Điều Kiện Và Thủ Tục Khai Thác Gỗ, Lâm Sản Trong Rừng đặc Dụng
Có thể bạn quan tâm
Rừng đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta, rừng chính là lá phổi xanh của Trái Đất và nó đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sống còn trên hành tinh này. Trong giai đoạn hiện nay thì rừng được đầu tư xây dựng, phát triển toàn diện hơn cả. Có nhiều loại rừng và mỗi loại rừng khác nhau cũng sẽ có các chức năng chủ yếu khác nhau. Trong đó, rừng đặc dụng là một mô hình rừng được thành lập với mục đích bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên và cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp pháp luật cho phép khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về điều kiện và thủ tục khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Các tiêu chí để xác định rừng đặc dụng:
- 2 2. Điều kiện và thủ tục khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng:
1. Các tiêu chí để xác định rừng đặc dụng:
Theo quy định pháp luật thì rừng đặc dụng có thể là Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài – sinh cảnh, Khu bảo vệ cảnh quan, Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, Vườn thực vật quốc gia, Rừng giống quốc gia nhưng các loại rừng này để là rừng đặc dụng sẽ cần phải đáp ứng những tiêu chí nhất định, cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Vườn quốc gia để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
+ Vườn quốc gia để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
+ Vườn quốc gia để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.– Thứ hai: Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí cụ thể sau đây:
+ Khu dự trữ thiên nhiên để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên.
+ Khu dự trữ thiên nhiên để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
+ Khu dự trữ thiên nhiên để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.+ Khu dự trữ thiên nhiên để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
– Thứ ba: Khu bảo tồn loài – sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
+ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
+ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.
+ Khu bảo tồn loài – sinh cảnh để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
– Thứ tư: Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm các loại rừng sau:
+ Rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
+ Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
+ Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
– Thứ năm: Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí cụ thể sau đây:
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.
– Thứ sáu: Vườn thực vật quốc gia:
Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.
– Thứ bảy: Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
+ Rừng giống quốc gia để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;
+ Rừng giống quốc gia để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.
Rừng đặc dụng được hiểu chính là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để nhằm giúp các quốc gia có thể bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Các loại rừng để được công nhận là rừng đặc dụng sẽ phải đáp ứng các yêu cầu được nêu cụ thể bên trên.
2. Điều kiện và thủ tục khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng:
Theo Điều 12 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng có nội dung như sau:
“Điều 12. Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
1. Đối với vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
2. Đối với khu rừng bảo vệ cảnh quan
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
3. Đối với khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
a) Đối tượng khai thác, thu thập mẫu vật: theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: Có chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được duyệt đối với đối tượng quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; dự án lâm sinh trong trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia
a) Đối tượng khai thác: theo quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh đối với trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.”
Như vậy, ta nhận thấy, không phải tất cả các chủ thể muốn khai thác rừng đặc dụng là có thể khai thác được mà chỉ thuộc những nhóm đối tượng nhất định trong rừng đặc dụng được quy định cụ thể nêu trên mới được khai thác và các đối tượng này cũng cần phải có những điều kiện giấy tờ kèm theo để có thể được khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng.
Nên để được khai thác rừng đặc dụng một cách hợp pháp là điều không đơn giản và việc khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng cũng cần đảm bảo các nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, cụ thể như: Việc khai thác gỗ, lâm sản trong rừng đặc dụng phải đảm bảo sự phát triển tự nhiên của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan của khu rừng; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải xác định số phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ. Ba phân khu này gọi là vùng lõi của rừng đặc dụng, ngoài ra còn có vùng đệm; Mọi hoạt động của rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lý rừng.
Từ khóa » điều Kiện áp Dụng Khai Thác Rừng Gồm
-
Khai Thác Rừng Hiện Nay ở Việt Nam Phải Tuân Theo Các điều Kiện Nào?
-
Điều Kiện áp Dụng Cho Khai Thác Rừng Hiện Nay? - Huong Duong
-
Các Loại Khai Thác Rừng: Điều Kiện áp Dụng Khai Thác Rừng Hiện Nay
-
Công Nghệ 7 Bài 28: Khai Thác Rừng - Luật Trẻ Em
-
Khai Thác Rừng Hiện Nay ở Việt Nam Phải Tuân Theo Các điều Kiện ...
-
Bài 28: Khai Thác Rừng - Hoc24
-
Câu 2 Trang 74 SGK Công Nghệ 7
-
Các điều Kiện Khai Thác Rừng ở Việt Nam - Selfomy Hỏi Đáp
-
Các Loại Khai Thác Rừng: Điều Kiện áp Dụng Khai Thác Rừng Hiện Nay
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 7 - Bài 28: Khai Thác Rừng
-
Khai Thác Rừng - Lý Thuyết Môn Công Nghệ Lớp 7
-
Điều Kiện để Tiến Hành Khai Thác Tận Thu Gỗ Trong Rừng Sản Xuất Là ...
-
Giải Vở Bài Tập Công Nghệ 7 - Bài 28: Khai Thác Rừng
-
Quyền Lợi Của Người được Giao Rừng