Điều Khoản Cơ Bản Trong Thỏa Thuận Bảo Mật Thông Tin Trước Khi Giao ...

Điều khoản cơ bản trong thỏa thuận bảo mật thông tin trước khi giao kết hợp đồng là một điều khoản vô cùng quan trọng, nhằm bảo mật thông tin của công ty, đặc biệt đối với các ngành nghề đặc thù như pháp lý, ngân hàng, công nghệ thông tin, quảng cáo… Vì thế, hiện nay, trong hợp đồng hoặc trước khi giao kết hợp đồng, các bên thường thỏa thuận về điều khoản bảo mật thông tin. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều khoản này.

điều khoản cơ bản

Điều khoản cơ bản trong thỏa thuận bảo mật thông tin

Mục Lục

  • 1 Quy định về bảo mật thông tin
  • 2 Cam kết bảo mật thông tin
    • 2.1 Đối với bên nhận thông tin
    • 2.2 Đối với bên cung cấp thông tin
    • 2.3 Thời hạn
  • 3 Chấm dứt thỏa thuận
  • 4 Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
  • 5 Giải quyết tranh chấp

Quy định về bảo mật thông tin

Thông tin bảo mật là những thông tin thuộc Bí mật kinh doanh và tài sản sở hữu trí tuệ mà hai bên trong hợp đồng biết, được tiếp cận trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công sản phẩm sở hữu trí tuệ. Hai bên có trách nhiệm và cam kết bảo mật, không cung cấp cho bên thứ ba hoặc sử dụng thông tin bảo mật vì bất kỳ lý do gì.

Các nội dung trong thỏa thuận bảo mật thông tin có thể liên quan đến dữ liệu, công nghệ, bí quyết, ý tưởng, thiết kế, hình chụp, phương án, phác thảo, quy cách,  bản vẽ, sơ đồ, báo cáo, vật mẫu, sách hướng dẫn, bí mật thương mại, logo công ty, nhãn hiệu hàng hóa, các nguồn và mã đối tượng, các thông tin kinh doanh và tiếp thị và mọi thông tin độc quyền dưới mọi hình thức dù bằng văn bản hoặc lời nói.

Các bên xác định mức độ bảo mật thông tin để đảm bảo các biện pháp bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, việc quy định đại diện và phương thức tiếp nhận thông tin của hai bên cũng cần được xác định rõ ràng. Các đại diện được tiếp nhận thông tin bao gồm các lãnh đạo, cộng sự, cán bộ, nhân viên, cộng tác viên của bên nhận thông tin được biết hay tiếp cận các thông tin bảo mật.

>>>Xem thêm: Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại

Cam kết bảo mật thông tin

Đối với bên nhận thông tin

Trên cơ sở các thông tin bảo mật được một bên cung cấp cho bên còn lại, thì bên nhận thông tin phải cam kết tuyệt đối không cung cấp thông tin này cho bất cứ bên thứ ba nào trừ khi có sự chấp thuận bằng văn bản của bên cung cấp thông tin.

Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, điều khoản bảo mật thông tin được quy định tại khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại 2005 có quy định các thương nhân nhận quyền phải giữ bí mật bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt. Như vậy, quy định về cam kết bảo mật thông tin ở đây được diễn ra trong cả hai giai đoạn thực hiện hợp đồng và sau khi chấm dứt hợp đồng.

Trong quá trình đàm phán khi nhận được thông tin bí mật của bên kia, bên nhận thông tin có nghĩa vụ bảo mật các thông tin đó và không được phép sử dụng cho các mục đích khác ngoài việc giao kết hợp đồng, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Tại khoản 2 Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.

Trong trường hợp bên nhận thông tin buộc phải tiết lộ các thông tin mật theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì:

  • Bên nhận thông tin phải gửi ngay cho bên cung cấp thông tin một văn bản thông báo để bên cung cấp thông tin có thể thực hiện các hành động thích hợp hoặc các biện pháp bảo vệ phù hợp.
  • Bên nhận thông tin có trách nhiệm thực hiện theo đúng các yêu cầu và biện pháp khắc phục do bên cung cấp thông tin đưa ra.
  • Bên nhận thông tin phải cam kết chỉ cung cấp phần thông tin đúng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo cách thức phù hợp để vẫn có thể bảo vệ được tính chất bảo mật của thông tin.

Đối với bên cung cấp thông tin

Bên cung cấp thông tin phải đảm bảo cung cấp thông tin bảo mật chính xác, trung thực, phản ánh đúng đối tượng mà các bên đang thỏa thuận giao kết.

bên nhận thông tin phải cam kết tuyệt đối

Cam kết tuyệt đối không cung cấp thông tin cho bất cứ bên thứ ba nào

Thời hạn

Các bên thỏa thuận về thời hạn tiếp nhận và xử lý thông tin, vì đây là điều khoản quan trọng trong việc thỏa thuận bảo mật thông tin trong suốt quá trình giao kết của hai bên nên các bên phải thỏa thuận rõ ràng, tránh xảy ra tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên nhận thông tin có nghĩa vụ phải đảm bảo bảo mật thông tin trong suốt thời hạn này. Khi các bên thỏa thuận chấm dứt việc giao kết và không ký hợp đồng, bên nhận thông tin vẫn phải tiếp tục giữ bí mật thông tin theo thỏa thuận của hai bên. Đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, điều khoản bảo mật thông tin trong hợp đồng được quy định tại khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại 2005 quy định thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây: Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt. Như vậy, quy định về bảo mật thông tin được đặt ra trong giai đoạn thực hiện hợp đồng và cả sau khi chấm dứt hợp đồng.

Chấm dứt thỏa thuận

Các bên chấm dứt thỏa thuận bảo mật thông tin khi ký văn bản thỏa thuận chấm dứt. Tuy nhien, khi hai bên tiến hành chấm dứt thỏa thuận, bên nhận thông tin vẫn phải đảm bảo thời bảo mật thông tin kể từ ngày hợp đồng kết thúc hạn do các bên thỏa thuận nhằm đảm bảo thông tin và không gây cản trở khả năng cạnh tranh của bên cung cấp thông tin, trừ khi có văn bản đồng ý miễn trách nhiệm của bên cung cấp thông tin.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn tặng cho nhà đất có điều kiện theo quy định pháp luật,

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

Theo khoản 1 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018 thì các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tùy vào mức độ vi phạm, tính chất mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì tùy vào tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Bên cạnh đó, khi xảy ra hành vi vi phạm về bảo mật thông tin, bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

xâm phạm thông tin bí mật

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp theo Luật thương mại 2005 có các phương thức sau:

  • Thương lượng: Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.
  • Hòa giải: Hòa giải là phương thức do cơ quan tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Trọng tài: Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên chủ động giải quyết bằng thương lượng và hòa giải trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Nếu hai bên không thể giải quyết được sẽ chuyển vụ việc đến toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bên thua kiện sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan đến vụ kiện, để cả chi phí thuê luật sư – cho bên thắng kiện.

>>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trên đây là bài viết về Điều khoản cơ bản trong thỏa thuận bảo mật thông tin trước khi giao kết hợp đồng. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!

Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Từ khóa » điều Khoản Giữ Bí Mật Công Ty