vua Bảo Đại say đắm. Trong cuốn Con rồng Việt Nam nhà vua viết: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê". Bởi là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp nên cuộc hôn nhân của Nguyễn Hữu Thị Lan với vua Bảo Đại gặp nhiều phản đối. Trước Hoàng tộc, nhà vua đã thẳng thắn nói: "Trẫm cưới vợ cho trẫm đâu phải cưới cho... triều đình".
3. Điều kiện thách cưới của nhà gái với vua Bảo Đại lúc đó có gì đặc biệt ?
icon
Tấn phong làm Hoàng Hậu Chánh Cung
icon
Sang Pháp ở
icon
Xây biệt thự trên biển
Đáp án C. Điều kiện “thách cưới” của họ nhà gái dành cho vua Bảo Đại khi ông muốn cưới bà là ngoài những điều kiện để bà vẫn giữ đạo Công Giáo, vua phải tấn phong cho bà làm Hoàng Hậu Chánh Cung ngay ngày cưới, đây là một biệt lệ chưa từng có trước đó của triều Nguyễn. Ngày 20/3/1934, Bảo Đại làm đám cưới với Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương hoàng hậu. Sau khi được tấn phong, Nam Phương Hoàng hậu được vua Bảo Đại ban nhiều đặc ân sánh ngang với vua chúa thời bấy giờ. Bà được tự do phục sức màu Vàng – màu chỉ có vua chúa mới được dùng. Bà dọn về ở điện Kiến Trung cùng vua - nơi được tân trang sửa chữa theo kiến trúc Phương Tây, như một kiểu để bà được thấy sự quen thuộc của những năm tháng sống ở Pháp.
4. Học vị của Nam Phương hoàng hậu là gì?
icon
Tú tài toàn phần
icon
Thạc sĩ
icon
Tiến sỹ
Đáp án A. 12 tuổi, được gia đình cho sang Pháp học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng ở Paris do các nữ tu điều hành. Tháng 9/1932, sau khi thi đậu tú tài toàn phần (tương đương tốt nghiệp THPT hiện nay), bà trở về Việt Nam. 2 năm sau, Nguyễn Hữu Thị Lan kết hôn với vua Bảo Đại và trở thành hoàng hậu. Là người theo học ở nước ngoài nhiều năm, hoàng hậu Nam Phương giúp chồng ngoại giao, đón tiếp quốc khách, giao thiệp với người Pháp, trong nước làm khuyến học, giúp người nghèo.
5. Nam Phương hoàng hậu là cháu ngoại của Huyện Sỹ - một trong 4 người giàu nhất Việt Nam, đúng hay sai?
icon
Đúng
icon
Sai
Đáp án B. Nam Phương hoàng hậu xuất thân trong một gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ. Ông ngoại của bà chính là Huyện Sỹ Lê Phát Đạt - một trong 4 người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Huyện Sỹ tên khai sinh là Lê Nhất Sỹ, sinh ra trong một gia đình theo đạo Công giáo tại khu vực Cầu Kho, Sài Gòn, nhưng quê quán ông ở Tân An, Long An.Vì gia đình khó khăn nên Lê Nhất Sỹ đi làm nghề lái đò chở lương thực thuê cho dân làng. Có một linh mục biết gia cảnh của Lê Nhất Sỹ nên đã nhận Sỹ làm con đỡ đầu để nuôi cho ăn học. Lê Nhất Sỹ học hết bậc tiểu học ở Sài Gòn rồi được linh mục gửi sang học ở trường dòng Penang, Mã Lai - nơi đào tạo những tu sĩ Công giáo cho xứ Đông Dương và các nước vùng Đông Nam Á. Vì thế sau này, ông rất thông thạo tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Hoa và chữ Quốc ngữ (khi ấy còn rất sơ khai). Do trùng tên với một người thầy dạy nên từ đó Lê Nhất Sỹ đổi tên thành Lê Phát Đạt. Sau khi về nước với vốn ngoại ngữ thông thạo, ông được chính quyền Nam Kỳ thuộc Pháp bổ nhiệm làm phiên dịch viên, rồi làm ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (từ năm 1880), phong hàm cấp huyện nên ông bắt đầu được gọi là Huyện Sỹ. Thời đó, dân cư bỏ ruộng đất đi tản mác khắp nơi tránh Pháp, chính quyền cho đấu giá rẻ mạt mà cũng không có người mua. Ông chạy chọt tiền bạc để mua liều, nào ngờ gặp may, ruộng đất ông mua trúng mùa liên tiếp mấy năm liền, nên ông trở nên giàu có. Sau này, ông dành phần lớn gia sản cho hoạt động phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo, bằng chứng là ông đã bỏ tiền để xây hai ngôi nhà thờ tại Sài Gòn là nhà thờ Chợ Đũi (ngày nay gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ) và Nhà thờ Chí Hòa. Ông huyện Sỹ qua đời năm 1900, khi đó nhà thờ Chợ Đũi vẫn chưa xây dựng xong. Còn vợ ông qua đời năm 1920. Sau đó, người ta đưa phần mộ hai ông bà an táng ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Chợ Đũi.
6. Nam Phương hoàng hậu có với vua Bảo Đại mấy người con?
icon
5
icon
2
icon
3
Đáp án C. Bà sinh cho vua Bảo Đại 5 người con gồm hoàng thái tử Bảo Long, công chúa Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng. Sau khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, hoàng hậu Nam Phương cùng dọn ra cung An Định, bên bờ sông An Cựu sống. Rời bỏ cuộc sống giàu sang của một bà hoàng, bà dốc sức nuôi dạy các con, tham gia góp vàng bạc, vận động người dân Huế gây quỹ cho chính quyền mới.
7. Nam phương hoàng hậu rời Việt Nam sang sống ở pháp năm nào?
icon
1947
icon
1945
icon
1946
Năm 1947 Nam Phương hoàng hậu sang Pháp cùng các con, bắt đầu một cuộc sống lưu vong dài đằng đẵng. Bà rất thích nuôi chó. Trong nhà bà có cả một đàn chó, trong đó có một con thuộc giống Saint Berard, loại chó to như con cọp, chuyên dùng vào việc tìm người mất tích trong rừng khi đi trượt tuyết. Về thể thao bà có thể chơi bóng bàn, quần vợt và golf nhưng không giỏi lắm.
8. Bà Nam phương hoàng hậu mất năm bao nhiêu tuổi?
icon
49
icon
53
icon
55
Đáp án A. Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần, lần được nhớ nhất là vào dịp lễ cưới của Phương Liên kết hôn với chàng trai người Bordeaux. Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà. Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà thấy đau cổ. Bác sĩ tới thăm bệnh, nói bà bị viêm họng nhẹ. Không ngờ sau đó, bà bị khó thở. Ông quản gia và mấy cô giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ khác ở làng bên, cách mươi cây số. Nhưng bà càng khó thở hơn và trái tim bà đã ngừng đập ở tuổi 49. Bà mất ngày 14 tháng 9 năm 1963. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn vua Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp.
9. Bảo Đại đã làm gì khi Nam Phương mất?
icon
Mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi
icon
Làm một chiếc vương miện
icon
Mua một đàn chó đẹp
Đáp án B. Khi được tin bà Nam Phương tạ thế, Bảo Đại trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại gỗ quý giá nhất của người Pháp để an táng người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức mà cho tới tận cuối đời cũng không hề bị ai chê trách hay than phiền. Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại, bà Nam Phương không có bất kỳ nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông khác cũng không. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình nề nếp nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc, ngay cả với các con. Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ: Ici Repose l’Imperatrice Nam Phuong Nee Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao 14.11.1913 – 15.9.1963. Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi lăng.” Thật buồn cho số phận bà Nam Phương, lúc trẻ thật hạnh phúc và sung sướng về vật chất cũng như danh vọng. Vậy mà cuối đời bà đã mất trong sự cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở cái tuổi còn khá trẻ.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Châu Anh (t/h) Xem nhiều
Giáo dục
Vì sao 4 điểm trường ở Kon Tum bỏ hoang?
Giáo dục
Việt Nam có trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE uy tín toàn cầu
Giáo dục
Thanh Hoá chi hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ giáo viên hợp đồng
Giáo dục
Nhân lực cho đường sắt Tốc độ cao Bắc - Nam: Trường đại học trở tay không kịp
Giáo dục
Nguyễn Thế Vinh: Từ giảng đường FPT Edu đến lãnh đạo hệ sinh thái blockchain triệu user
Tin liên quan
Ám ảnh về Nam Phương Hoàng hậu
Nam Phương Hoàng hậu bỗng dưng được “phong thần”
MỚI - NÓNG
Miền Trung đón thêm đợt mưa rất lớn, nguy cơ ngập lụt diện rộng
Xã hội TPO - Từ ngày 25-28/11, các tỉnh miền Trung, trọng tâm là Quảng Trị đến Đà Nẵng đón một đợt mưa rất lớn với tổng lượng mưa thời gian này phổ biến 200-400mm, có nơi trên 600mm, riêng Huế có thể lên 800mm. Dự báo ngập lụt còn kéo dài ở khu vực này.
Hà Nội: Phường báo cáo gì về việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt ở phố Tây Sơn?
Nhịp sống Thủ đô TPO - Phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) vừa có báo cáo gửi quận Đống Đa về việc phát hiện hàng trăm tiểu sành, hài cốt người khi thực hiện thi công hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn.
Hỗn chiến kinh hoàng bằng vỏ chai bia ở TPHCM
Pháp luật TPO - Cơ quan chức năng đang điều tra vụ hai nhóm thanh niên hỗn chiến bằng vỏ chai bia xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TPHCM). Hoàng hậu triều đại phong kiến nam phương hoàng hậu vua bảo đại