ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP MỞ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA - Luat 3s

HƯỚNG DẪN, DỊCH VỤ CẤP GIẤY PHÉP PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

Theo quy định pháp luật hiện hành để thành lập phòng khám đa khoa và được phép hoạt động cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp 2 loại Giấy phép sau đây:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh phòng khám đa khoa do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố cấp.

Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế tỉnh, thành phố cấp

Mô hình phòng khám đa khoa đòi hỏi những điều kiện pháp lý và yêu cầu thực tiễn từ Sở y tế khá nghiêm ngặt, khắt khe so với các loại hình phòng khám chuyên khoa khác. Do đó, nhà đầu tư, người kinh doanh, bác sỹ phải trang bị đầy đủ kiến thức pháp lý y tế cơ bản, chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật và yêu cầu của Sở y tế thì việc xin phép hoạt động phòng khám đa khoa mới có thể thực hiện được.

Để được cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa, Phòng khám cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự theo quy định pháp luật tại Điều 25 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nội dung bài viết:

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Phòng khám đa khoa

Cơ sở pháp lý

Quy mô phòng khám đa khoa

Điều kiện cơ sở vật chất phòng khám đa khoa

Yêu cầu Trang thiết bị phòng khám đa khoa

Điều kiện Nhân sự phòng khám đa khoa

Yêu cầu khác cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Thủ tục thành lập phòng khám đa khoa

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Quy trình cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Thời gian cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Tổ chức thẩm định phòng khám đa khoa

Hướng dẫn Bảo vệ danh mục kỹ thuật phòng khám đa khoa

Dịch vụ thành lập phòng khám đa khoa tại LUẬT 3S

Hồ sơ, thông tin cần khách hàng cần cung cấp

Quy trình cấp giấy phép tại Luật 3S

Các dịch vụ pháp lý cho phòng khám đa khoa tại Luật 3S

 

Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Phòng khám đa khoa

Cơ sở pháp lý:

Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009

Nghị định 109 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nghị định Số: 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế.

Quy mô Phòng khám đa khoa

Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi

Có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh)

 

Điều kiện cơ sở vật chất phòng khám đa khoa

Phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện cơ sở vật chất sau:

– Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động)

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật

– Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn.

Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

– Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2, phải có tủ thuốc cấp cứu gồm danh mục thuốc cấp cứu thiết yếu.

– Phòng lưu bệnh có diện tích ít nhất là 15m2, có ít nhất từ 02 giường lưu bệnh trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì  diện tích phải bảo đảm ít nhất là 5m2 trên 1 giường bệnh

– Các Phòng khám chuyên khoa và Phòng tiểu phẩu (nếu có thực hiện tiểu phẫu) có diện tích ít nhất 10m2 đáp ứng điều kiện về vệ sinh an toàn thủ thuật.

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại (trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ). Phòng thanh trùng bắt buộc phải đảm bảo quy trình 1 chiều tránh lây nhiễm chéo giữa dụng cụ trước thanh tiệt trùng và sau thanh tiệt trùng.

– Phải có hệ thống xử lý nước thải có công suất phù hợp với hoạt động của phòng khám (Hợp đồng cung cấp lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, biên bản nghiệm thu công trình xử lý nước thải).

– Phải có hệ thống phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy mô của phòng khám (Biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy phù hợp với cơ sở).

– Phòng X quang phải được kiểm xạ phòng, đảm bảo điều kiện an toàn bức xạ.

Yêu cầu Trang thiết bị phòng khám đa khoa

– Phòng khám đa khoa phải trang bị, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị y tế, công cụ, dụng cụ, vật tư tiêu hao, thuốc men … phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phòng khám đa khoa đăng ký.

– Nếu Phòng khám đa khoa có chức năng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

– Phòng khám phải Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

– Dụng cụ các phòng khám chuyên khoa cơ bản trong phòng khám đa khoaphải có: Bàn khám; giường khám; bộ huyết áp ống nghe; bộ dụng cụ khám; Hộp thuôc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống sốc; Ambu bóp bóng, dụng cụ mở nội khí quản, ống đặt nội khí quản, mask mặt nạ cho người lớn trẻ em (dùng cho phòng cấp cứu); Mỗi phòng khám phải trang bị 1 thùng rác y tế (bao rác vàng), 1 thùng rác sinh hoạt (bao rác xanh), 1 bình hủy kim tiêm, 1 thùng rác nguy hại (bao rác đen);

– Hồ sơ máy móc trang thiết bị của phòng khám gồm hợp đồng mua bán, và các hồ sơ liên quan chứng minh nguồn gốc máy có tại phòng khám (bao gồm xét nghiệm, Siêu âm, X-Quang, các trang thiết bị khác …..)

 

Điều kiện về Nhân sự:

Yêu cầu chung:

– Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, tất cả những người đăng ký hành nghề đều phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký hành nghề.

– Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác cùng thời gian làm việc thì không được đăng ký hành nghề cùng thời gian đó tại phòng khám khác.

– Người hành nghề phải có quyết định nghỉ việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũ, hoặc quyết định cho phép làm ngoài giờ của cơ sở khám bệnh chữa bệnh đang hành nghề.

– Ưu tiên Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề TP. Hồ Chí Minh có thời gian đăng ký hành nghề rỏ ràng và quyết định thôi việc để đảm bảo việc nộp hồ sơ ban đầu nhanh gọn để tiến tới thẩm định cơ sở vật chất và thẩm định danh mục kỹ thuật nhanh lẹ.

Điều kiện về Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:

Phòng khám đa khoa phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Là Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với 1 trong các chuyên khoa của phòng khám.

– Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

– Có Quyết định thôi việc tại nơi cũ.

– Thời gian đăng ký hành nghề tại phòng khám toàn thời gian (ví dụ nếu phòng khám đa khoa đăng ký từ 07g00 đến 21g00 thì Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật cũng phải đăng ký từ 07h00 đến 21h00).

 

Yêu cầu về Bác sỹ phụ trách phòng khám chuyên khoa:

– Đối với bác sĩ phụ trách chuyên khoa là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đăng ký.

– Tất cả bác sỹ phụ trách phòng chuyên khoa thuộc phòng khám đa khoa phải Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

Yêu cầu về điều dưỡng:

– Đảm bảo số lượng điều dưỡng làm việc tại phòng khám dự kiến như sau: tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng cấp cứu có chứng chỉ học về cấp cứu cũng như biết về quy trình cấp cứu người bệnh, tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng thủ thuật, tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng lưu, tối thiểu 01 Điều dưỡng phòng thanh trùng dụng cụ (hiểu biết về quy trình kiểm soát nhiểm khuẩn)

Yêu cầu khác:

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

– Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

– Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

– Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Thủ tục thành lập phòng khám đa khoa

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Cơ quan cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Quy trình cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Thời gian cấp giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa

Tổ chức thẩm định phòng khám đa khoa

Hướng dẫn Bảo vệ danh mục kỹ thuật phòng khám đa khoa

 ….

Dịch vụ thành lập phòng khám đa khoa tại LUẬT 3S

Hồ sơ, thông tin cần khách hàng cần cung cấp

Quy trình cấp giấy phép tại Luật 3S

Các dịch vụ pháp lý cho phòng khám đa khoa tại LUẬT 3S

Thông tin, tài liệu khách hàng cần cung cấp để Luật 3S thực hiện thủ tục cấp Giấy phép Phòng khám:

Tùy theo quy mô hoạt động, hiện trạng hồ sơ nhân sự của phòng khám đa khoa, quý khách hàng sẽ phải cung cấp một số thông tin, tài liệu tương ứng cho quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép phòng khám.

Để thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám đa khoa, trước hết khách hàng cần cung cấp một số thông tin cơ bản cho Luật 3S như sau:

– Thông tin cần cung cấp: Địa chỉ phòng khám muốn đặt, loại hình phòng khám muốn đăng ký, thông tin số lượng chuyên khoa, phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật, danh mục trang thiết bị, sơ đồ phòng khám (diện tích, vị trí các phòng), thời giờ phòng khám đăng ký làm việc …

– Giấy phép kinh doanh (Hộ kinh doanh; Công ty (TNHH một thành viên, TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần), giấy phép kinh doanh chi nhánh/ địa điểm kinh doanh; Giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh có đăng ký ngành nghề 8620 – hoạt động phòng khám đa khoa. Trong trường hợp khách hàng chưa có giấy phép kinh doanh, Luật sư 3S sẽ tư vấn và thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh phù hợp cho loại hình phòng khám đa khoa của doanh nghiệp, thuận tiện cho quá trình hoạt động phòng khám sau này có liên quan đến thanh kiểm tra y tế.

– Hồ sơ nhân sự của Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và hồ sơ của người hành nghề khác làm việc tại phòng khám. Trong trường hợp khách hàng cần hỗ trợ tìm bác sỹ phụ trách đứng phòng khám thì Luật 3S sẽ cung cấp bác sỹ đủ điều kiện đứng phòng theo quy định;

– Hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải nguy hại;

– Giấy chứng nhận kiểm tra phòng cháy chữa cháy, Biên bản kiểm tra nghiệm thu phòng cháy chữa cháy;

– Kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với cơ sở;

– Hợp đồng xử lý hệ thống nước thải, Biên bản nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải …

 

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động phòng khám tại Luật 3S

Sau khi khách hàng và Luật 3S ký kết hợp đồng tư vấn pháp lý, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng thực hiện thủ tục xin phép phòng khám tại Sở y tế theo trình tự sau:

Bước 1: Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin, Luật 3S soạn Thư tư vấn điều kiện và thủ tục cấp giấy phép phòng khám, thư rà soát kiểm tra Hồ sơ nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị gửi cho khách hàng trong vòng 01-02 ngày tùy quy mô phòng khám và hiện trạng thông tin, tài liệu hiện có của khách hàng.

Bước 2: Sau khi Khách hàng hoàn thành đầy đủ các yêu cầu theo thư tư vấn, Luật 3S sẽ tiến hành soạn hồ sơ cấp giấy phép trong vòng 01 -02 ngày. Khách hàng ký, đóng dấu hồ sơ theo hướng dẫn của Luật 3S.

Bước 3: Sau khi khách hàng gửi lại hồ sơ đã ký, Luật 3S nộp hồ sơ tại Sở y tế trong vòng 01 ngày.

Bước 4: Trong vòng 07-10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, phòng khám sẽ nhận được thông báo thẩm định của Sở y tế. Luật 3S trực tiếp hướng dẫn phòng khám tiếp đoàn thẩm định.

Bước 5: Trong vòng 07 ngày kể từ ngày thẩm định, phòng khám sẽ tham gia bảo vệ danh mục kỹ thuật tại Sở y tế. Luật 3S trực tiếp hướng dẫn phòng khám thực hiện bảo vệ danh mục kỹ thuật cho phòng khám theo quy định.

Bước 6: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hoàn tất thẩm định, bảo vệ danh mục kỹ thuật, Luật 3S sẽ giao giấy phép phòng khám đa khoa và quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật cho phòng khám đa khoa.

Phòng khám đa khoa chính thức hoạt động khám chữa bệnh kể từ ngày nhận được giấy phép hoạt động được cấp bởi Sở y tế.

Dịch vụ hậu mãi hỗ trợ pháp lý cho Phòng khám đa khoa sau khi được Luật 3S cấp giấy phép hoạt động:

Sau khi cấp giấy phép phòng khám đa khoa, nếu Doanh nghiệp muốn sử dụng gói dịch vụ cố vấn pháp lý thường xuyên của Luật 3S. Phòng khám của bạn sẽ được Luật sư 3S hỗ trợ pháp lý định kỳ thường xuyên từ A-Z, cụ thể như sau:

Cập nhật, thông báo các quy định, văn bản pháp luật liên quan đến y tế, hành nghề y, hoạt động khám chữa bệnh.

Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của phòng khám đa khoa.

Soạn thảo các văn bản liên quan đến quản lý nội bộ doanh nghiệp mang tính chất pháp lý.

Soạn lập, soán xét, kiểm duyệt toàn bộ các Hợp đồng, giao dịch phát sinh giữa công ty, phòng khám và đối tác.

Hỗ trợ đăng ký nhân sự hành nghề tại phòng khám lên Sở y tế.

Quản lý hồ sơ pháp lý, hồ sơ nhân sự hành nghề tại phòng khám theo quy định pháp luật.

Soạn thảo, Xây dựng Hệ thống quy trình, quy chế, biểu mẫu nhằm mục đích quản lý, điều hành doanh nghiệp, phòng khám.

Hỗ trợ phòng khám tiếp đoàn thanh kiểm tra (nếu có).

Và các hỗ trợ pháp lý định kỳ thường xuyên khác, chi tiết sẽ được liệt kê trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý của Luật 3S và quý doanh nghiệp.

Luật 3S cung cấp trọn gói dịch vụ cấp Giấy phép các loại Phòng khám và các thủ tục tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động phòng khám.

Ngoài việc tư vấn điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh (“giấy phép phòng khám”). Luật 3S còn là đơn vị chuyên tư vấn, cố vấn, và cung cấp các dịch vụ, tiện ích hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình bắt đầu xây dựng phòng khám cho đến khi đưa phòng khám đi vào hoạt động ổn định, phát triển thương hiệu, hoạt động kinh doanh như:

– Dịch vụ thiết kế, xây dựng Phòng khám theo đúng tiêu chuẩn xây dựng Phòng khám, quy định pháp luật hiện hành và theo thực tiễn yêu cầu của Sở y tế.

– Dịch vụ tư vấn thành lập Phòng khám, Giấy phép Phòng khám .

– Tư vấn thủ tục về thuế, kế toán, tài chính, quản lý sổ sách kế toán cho Phòng khám.

– Dịch vụ thiết kế website, thiết kế các ấn phẩm truyền thông, marketing, nhãn hiệu Phòng khám …

– Dịch vụ marketing, quản trị kênh truyền thông, mạng xã hội, website của doanh nghiệp, Phòng khám.

– Dịch vụ cung cấp Bác sỹ phụ trách đứng tên phòng khám, phụ trách chuyên khoa và các nhân viên y tế khác;

– Cung cấp các nhân sự, Cố vấn thuê ngoài tư vấn lĩnh vực chuyên ngành định kỳ như: Pháp chế, Nhân sự, Marketing, IT, Kế toán …. mà doanh nghiệp không cần phải tốn chi phí thuê lao động các vị trí này.

 

Từ khóa » điều Kiện Mở Phòng Khám Tư Vấn Dinh Dưỡng