Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sơ đồ cổng
- Thư điện tử
- Thông tin điều hành
- Thủ tục hành chính
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Số liệu thống kê
- Phản ánh kiến nghị
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Thư điện tử
- Chuyên Mục
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo Bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của Đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
prev2 next2 Xem tất cả - Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
- Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
- 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
- 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
- Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
- Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Nghiên cứu trao đổi Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật dân sự hiện hànhQuyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Pháp luật hiện hành đã tạo ra những hành lang pháp lý nhất định nhằm thực hiện và bảo vệ quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều lý do khác nhau mà không ít người đã bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế. Bên cạnh đó đã không ít người lập di chúc nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới việc lập di chúc không phù hợp pháp luật khiến những người được thừa kế phải giải quyết bằng pháp luật gây mất đi tình cảm vốn có. Bài viết dưới đây tác giả tập trung làm rõ những điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, có thể hiểu di chúc là sự thể hiện ý chí của chính cá nhân đó mà không phải là ai khác, pháp luật tôn trọng và bảo vệ ý chí tự nguyện của cá nhân cho đến lúc họ đã chết. Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản - di sản của mình sang cho người khác và di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc đã chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lục của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Như vậy, di chúc có hiệu lực khi và chỉ khi thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật quy định và người lập di chúc đã chết.>Các điều kiện có hiệu lực của di chúc Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp phải đủ các điều kiện sau:>Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể (điều 625 BLDS 2015) Người lập di chúc là người có tài sản muốn dịch chuyển tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Họ thể hiện ý chí của bản thân thông qua việc lập di chúc. Như vậy, người lập di chúc phải có năng lực chủ thể (năng lực hành vi dân sự). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chính là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được sinh ra nhưng năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh đầy đủ khi người đó đạt đến độ tuổi nhất định (đủ 18 tuổi); Năng lực pháp luật của cá nhân chấm dứt khi người đó chết thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự (có đủ điều kiện để viết di chúc), khi người đó bằng khả năng của mình thực hiện hành vi, mà bằng hành vi đó, người đó đã xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật thừa kế, người lập di chúc bằng hành vi định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình thông qua việc lập di chúc đã xác lập quyền hưởng di sản cho người được thừa kế theo di chúc. Cũng đồng thời xác lập nghĩa vụ cho người quản lý di sản. Bằng hành vi lập di chúc, người lập di chúc đã thực hiện quyền định đoạt đối với những tài sản của mình cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Quyền của người lập di chúc thể hiện ở chỗ: Người lập di chúc có quyền định đoạt cho ai, cho bao nhiêu, chỉ cho sử dụng tài sản hay cho sở hữu tài sản… Đối với những người đã thành niên nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì không có quyền lập di chúc. Nếu họ lập di chúc, thì di chúc đó không được công nhận. Điều 625 BLDS 2015 quy định người được quyền lập di chúc đó là: Thứ nhất, là người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa rối, đe dọa, cưỡng ép lập di chúc thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Thứ hai, là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng với điều kiện phải được lập thành văn bảnvà phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (khoản 2 điều 630 BLDS) Sự đồng ý ở đây là đồng ý cho họ lập di chúc còn về nội dung di chúc thì họ được toàn quyền quyết định.Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện trong việc tham gia các giao dịch dân sự là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2015. Trong giao lưu dân sự, các bên đều phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Vì vậy, cũng như các giao dịch dân sự khác, việc lập di chúc cũng phải thể hiện ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Tự nguyện được hiểu theo nghĩa khái quát chính là việc thực hiện một việc hoàn toàn theo ý mình, do mình nghĩ ra và thực hiện. Về mặt bản chất, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Do đó, khi đánh giá ý chí của một người nào đó có phải tự nguyện hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và sự bày tỏ ý chí. Ý chí là cái bên trong, là cái mà người khác khó có thể nhận biết được, nếu ý chí đó chưa được thể hiện ra ngoài bằng hành động thực tiễn. Để người khác nhận biết được mong muốn của mình, con người phải thể hiện ý chí bằng những hành vi cụ thể. Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Trong việc lập di chúc, người lập di chúc thể hiện ý chí của mình thông qua hành vi phân định di sản cho người này nhiều, người kia ít… người lập di chúc đã thể hiện tâm tình với người thừa kế. Vì vậy, muốn xác định một di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó trong nội dung của di chúc. Chỉ khi nào di chúc phản ánh một cách trung thực, khách quan những mong muốn của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự nguyện. Trong giao dịch dân sự đe dọa là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản ... của mình hoặc của những người thân thích. Cũng như các loại giao dịch dân sự khác, đe dọa trong việc lập di chúc trước hết phải được thực hiện bằng hành vi cố ý. Hành vi cố ý này phải có sự toan tính từ phía người đe dọa về việc đe dọa người lập di chúc và hậu quả của việc thực hiện hành vi đe dọa là người lập di chúc sợ hãi phải lập di chúc theo ý muốn của người đe dọa. Thực tế cho thấy, người lập di chúc không bao giờ bị thiệt hại về tài sản, vì khi chết, họ không thể mang theo được tài sản mà họ đang có và cũng chỉ khi người để lại di sản chết thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Vì vậy, đối với đe dọa trong việc lập di chúc thì người bị thiệt hại về tài sản sẽ là những người thân thích của người lập di chúc vì khối tài sản của người lập di chúc là có hạn, nên cho người này hưởng rồi thì đương nhiên những người khác không còn được hưởng. Hành vi lập di chúc là một giao dịch dân sự đơn phương do đó sự tự nguyện, bình đẳng là điều không thể thiếu và khi bị đe dọa thì người lập di chúc không thể hiện được ý chí tự nguyện, mà lại thể hiện ý chí của người đe dọa. Vì vậy, trong trường hợp người lập di chúc bị đe dọa thì di chúc đó bị vô hiệu, không phát sinh hiệu lực pháp luật. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Lừa dối là thủ đoạn có tính toán trước của người lừa dối đối với người bị lừa dối nhằm làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến quyết định một việc gì đó theo mục đích đã định sẵn của người lừa dối. Thủ đoạn của người lừa dối có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động. Mục đích của người lừa dối là làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến những quyết định không đúng, có lợi cho người lừa dối. Trong việc lập di chúc, người lừa dối làm cho người lập di chúc hiểu sai lệch về những người thừa kế, dẫn đến quyết định phân chia di sản theo ý muốn của người lừa dối. Bởi di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, nó chỉ thể hiện ý chí của người lập di chúc. Do đó ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong khi minh mẫn và sáng suốt. Mọi hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép… người lập di chúc đều bị coi là trái pháp luật.>Nội dung của di chúc không trái với pháp luật, đạo đức xã hội Theo quy định tại điều 631 BLDS 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Một là ngày, tháng, năm lập di chúc; Hai là họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Ba là họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Bốn là Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung trên thì di chúc còn có thể có các nội dung khác như: chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Xác định ai là người phụ trách quản lý di sản ... Có thể nói, nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế... Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với các quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội, tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại điều 3 BLDS 2015.>Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật Hình thức của di chúc là phương thức biểu đạt ý chí của người lập di chúc; là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc; là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có hai hình thức của di chúc đó là hình thức văn bản, hình thức miệng. Hình thức miệng (di chúc bằng miệng điều 629 BLDS): là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được. Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 điều 630 BLDS). Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ (khoản 1 điều 629 BLDS). Hình thức văn bản: hình thức di chúc bằng văn bản bao gồm các loại là Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Các loại di chúc bằng văn bản đều có những đặc điểm chung đó là: Thứ nhất, tất cả các di chúc bằng văn bản đều không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Đây là yêu cầu đặt ra đối với các di chúc bằng văn bản. Di chúc phải được viết rõ ràng, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự tranh cãi giữa những người thừa kế. Thứ hai, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đây cũng không phải là đặc điểm riêng biệt của di chúc mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại văn bản có nhiều trang. Việc đánh thứ tự số trang (nếu di chúc bao gồm nhiều trang) sẽ không gây nhầm lẫn giữa các trang, tránh sự tranh cãi không đáng có giữa những người thừa kế. Bên cạnh đó, việc quy định người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc để đề phòng người khác giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc. Thứ ba, tất cả các di chúc đều phải đáp ứng các yêu cầu về chủ thể lập di chúc, nội dung của di chúc. Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải lập bằng văn bản. Đối với di chúc không có người làm chứng, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu. Việc công chứng, chứng thực không bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản nhưng việc công chứng, chứng thực di chúc sẽ đảm bảo cao hơn. Có một số di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực, bao gồm: Một là, Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. Hai là,Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. Ba là, Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. Bốn là, Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. Năm là, Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. Sáu là, Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Thực tế không phải bao giờ công dân cũng có điều kiện để lập di chúc viết, trong trường hợp đó pháp luật cho phép lập di chúc miệng. Tương tự như vậy, vì thiếu điều kiện khách quan, chủ quan mà công dân không thể lập di chúc bằng văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Họ lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng vẫn được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện về chủ thể lập di chúc, sự tự nguyện, nội dung và hình thức của di chúc. Việc họ không đi chứng nhận, chứng thực di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do không am hiểu pháp luật hoặc do có lý do nào khác. Vì vậy pháp luật vẫn công nhận di chúc là hợp pháp nếu người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa, ép buộc và nôi dung di chúc không trái pháp luật và đạo đức xã hội.>Hiệu lực pháp luật của di chúc Hiệu lực của di chúc là giá trị pháp lý của di chúc được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc, phù hợp với các quy định của pháp luật. Điều 643 BLDS quy định như sau: Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các thường hợp sau: Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Thứ hai, trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có một người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. Thứ ba, di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật. Thứ tư, khi di chúc có một phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần dó không có hiệu lực pháp luật. Thứ năm, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương, do vậy, di chúc cũng như các loại giao dịch dân sự khác phải đáp ứng được những điều kiện pháp luật quy định. Nếu không thỏa mãn các điều kiện luật định về hiệu lực, thì di chúc không có giá trị pháp lý. Quyền lập di chúc của cá nhân luôn được pháp luật bảo hộ, nhưng quyền tự do lập di chúc của cá nhân phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Di chúc hợp pháp không chỉ thể hiện quyền của người lập di chúc mà còn bảo đảm quyền thừa kế của người thừa kế theo di chúc.>Th.s Nguyễn Văn Điền – Viện KSND thị xã Sơn Tây, Hà Nội Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật dân sự hiện hành 11/06/2019 Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân. Pháp luật hiện hành đã tạo ra những hành lang pháp lý nhất định nhằm thực hiện và bảo vệ quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều lý do khác nhau mà không ít người đã bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế. Bên cạnh đó đã không ít người lập di chúc nhưng do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới việc lập di chúc không phù hợp pháp luật khiến những người được thừa kế phải giải quyết bằng pháp luật gây mất đi tình cảm vốn có. Bài viết dưới đây tác giả tập trung làm rõ những điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy, có thể hiểu di chúc là sự thể hiện ý chí của chính cá nhân đó mà không phải là ai khác, pháp luật tôn trọng và bảo vệ ý chí tự nguyện của cá nhân cho đến lúc họ đã chết. Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản - di sản của mình sang cho người khác và di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc đã chết. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lục của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. Như vậy, di chúc có hiệu lực khi và chỉ khi thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của di chúc do pháp luật quy định và người lập di chúc đã chết. - Các điều kiện có hiệu lực của di chúc
Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc hợp pháp phải đủ các điều kiện sau: - Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể (điều 625 BLDS 2015)
Người lập di chúc là người có tài sản muốn dịch chuyển tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Họ thể hiện ý chí của bản thân thông qua việc lập di chúc. Như vậy, người lập di chúc phải có năng lực chủ thể (năng lực hành vi dân sự). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chính là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được sinh ra nhưng năng lực hành vi dân sự của cá nhân phát sinh đầy đủ khi người đó đạt đến độ tuổi nhất định (đủ 18 tuổi); Năng lực pháp luật của cá nhân chấm dứt khi người đó chết thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, một người được coi là có năng lực hành vi dân sự (có đủ điều kiện để viết di chúc), khi người đó bằng khả năng của mình thực hiện hành vi, mà bằng hành vi đó, người đó đã xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật thừa kế, người lập di chúc bằng hành vi định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình thông qua việc lập di chúc đã xác lập quyền hưởng di sản cho người được thừa kế theo di chúc. Cũng đồng thời xác lập nghĩa vụ cho người quản lý di sản. Bằng hành vi lập di chúc, người lập di chúc đã thực hiện quyền định đoạt đối với những tài sản của mình cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Quyền của người lập di chúc thể hiện ở chỗ: Người lập di chúc có quyền định đoạt cho ai, cho bao nhiêu, chỉ cho sử dụng tài sản hay cho sở hữu tài sản… Đối với những người đã thành niên nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì không có quyền lập di chúc. Nếu họ lập di chúc, thì di chúc đó không được công nhận. Điều 625 BLDS 2015 quy định người được quyền lập di chúc đó là: Thứ nhất, là người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa rối, đe dọa, cưỡng ép lập di chúc thì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Thứ hai, là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Tuy nhiên, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng với điều kiện phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc (khoản 2 điều 630 BLDS). Sự đồng ý ở đây là đồng ý cho họ lập di chúc còn về nội dung di chúc thì họ được toàn quyền quyết định. - Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện.
Nguyên tắc tự nguyện trong việc tham gia các giao dịch dân sự là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 2015. Trong giao lưu dân sự, các bên đều phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Lập di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Vì vậy, cũng như các giao dịch dân sự khác, việc lập di chúc cũng phải thể hiện ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Tự nguyện được hiểu theo nghĩa khái quát chính là việc thực hiện một việc hoàn toàn theo ý mình, do mình nghĩ ra và thực hiện. Về mặt bản chất, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Do đó, khi đánh giá ý chí của một người nào đó có phải tự nguyện hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và sự bày tỏ ý chí. Ý chí là cái bên trong, là cái mà người khác khó có thể nhận biết được, nếu ý chí đó chưa được thể hiện ra ngoài bằng hành động thực tiễn. Để người khác nhận biết được mong muốn của mình, con người phải thể hiện ý chí bằng những hành vi cụ thể. Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Trong việc lập di chúc, người lập di chúc thể hiện ý chí của mình thông qua hành vi phân định di sản cho người này nhiều, người kia ít… người lập di chúc đã thể hiện tâm tình với người thừa kế. Vì vậy, muốn xác định một di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó trong nội dung của di chúc. Chỉ khi nào di chúc phản ánh một cách trung thực, khách quan những mong muốn của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự nguyện. Trong giao dịch dân sự đe dọa là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản ... của mình hoặc của những người thân thích. Cũng như các loại giao dịch dân sự khác, đe dọa trong việc lập di chúc trước hết phải được thực hiện bằng hành vi cố ý. Hành vi cố ý này phải có sự toan tính từ phía người đe dọa về việc đe dọa người lập di chúc và hậu quả của việc thực hiện hành vi đe dọa là người lập di chúc sợ hãi phải lập di chúc theo ý muốn của người đe dọa. Thực tế cho thấy, người lập di chúc không bao giờ bị thiệt hại về tài sản, vì khi chết, họ không thể mang theo được tài sản mà họ đang có và cũng chỉ khi người để lại di sản chết thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Vì vậy, đối với đe dọa trong việc lập di chúc thì người bị thiệt hại về tài sản sẽ là những người thân thích của người lập di chúc vì khối tài sản của người lập di chúc là có hạn, nên cho người này hưởng rồi thì đương nhiên những người khác không còn được hưởng. Hành vi lập di chúc là một giao dịch dân sự đơn phương do đó sự tự nguyện, bình đẳng là điều không thể thiếu và khi bị đe dọa thì người lập di chúc không thể hiện được ý chí tự nguyện, mà lại thể hiện ý chí của người đe dọa. Vì vậy, trong trường hợp người lập di chúc bị đe dọa thì di chúc đó bị vô hiệu, không phát sinh hiệu lực pháp luật. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Lừa dối là thủ đoạn có tính toán trước của người lừa dối đối với người bị lừa dối nhằm làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến quyết định một việc gì đó theo mục đích đã định sẵn của người lừa dối. Thủ đoạn của người lừa dối có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động. Mục đích của người lừa dối là làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến những quyết định không đúng, có lợi cho người lừa dối. Trong việc lập di chúc, người lừa dối làm cho người lập di chúc hiểu sai lệch về những người thừa kế, dẫn đến quyết định phân chia di sản theo ý muốn của người lừa dối. Bởi di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, nó chỉ thể hiện ý chí của người lập di chúc. Do đó ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong khi minh mẫn và sáng suốt. Mọi hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép… người lập di chúc đều bị coi là trái pháp luật. - Nội dung của di chúc không trái với pháp luật, đạo đức xã hội
Theo quy định tại điều 631 BLDS 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Một là ngày, tháng, năm lập di chúc; Hai là họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Ba là họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Bốn là Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung trên thì di chúc còn có thể có các nội dung khác như: chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Xác định ai là người phụ trách quản lý di sản ... Có thể nói, nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định di sản thừa kế, đưa ra các điều kiện để chia di sản thừa kế... Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với các quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội, tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại điều 3 BLDS 2015. -
Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật
Hình thức của di chúc là phương thức biểu đạt ý chí của người lập di chúc; là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc; là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc. Vì vậy di chúc phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật quy định có hai hình thức của di chúc đó là hình thức văn bản, hình thức miệng. Hình thức miệng (di chúc bằng miệng điều 629 BLDS): là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thể lập di chúc viết được. Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 điều 630 BLDS). Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng hủy bỏ (khoản 1 điều 629 BLDS). Hình thức văn bản: hình thức di chúc bằng văn bản bao gồm các loại là Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Các loại di chúc bằng văn bản đều có những đặc điểm chung đó là: Thứ nhất, tất cả các di chúc bằng văn bản đều không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Đây là yêu cầu đặt ra đối với các di chúc bằng văn bản. Di chúc phải được viết rõ ràng, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu đối với tất cả các chữ để tránh cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự tranh cãi giữa những người thừa kế. Thứ hai, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Đây cũng không phải là đặc điểm riêng biệt của di chúc mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các loại văn bản có nhiều trang. Việc đánh thứ tự số trang (nếu di chúc bao gồm nhiều trang) sẽ không gây nhầm lẫn giữa các trang, tránh sự tranh cãi không đáng có giữa những người thừa kế. Bên cạnh đó, việc quy định người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc để đề phòng người khác giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc. Thứ ba, tất cả các di chúc đều phải đáp ứng các yêu cầu về chủ thể lập di chúc, nội dung của di chúc. Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải lập bằng văn bản. Đối với di chúc không có người làm chứng, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu. Việc công chứng, chứng thực không bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản nhưng việc công chứng, chứng thực di chúc sẽ đảm bảo cao hơn. Có một số di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực, bao gồm: Một là, Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực. Hai là, Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó. Ba là, Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó. Bốn là, Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị. Năm là, Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó. Sáu là, Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó. Thực tế không phải bao giờ công dân cũng có điều kiện để lập di chúc viết, trong trường hợp đó pháp luật cho phép lập di chúc miệng. Tương tự như vậy, vì thiếu điều kiện khách quan, chủ quan mà công dân không thể lập di chúc bằng văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Họ lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng vẫn được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện về chủ thể lập di chúc, sự tự nguyện, nội dung và hình thức của di chúc. Việc họ không đi chứng nhận, chứng thực di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền do không am hiểu pháp luật hoặc do có lý do nào khác. Vì vậy pháp luật vẫn công nhận di chúc là hợp pháp nếu người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe dọa, ép buộc và nôi dung di chúc không trái pháp luật và đạo đức xã hội. - Hiệu lực pháp luật của di chúc
Hiệu lực của di chúc là giá trị pháp lý của di chúc được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc, phù hợp với các quy định của pháp luật. Điều 643 BLDS quy định như sau: Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các thường hợp sau: Thứ nhất, người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Thứ hai, trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có một người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. Thứ ba, di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật. Thứ tư, khi di chúc có một phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần dó không có hiệu lực pháp luật. Thứ năm, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương, do vậy, di chúc cũng như các loại giao dịch dân sự khác phải đáp ứng được những điều kiện pháp luật quy định. Nếu không thỏa mãn các điều kiện luật định về hiệu lực, thì di chúc không có giá trị pháp lý. Quyền lập di chúc của cá nhân luôn được pháp luật bảo hộ, nhưng quyền tự do lập di chúc của cá nhân phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Di chúc hợp pháp không chỉ thể hiện quyền của người lập di chúc mà còn bảo đảm quyền thừa kế của người thừa kế theo di chúc. Th.s Nguyễn Văn Điền – Viện KSND thị xã Sơn Tây, Hà Nội In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác - Báo cáo về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, nâng xếp hạng chỉ số B1 – Một số gợi ý, đề xuất (24/05/2019)
- Vướng mắc về áp dụng tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường hiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” (24/05/2019)
- Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam (21/05/2019)
- Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự 2015 (20/05/2019)
- Nghiên cứu khái niệm phạm pháp vi cảnh – ý nghĩa đối với việc xác định phạm vi giới hạn VPHC (18/05/2019)
- Xử lý đối tượng đang chấp hành biện pháp giáo dục tại XPTT do nghiện ma túy có hành vi sử dụng ma túy trái phép (16/05/2019)
- Một vài bất cập từ thực tiễn áp dụng Điều 260 và khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 (09/05/2019)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản pháp luật chuyên ngành
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Thông tin thống kê
- Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
- Liên hệ
- RSS
- Thư viện file
Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.
Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.
Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.