Điều Kiện Và Hậu Quả Pháp Lý Của Việc Tuyên Bố Cá Nhân Mất Tích ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.58 KB, 16 trang )
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘIKHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ& KIỂM SÁT DÂN SỰBÀI TIỂU LUẬNChủ đề: Điều kiện và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cánhân mất tích, tuyên bố cá nhân là đã chết.Họ và tên: Phan Quốc NghiệpLớp: K1BMã số sinh viên: 1353801010057Hà Nội, 20141LỜI NÓI ĐẦUChế định “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bốchết” trong bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, vì trong quan hệ dân sự, mối quanhệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc mộtngười vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chứng minhrằng người dó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể liên quankhác. Các quy định trong chế định này. Các quy định trong chế định này nhằm giúpcho các giao lưu dân sự được diễn ra thông suốt, bảo vệ được quyền, lợi ích củanhững người liên quan và của chính người vắng mặt.Xuất phát từ ý nghĩa đó, cùng những gì đã được học từ môn luật dân sự (Phầnchung) nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Điều kiện và hậu quả pháp lý củaviệc tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân là đã chết.” cho bài tập lớn họckì của mình.Ở đây, tôi có nêu lên các điều kiện và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cánhân mất tích, tuyên bố chết. Qua đó, tôi có nêu lên những điều kiện của việc cá nhânmuốn tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích và hậu quả pháp lí mà cá nhân bịtuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết phải gánh chụi.Do phạm vi đề tài khá rộng mà kinh nghiệm chưa tích lũy được nhiều nên trongquá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, rất mong các bạn và thầy cô đónggóp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!2A.Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí đối với việc tuyên bố cánhân mất tích.Điều 78. Tuyên bố một người mất tích1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụngđầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tốtụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sốnghay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà áncó thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biếtđược tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tintức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếptheo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tintức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theonăm có tin tức cuối cùng.2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tíchxin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.1)I.Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích.Điều kiện về thời gian.Theo quy định trên thì Tòa án chỉ tuyên bố một người là mất tích khi đãbiệt tích hai năm liền trở lên mà vẫn không có tin tức nào về người đó còn sốnghay đã chết. Các chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hainăm liền trở lên mà vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống hay đãchết có thể là sự xác nhận của công an địa phương về việc người đó đã đi khỏinơi đăng kí thường trú quá hai năm liền mà không hay biết họ ở đâu, công an đãxóa hộ khẩu thường trú (nếu có…).Pháp luật không quy định rõ phạm vi khônggian cũng như chủ thể nhận biết tin tức này nhưng căn cứ vào điều 74 bộ luậtDân sự có thể xác định phạm vi không gian là nơi cư trú cuối cùng của ngườiđó (nơi cư trú của cá nhân được xác định tại Điều 52 của Bộ sluật Dân sự 2005)Điều 52. Nơi cư trú1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.32. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tạikhoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.2)Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.Đây là một thủ tục rất cần thiết và không thể thiếu để các Tòa án có thểtuyên bố một người mất tích. Qua thủ tục này, tính chính xác trong quyết địnhcủa Tòa án được nâng cao. Tòa án có thể tự thông báo hoặc yêu cầu nhữngngười có quyền, lợi ích liên quan thông báo. Hình thức, biện pháp thông báođược quy định trong Luật tố tụng Dân sự, như phạm vi thông báo, điều kiệnthông báo... Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thành phốTòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật nêurõ: “Khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án yêu cầu đương sự đếncơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh, trung ương nhắn tin tìmngười vắng mặt và lấy giấy xác nhận của cơ quan đó về việc đã nhắn tin tìmngười vắng mặt nộp cho Tòa án để Tòa án thụ lí vụ án.Các chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện phápthông báo, tìm kiếm như đăng thông báo tìm kiếm trên báo hàng ngày của trungương trong 3 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hìnhtrung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Như vậy, để thuận lợi cho cho việc xintuyên bố công dân mất tích cách tốt nhất là phải trình báo ngay với công an địaphương đồng thời đăng kí tìm kiếm trên.3)Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối liên hệ nào đó(hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự,..)vớingười vắng mặt mà sự vắng mặt của người đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.Mục đích của việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là tạo ra cơ sở pháplí để những người nói trên có thể thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích củamình.Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Toà án chỉ thụ lívụ việc khi có đơn khởi kiện của đương sự. Vì vây, Toà án chỉ có thể ra quyết4định tuyên bố môt cá nhân chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liênquan. Bởi vậy, khi xem xét yêu cầu của đương sự, Tòa án phải kiểm tra các điềukiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định,Tòa án ra quyết định người biệt tích đó là mất tích.II.Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích.Việc tuyên bố một người là mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định:1)Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích,2)tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ.Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quy định củaTòa án được quy định tại các điều 75, 76, 77, 79 Bộ luật Dân sự 2005về quản lí tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố là mấttích.Điều 75. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà ángiao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sauđây quản lý:a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thìngười được uỷ quyền tiếp tục quản lý;b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quảnlý;c) Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồngtiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vidân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niênhoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.2. Trong trường hợp không có những người được quy định tạikhoản 1 Điều này thì Toà án chỉ định một người trong số những ngườithân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếukhông có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tàisản.5Điều 76. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắngmặt tại nơi cư trúNgười quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có cácnghĩa vụ sau đây:1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sảncủa chính mình;2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bịhư hỏng;3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn củangười vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toàán;4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về vàphải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sảnmà gây thiệt hại thì phải bồi thường.Điều 77. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặttại nơi cư trúNgười quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có cácquyền sau đây:1. Quản lý tài sản của người vắng mặt;2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiệnnghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắngmặt;3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tàisản.Điều 79. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tíchNgười đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trúquy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sảncủa người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có cácquyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật này.Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng củangười bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích đượcgiao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý;nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của6người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉđịnh người khác quản lý tài sản.Cụ thể: Tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú do ngườiđược người vắng mặt ủy quyền quản lí. Trong trường hợp người đókhông ủy quyền cho ai quản lí tài sản, nếu là tài sản thuộc sở hữuchung thì sẽ do chủ sở hữu chung còn lại quản lí; nếu tài sản đang dovợ/ chồng của người đó quản lí thì vợ/ chồng tiếp tục quản lí, nếu vợ/chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lựchành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha mẹ của người vắng mặtquản lí. Trong trường hợp không có những người quản lí nói trên thìTòa án chỉ định một trong những người thân thích của người vắng mặttại nơi cư trú quản lí tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án3)chỉ định cho người khác quản lí tài sản.Trong trường hợp vợ/ chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin lihôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Sau khi li hôn thì tài sản củangười mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ củangười mất tích quản lí; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉđịnh người khác quản lí tài sản.7B.Tuyên bố cá nhân chết và hậu quả của việc tuyên bố cá nhân chếtĐiều 81. Tuyên bố một người là đã chết1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyếtđịnh tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án cóhiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kếtthúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tainạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực làcòn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là cònsống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luậtnày.2. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyênbố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.I.Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết.Đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của cánhân cũng như chủ thể khác có liên quan. Cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làmchấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân. Nhưng cái chết đó phải được xác định một cáchđích xác và theo quy định của pháp luật phải được khai tử (Điều 30 BLDS ). Trongthực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau đã không thể xác định được cánhân đó còn sống hay đã chết. Để tăng cường tính chính xác và nhằm giảm thiểunhững sai sót trong các trường hợp người biệt tích vẫn còn sống nhưng đã bị toà ántuyên bố là đã chết, trước khi ra quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân Toà áncần xem xét đầy đủ các điều kiện sau:1)Điều kiện về thời gian.Theo điều kiện trên Toà án chỉ tuyên bố một cá nhân đã chết nếu qua thời hạnluật định mà họ vẫn không có tin tức là còn sống. Thời hạn đó là khoảng thời gian8bao nhiêu sẽ được xác định theo từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại khoản 1điều 81 BLDS thì thời hạn để tuyên bố chết đối với một cá nhân như sau:Nếu tuyên bố chết đối với một cá nhân đã qua thủ tục tuyên bố mất tích thìphải qua thời hạn là ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lựcpháp luật.Nếu tuyên bố chết đối với người chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phảiqua thời hạn là năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc ( nếu người đó mất tíchtrong chiến tranh) hoặc là một năm kể từ ngày tai nạn, thiên tai, thảm hoạ kết thúc(nếu người đó mất tích trong đợt thiên tai, thảm hoạ đó).Nếu là tuyên bố chết đối với người biệt tích lâu ngày mà chưa qua thủ tụctuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là năm năm kể từ ngày, tháng, năm biếtđược tin tức cuối cùng về sự sống còn của họ. Trong trường hợp này, thời điểm bắtđầu để tính thời hạn năm năm là ngày có tin tức cuối cùng về người đó. Nếu khôngxác định được ngày thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tứccuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng thì tình từ ngày đầu tiên của nămtiếp theo có tin tức cuối cùng.Trong bộ luật dân sự không quy định phạm vi không gian về ngày biết tintức cuối cùng, nên hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhiềungười căn cứ vào hướng dẫn của Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Toàán nhân dân tối cao để xác định không gian của nơi có tin tức cuối cùng là nơi cưtrú của người đó.Có quan điểm cho rắng, nơi cư trú của cá nhân đã được BLDS quy định vớitinh thần hoàn toàn mới nên việc xác định phạm vi không gian về nơi có tin tứccuối cùng theo hướng dẫn của nghị quyết nói trên không còn phù hợp nữa. Mặtkhác khi xác định sự sống còn của một người còn phải chú trọng tính thực tế củanó. Chẳng hạn người không có tin tức còn sống tại nơi cư trú cuối cùng của họ đãquá năm năm nhưng nếu có căn cứ chính xác về việc người đó có lần xuất hiện( có9mặt) tại địa phương khác thì vẫn phải coi ngày họ có mặt tại địa phương đó( khôngphải là nơi cư trú cuối cùng) là thời điểm bắt đầu tính thời hạn.2)Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.Việc thông báo tìm kiếm với mục đích xác định lại lần cuối cùng về tin tức sốngcòn của một người trước khi Toà án quyết định về thân phận pháp lí của họ. Vì vậy,nếu thủ tục này là không thể thiếu khi tuyên bố cá nhân mất tích thì cũng không thểthiếu khi tuyên bố cá nhân chết.Mặc dù BLDS không quy định điều này nhưng nhiều ý kiến cho rằng không thểthiếu được điều này khi muốn tuyên bố là môt người đã chết. Bởi lẽ, qua thủ tục nàycó thể nâng cao tính xác thực trong quyết định của Toà án. Mặt khác, về nguyên tắc,Toà án chỉ được phép tuyên bố một người là đã chết khi họ “vẫn không có tin tức làcòn sống”.Qua việc phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng, việc thông báo tìm kiếm làthủ tục rất cần thiết để tuyên bố chết đối với một cá nhân khi chưa qua thủ tục tuyênbố mất tích. Vậy đối với người đã bị tuyên bố mất tích, nay muốn tuyên bố họ là đãchết vì đã “sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiêulực pháp luật mà vẫn không có tin tức là còn sống” thì có cần thủ tục thông báo tìmkiếm không?Đối với trường hợp này, có trường hợp cho rằng đã được thực hiện trong thủ tụctố tụng khi tuyên bố người đó mất tích nên khi tuyên bố là họ đã chết thì không cầnthực hiện lại nữa. Tuy nhiên em cho rằng mục đích chủ yếu và thiết thực của việcthông báo tìm kiếm là để xác định lần cuối cùng về tin tức sống còn của một ngườinên trước khi tuyên bố một người là đã chết cần phải thông báo lại việc tìm kiếm( mặcdù họ là người đã được tuyên bố là đã chết.3)Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.10Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối liên hệ nào đó (hônnhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự,..)với ngườivắng mặt mà sự vắng mặt của người đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.Mục đích của việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là tạo ra cơ sở pháp lí đểnhững người nói trên có thể thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích của mình. Chẳnghạn một chủ nợ yêu cầu Toà án tuyên bố một người (vốn là một con nợ của mình) làđã chết khi họ đã biệt tích lâu ngày nhằm thu hồi khoản nợ từ tài sản mà người đó đểlại theo quy định của pháp luật về thừa kế.Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Toà án chỉ thụ lí vụviệc khi có đơn khởi kiện của đương sự. Vì vây, Toà án chỉ có thể ra quyết định tuyênbố môt cá nhân chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.II.Xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó làmột vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiềungười. Ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết là cơ sở để xác định ngày mở thừakế đối với di sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đótham gia được coi là chấm dứt. Tuy nhiên bộ luật dân sự mới quy định một cáchchung chung nhất về việc xác định ngày chết như sau: “Tùy từng trường hợp, Tòa ánxác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quyđịnh tại khoản 1 điều này”. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự, đây là một vấnđề có nhiều ý kiến khác nhau.Có ý kiến cho rằng cần sửa đổi quy định trên về việc xác định ngày chết củangười bị tuyên bố là đã chết theo hướng không căn cứ vào ngày quyết định của Tòa ántuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật mà tùy trường hợp cụ thể, Tòa ánsẽ xác định ngày chết của người đó và nêu rõ trong quyết định tuyên bố chết. Việc sửađổi này là cần thiết, vì nếu giữ nguyên như quy định của bộ luật Dân sự năm 1995 sẽkhông bảo vệ được các quyền, lợi ích chính đáng của người khác là người có các11quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố chết. Trên thực tế,cách giải quyết của các Tòa án cũng có nhiều điểm khác biệt. Có trường hợp Tòa ántuyên bố ngày chết là căn cứ vào ngày người đó vắng mặt tại nơi cơ trú, nhưng cũngcó trường hợp lại xác định là ngày Tòa án mở phiên tòa, nhưng có trường hợp xácđịnh vào ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực. Qua nội dung các bản án cho thấymặc dù tình tiết của Tòa án tương đối giống nhau, nhưng cách xác định ngày chết củamỗi Tòa án lại khác nhau, không thống nhất, trong khi đó đây lại là một vấn đề rấtquan trọng, có liên quan đến việc xác định thời điểm mở thừa kế, diện người thừa kế,thời hiệu khởi kiện về thừa kế.Bên cạnh ý kiến nêu trên có ý kiến cho rằng nên xác định ngày chết của người bịtuyên bố chết là ngày người đó biệt tích khỏi nơi cư trú, vì các lí do sau:Quyết định này đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhâncó liên quan, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện được hưởng di sản thừa kế thếvị. Thực tế cho thấy người bị Tòa án tuyên bố chết bị biệt tích ở nơi cư trú trongkhoảng thời gian rất dài, tính đến ngày người có quyền, lợi ích liên quan yêucầu Tòa án xác định người đó đã chết. Do đó nếu xác định ngày chết là ngàyngười đó biệt tích tại nơi cư trú sẽ tránh được các vấn đề phức tạp phát sinh từkhối tài sản của người thừa kế.Do khoảng thời gian kể từ khi người đó biệt tích cho đến khi bị Tòa ántuyên bố chết là khá dài (khoảng 5 năm),nếu xác định ngày chết là ngày quyếtđịnh của Tòa án có hiệu lực như quy định của bộ luật dân sự 1995 thì sẽ ảnhhưởng đến quyền lợi của những người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sảncủa người bị tuyên bố chết (ví dụ: người đang có quan hệ hợp đồng mua bán tàisản với người đó, người đã đồng sở hữu với tài sản thuộc sở hữu chung vớingười bị tuyên bố chết) và các quan hệ dân sự đó sẽ bị ngưng trệ cho đến khiTòa án có quyết định tuyên bố người đó chết.12Tuy nhiên ý kiến này không được chấp nhận và khoản 2 điều 81 Luật dân sự2005 sửa lại theo hướng tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người bịtuyên bố chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 luật nàyIII.Hậu quả pháp lí đối với người bị tuyên bố là đã chết.Điều 82. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố làđã chết1. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực phápluật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đóđược giải quyết như đối với người đã chết.2. Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết nhưđối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của phápluật về thừa kế.Việc tuyên bố một người là đã chết gây ra các hậu quả pháp lí như sau:Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố là đã chết chấm dứthoàn toàn.Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhânthân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản củangười bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật vềthừa kế.IV.Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết vàhậu quả của sự hủy bỏ đó.Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết với cá nhân thì cái chết đó chỉ làcái chết mang tính “suy đoán pháp lí”. Do đó, sự suy đoán này có thể chính xác hoặckhông chính xác. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thựclà người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi íchliên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.Hậu quả pháp lí của quyết định hủy bỏ này là:13Thứ nhất, tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạngban đầu như khi họ còn sống.Thứ hai, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khiTòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết nhưng cần lưu ýcác trường hợp sau:•Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết được tòa án cho li hôntheo quy định tại khoản 2 điều 78 BLDS 2005 thì quyết định cho li hôn vẫn cóhiệu lực pháp luật. Nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về mà muốn xác lập lạiquân hệ vợ chồng đối với vợ hoặc chồng đã được Tòa án cho li hôn sẽ phải làmthủ tục đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật.•Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với ngườikhác thì việc kết hôn với người đó vẫn có hiệu lực pháp luật.Thứ ba, về quan hệ tài sản: người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêucầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản. Trong trường hợp người thừakế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếmnhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả lại toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoalợi lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.14TÀI LIỆU THAM KHẢO1.2.3.4.Giáo trình luật dân sự 1 của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.Giáo trình luật dân sự 1 của trường Đại học Luật Hà Nội.Bộ luật dân sự Việt Nam sửa đổi 2005.Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam ( tập 1)- PGS.TS HoàngThế Liên (chủ biên).5.Web trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.6.Web trường Đại học Luật Hà Nội.7.Web của Bộ tư pháp.8.Web của Tòa án nhân dân tối cao.9.Cổng thông tin điện tử Chính phủ.15MỤC LỤCA.2)3)B.I)2)3)Nội dungLỜI NÓI ĐẦUTuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí đối với việc tuyênbố cá nhân mất tích.I.Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích.1)Điều kiện về thời gian.Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.II.Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích.Tuyên bố cá nhân chết và hậu quả của việc tuyên bố cá nhân chếtĐiều kiện để tuyên bố cá nhân chết.1)Điều kiện về thời gian.Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.II)Xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.III)Hậu quả pháp lí đối với người bị tuyên bố là đã chết.IV)Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đãchết và hậu quả của sự hủy bỏ đó.TÀI LIỆU THAM KHẢO16Trang2333445889101111131315
Tài liệu liên quan
- Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
- 23
- 799
- 1
- Tuyên bố chết, mất tích và hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích và tuyên bố cá nhân chết
- 15
- 8
- 12
- Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
- 22
- 1
- 12
- Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật nuôi con nuôi năm 2010
- 12
- 1
- 3
- Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
- 19
- 1
- 6
- Xây dựng 1 tình huống thỏa mãn các điều kiện tuyên bố cá nhân mất tích, cá nhân chết và xác định hậu quả pháp lý của các tuyên bố đó
- 4
- 1
- 6
- Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
- 21
- 1
- 8
- Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
- 9
- 1
- 8
- Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn
- 13
- 818
- 1
- Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân
- 17
- 545
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(206.6 KB - 16 trang) - Đề tài: Điều kiện và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân là đã chết. Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiểu Luận Tuyên Bố Mất Tích Tuyên Bố Chết
-
Tiểu Luận Luật Dân Sự - Tuyên Bố Chết, Tuyên Bố Mất Tích Và Hậu Quả ...
-
Tuyên Bố Chết, Mất Tích Và Hậu Quả Pháp Lí Của Việc Tuyên Bố Cá ...
-
Tiểu Luận Khái Quát Quy định Về Tuyên Bố Mất Tích Trong Luật Dân Sự ...
-
Tiểu Luận Tuyên Bố Chết, Mất Tích Và Hậu Quả Pháp Lí Của Việc Tuyên ...
-
Tiểu Luận Tuyên Bố Mất Tích Tuyên Bố Chết Archives - Luật Sóng Hồng
-
Tuyên Bố Chết Mất Tích Và Hậu Quả Pháp Lí Của Việc Tuyên Bố Cá Nhân ...
-
Đề Tài Tuyên Bố Chết, Mất Tích Và Hậu Quả Pháp Lí Của ... - Luận Văn
-
Tuyên Bố Mất Tích Và Tuyên Bố Chết Theo Quy định Của Pháp Luật
-
[Luận Văn] Thủ Tục Giải Quyết Yêu Cầu Tuyên Bố Một Người Mất Tích ...
-
[DOC] 2. Trường Hợp Thực Tiễn Tuyên Bố Cá Nhân Bị Mất Tích - Luật Dương Gia
-
Ba Vụ Việc Về Việc Tuyên Bố Một Người Là đã Chết - Luận Văn
-
Luận Văn Đề Tài Tuyên Bố Chết, Mất Tích Và Hậu Quả Pháp Lí Của Việc ...
-
So Sánh Hậu Quả Pháp Lý Của Việc Tuyên Bố Một Người Mất Tích Với ...
-
Về Việc Xác định Ngày Chết Của Người Bị Tuyên Bố Là đã Chết Theo ...