Điều Gì Gây Ngứa Vùng Miệng? Làm Thế Nào để điều Trị?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Ngứa vùng miệng có thể do dị ứng thực phẩm, nhiễm virus, nhiễm nấm hoặc do có thể do các phản ứng nguy hiểm gây ra. Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa vùng miệng chính là yếu tố giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Ngứa vùng miệng
Ngứa vùng miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Tổng quan về tình trạng ngứa vùng miệng

1. Triệu chứng

Các triệu chứng ngứa vùng miệng phụ thuộc vào yếu tố nguyên nhân. Các triệu chứng mà bạn có thể gặp phải như:

  • Ngứa trong và ngoài miệng
  • Cảm giác nóng rát trong miệng, lưỡi và cổ họng
  • Sưng lưỡi, môi và cổ họng
  • Có mùi vị khác lạ trong miệng
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi
  • Ho khan
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa và có cảm giác kiến bò trong tai

Bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết. Để nhận được thông tin đầy đủ hơn, bạn có thể trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế.

2. Nguyên nhân gây ngứa vùng miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa miệng mà phổ biến nhất bao gồm:

Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa miệng, thường gặp nhất là dị ứng thực phẩm. Bạn có thể nhận ra tình trạng này rất dễ dàng, vì triệu chứng ngứa và nóng vùng miệng chỉ xuất hiện khi bạn nhai và nuốt thực phẩm đó. Ngay khi bạn lấy thức ăn ra khỏi miệng, tình trạng ngứa sẽ giảm bớt. Ngứa vùng miệng do dị ứng thực phẩm còn được gọi là hội chứng dị ứng miệng.

ngứa miệng do dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm khiến bạn ngứa miệng, cổ họng

Các triệu chứng do hội chứng dị ứng miệng gây ra thường thuyên giảm sau 20 phút. Nếu triệu chứng kéo dài, đây có thể là phản ứng phản vệ. Trong trường hợp này bạn nên đến bệnh viện để khắc phục kịp thời.

Nấm miệng

Nấm miệng hay còn gọi là nấm lưỡi, tưa lưỡi, vi nấm gây ra bệnh lý này là Candida albicans. Chúng xuất hiện trong amidan, nướu, lưỡi và trong vòng miệng. Các triệu chứng của bệnh nấm miệng thường gặp như:

  • Khô miệng
  • Xuất hiện vết trắng ở lưỡi hoặc vòm miệng
  • Nóng rát và đau
  • Ngứa miệng
  • Chảy máu

Người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu rất dễ mắc bệnh lý này.

Herpes miệng

Herpes miệng là bệnh do virus Herpes simplex gây ra, đây là bệnh rất dễ lây lan. Herpes miệng gây ra các nốt mụn nước và các vết loét ở vùng quanh miệng.

ngứa ở miệng
Herpes môi khiến bạn bị ngứa quanh vùng miệng

Trước khi các mụn nước xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy ngứa và nóng ran quanh môi. Các mụn nước hình thành sau đó vỡ ra tạo thành các vết loét quanh miệng. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 2 tuần.

Sốc phản vệ (phản ứng phản vệ)

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Phản ứng phản vệ có thể bắt đầu bằng triệu chứng ngứa, nóng ran hoặc sưng trong miệng. Nguyên nhân phổ biến gây sốc phản vệ bao gồm:

  • Nọc độc của ong, côn trùng khác
  • Thuốc
  • Thực phẩm
  • Hóa chất

Những người bị dị ứng chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình như sổ mũi, phát ban, nổi mề đay, chảy nước mắt, ngứa nhẹ và nóng ran sẽ thuyên giảm dần sau 24 giờ. Tuy nhiên, tình trạng có thể phát triển thành sốc phản vệ. Cụ thể triệu chứng sốc phản vệ bao gồm:

  • Cổ họng bị thắt chặt
  • Khó thở
  • Khan tiếng
  • Tụt huyết áp
  • Ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh

Sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được khắc phục kịp thời. Khi nhận thấy các triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bạn có thể xác định nguyên nhân gây ngứa miệng bằng cách dựa vào các triệu chứng đi kèm. Chẳng hạn như triệu chứng ngứa miệng và cổ họng có thể do dị ứng thực phẩm, sốc phản vệ, nấm miệng, dị ứng thuốc. Ngứa bên ngoài miệng có thể do dị ứng thực phẩm nhẹ, nấm miệng, bệnh Herpes môi.

Xem thêm: Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?

Điều trị ngứa vùng miệng

Trước khi tiến hành điều trị, bạn cần xác định nguyên nhân gây ngứa vùng miệng để lựa chọn phương án thích hợp.

1. Ngứa miệng do phản ứng dị ứng nhẹ

Đối với các phản ứng dị ứng nhẹ, các triệu chứng thường tự hết sau vài phút khi bạn lấy thức ăn ra khỏi miệng. Nếu triệu chứng kéo dài, bạn có thể cần dùng thuốc kháng histamine không kê đơn để cải thiện tình trạng này.

2. Ngứa miệng do phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamine hoặc thuốc epinephrine và phải được theo dõi chặt chẽ đến khi tình trạng được điều trị dứt điểm.

điều trị ngứa vùng miệng
Bác sĩ có thể dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng dị ứng

Những người có tiền sử dị ứng phải luôn mang theo dụng cụ tiêm tự động epinephrine trong trường hợp khẩn cấp. Vì thuốc này có thể ngăn chặn hoặc phòng ngừa sốc phản vệ. Ngoài ra, bạn không nên ăn các thực phẩm hay tiếp xúc với các hóa chất đã từng gây ra dị ứng.

3. Ngứa miệng do virus Herpes

Herpes miệng có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc kháng virus để chống lại virus herpes. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị Herpes miệng bao gồm:

  • Penciclovir
  • Acyclovir
  • Famciclovir
  • Valacyclovir

4. Ngứa miệng do nấm

Nếu bạn bị nấm miệng, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm để ức chế vi nấm gây bệnh trong miệng. Bên cạnh thuốc viên, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng viên ngậm hoặc nước súc miệng để điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Phòng ngừa ngứa vùng miệng tái phát

Bạn có thể ngăn ngừa ngứa vùng miệng bằng cách:

  • Điều trị Herpes môi và nấm miệng để hạn chế tình trạng ngứa vùng miệng
  • Tránh các hóa chất và thực phẩm gây dị ứng
  • Hạn chế ăn đồ tươi sống
  • Thông báo với bác sĩ tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc sử dụng thuốc

Với trường hợp sốc phản vệ và dị ứng nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, nếu các triệu chứng dị ứng nhẹ kéo dài hơn 24 giờ hoặc có chuyển biến nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu sốc phản vệ của cơ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Khô Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân và Giải Pháp Điều Trị
  • Phân Biệt Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng Chuẩn Xác Nhất

Từ khóa » Hay Ngứa Lưỡi Là Bệnh Gì