Khai Thác Rừng - Lý Thuyết Môn Công Nghệ Lớp 7
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Khai thác rừng sau khi trồng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng môn Công nghệ 7. Mời các bạn tham khảo.
Bài: Khai thác rừng
- A. Lý thuyết
- I. Các loại khai thác rừng
- II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
- III. Phục hồi rừng sau khi khai thác
- B. Câu hỏi trắc nghiệm
A. Lý thuyết
Khai thác rừng để thu hoạch lâm sản và phục hồi lại rừng chất lượng cao.
I. Các loại khai thác rừng
Các đặc điểm chủ yếu | |||
Loại khai thác rừng | Lượng cây chặt hạ | Thời gian chặt hạ | Cách phục hồi rừng |
Khai thác trắng | Chặt toàn bộ cây trong một lần | Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm) | Trồng rừng |
Khai thác dần | Chặt toàn bộ cây trong 4 lần khai thác | Kéo dài 5 đến 10 năm | Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên |
Khai thác chọn | Chọn chặt cây già yếu kém, giữ lại cây non | Không hạn chế thời gian | Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên |
II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam
Với tình trạng rừng bị chặt phá nghiêm trọng, nên hiện nay việc khai thác rừng ở Việt Nam phải theo những điều kiện sau:
1. Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng:
- Rừng con gỗ khai thác chủ yếu ở nơi có độ dốc > 15o.
- Rừng còn gỗ khai thác thuộc loại rừng đang có tác dụng phòng hộ.
2. Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
3. Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ khu rừng khai thác.
III. Phục hồi rừng sau khi khai thác
1. Rừng đã khai thác trắng: Trồng rừng để phục hồi rừng. Trồng xen lẫn cây công nghiệp.
2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: Thúc đẩy tái sinh tự nhiên.
- Chăm sóc cây gieo giống.
- Phát dọn cây cỏ hoang.
- Dặm cây hay gieo hạt vào nơi ít có cây tái sinh.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác trắng là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Đáp án: C
Giải thích: (Lượng cây chặt hạ trong Khai thác trắng là: Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác – Bảng 2, SGK trang 71)
Câu 2: Thời gian chặt hạ trong Khai thác chọn là:
A. Kéo dài 5 – 10 năm.
B. Kéo dài 2 – 3 năm.
C. Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm).
D. Không hạn chế thời gian.
Đáp án: D
Giải thích: (Thời gian chặt hạ trong Khai thác chọn là: Không hạn chế thời gian – Bảng 2, SGK trang 71)
Câu 3: Ở những nơi rừng có độ dốc bao nhiêu không được phép khai thác trắng?
A. Lớn hơn 15 độ
B. Lớn hơn 25 độ
C. Lớn hơn 10 độ
D. Lớn hơn 20 độ
Đáp án: A
Giải thích: (Ở những nơi rừng có độ dốc lớn hơn 15⁰ không được phép khai thác trắng do nguy cơ xói mòn, sạt lở đất và lũ lụt cao - Hình 46, SGK trang 71-72)
Câu 4: Cách phục hồi rừng trong Khai thác chọn là:
A. Trồng rừng.
B. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: B
Giải thích: (Cách phục hồi rừng trong Khai thác chọn là: Để rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên – Bảng 2, SGK trang 71)
Câu 5: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Đáp án: A
Giải thích: (Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là: Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác – Bảng 2, SGK trang 71)
Câu 6: Thời gian chặt hạ trong Khai thác trắng là:
A. Kéo dài 5 – 10 năm.
B. Kéo dài 2 – 3 năm.
C. Trong mùa khai thác gỗ (>1 năm).
D. Không hạn chế thời gian.
Đáp án: C
Giải thích: (Thời gian chặt hạ trong Khai thác trắng là: Trong mùa khai thác gỗ (<1 năm) – Bảng 2, SGK trang 71)
Câu 7: Trong khai thác dần, để thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi cần giữ lại bao nhiêu cây giống tốt trên 1 ha?
A. 30 – 40 cây.
B. 40 – 50 cây.
C. 50 – 60 cây.
D. 60 – 70 cây
Đáp án: B
Giải thích: (Trong khai thác dần, để thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi cần giữ lại 40 – 50 cây giống tốt trên 1 ha – SGK trang 73)
Câu 8: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác chọn là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Đáp án: D
Giải thích: (Lượng cây chặt hạ trong Khai thác chọn là: Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém – Bảng 2, SGK trang 71)
Câu 9: Trong những cây sau, cây nào bị cấm khai thác:
A. Bách xanh. B. Thông đỏ. C. Sam bông. D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Giải thích: (Trong những cây sau, các cây bị cấm khai thác là: Bách xanh, thông đỏ, sam bông... – Phần Có thể em chưa biết SGK trang 74)
Câu 10: Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá bao nhiêu % lượng gỗ của khu rừng khai thác?
A. 35% B. 30% C. 25% D. 45%
Đáp án: A
Giải thích: (Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá 35% lượng gỗ của khu rừng khai thác - SGK trang 72)
Bài: Khai thác rừng sau khi trồng trên đây với các nội dung kiến thức cần nắm vững về các loại rừng được khai thác, điều kiện áp dụng khai thác rừng ở Việt Nam....
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Khai thác rừng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Giải bài tập Công nghệ 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.
Từ khóa » điều Kiện áp Dụng Khai Thác Rừng Gồm
-
Khai Thác Rừng Hiện Nay ở Việt Nam Phải Tuân Theo Các điều Kiện Nào?
-
Điều Kiện áp Dụng Cho Khai Thác Rừng Hiện Nay? - Huong Duong
-
Các Loại Khai Thác Rừng: Điều Kiện áp Dụng Khai Thác Rừng Hiện Nay
-
Công Nghệ 7 Bài 28: Khai Thác Rừng - Luật Trẻ Em
-
Khai Thác Rừng Hiện Nay ở Việt Nam Phải Tuân Theo Các điều Kiện ...
-
Bài 28: Khai Thác Rừng - Hoc24
-
Câu 2 Trang 74 SGK Công Nghệ 7
-
Các điều Kiện Khai Thác Rừng ở Việt Nam - Selfomy Hỏi Đáp
-
Các Loại Khai Thác Rừng: Điều Kiện áp Dụng Khai Thác Rừng Hiện Nay
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 7 - Bài 28: Khai Thác Rừng
-
Điều Kiện để Tiến Hành Khai Thác Tận Thu Gỗ Trong Rừng Sản Xuất Là ...
-
Giải Vở Bài Tập Công Nghệ 7 - Bài 28: Khai Thác Rừng
-
Quyền Lợi Của Người được Giao Rừng
-
Điều Kiện Và Thủ Tục Khai Thác Gỗ, Lâm Sản Trong Rừng đặc Dụng