Điều Kiện Vi Khí Hậu Trong Sản Xuất

Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp, về các yếu tố về nhiệt, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ chuyển động của không khí.

Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào quy trình công nghệ và khí hậụ địa phương, tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quy trình sản xuất, người ta phân thành các loại vi khí hậu sau: • Vi khí hậu tương đối ổn định: nhiệt lượng tỏa ra khoảng 20 độ Kcal/m3k2 /1h. • Vi khí hậu nóng: nhiệt lượng tỏa ra lớn hơn 20 độ Kcal/m3k2/1h. • Vi khí hậu lạnh: nhiệt lượng tỏa ra nhỏ hơn 20 độ Kcal/m3k2 /1h. I/ Các yếu tố vi khí hậu: – Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng trong sản xuất phụ thuộc vào các hiện tượng phát nhiệt của quy trình sản xuất như: lò phát nhiệt, ngọn lửa rèn, hàn… Tiêu chuẩn vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của người lao động vào mùa hè là 30 độ C và không được vượt quá nhiệt độ cho phép từ 3 độ C – 5 độ C.

– Bức xạ nhiệt: là những hạt năng lượng truyền trong không khí, mặt trời v.v… dưới dạng sóng dao động bao gồm: tia sáng thường, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, bức xạ, nhiệt do các vật thể được nung nóng phát ra, khi nung đến khoảng 500độ C nó sẻ phát ra tia hồng ngoại, nếu nung nóng đến1800độ C đến 2000độ C phát ra tia sáng thường và tia tử ngoại, khi nóng đến 3000độ C phát ra tia tử ngoại càng nhiều. Cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/m2.phút. Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1kcal/m2 .phút.

– Độ ẩm: là lượng hơi nước có trong không khí được biểu thị bằng g/m3 kk hoặc bằng sức trương hơi nước được tính bằng mmHg. Về mặt vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối trong một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa, để biểu thị mức ẩm cao hay thấp. Độ ẩm cao thường thấy ở hầm lò, xưởng nhuộm, nơi bảo quản thực phẩm… Tiêu chuẩn quy định về độ ẩm nơi sản xuất trong khoảng 75%-80%.

– Vận tốc chuyển động của không khí: Được biểu thị bằng m/s theo tiêu chuẩn vệ sinh là 3m/s nếu vận tốc chuyển động không khí lớn hơn 5m/s sẻ gay bất lợi cho người lao động. II/ Điều hòa thân nhiệt ở người: Cơ thể con nguời có nhiệt độ không đổi khoảng 36,5độ C đến 37,5độ C là nhờ hai quá trình điều nhiệt, do trung tâm chỉ huy điều nhiệt điều khiển. Để duy trì cân bằng thân nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng, thì cơ thể sẻ thải nhiệt bằng cách giãn mạch ngoài biên và tăng cường tiết mồ hôi , nếu điều kiện vi khí hậu lạnh thì cơ thể sẻ tăng quá trình sinh nhiệt, hạn chế quá trình thải nhiệt để điều hòa thân nhiệt. Cân bằng nhiệt có thể thực hiện được trong phạm vi trường điều nhiệt.

Trường điều nhiệt gồm vùng điều nhiệt hóa học và vùng điều nhiệt lý học, nếu vượt qua giới hạn này thì cơ thể con người sẻ bị nhiệt lạnh hay say sóng. • Điều nhiệt hóa học: là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự oxi hóa các chất dinh dưỡng biến đổi, chuyển hóa tùy theo nhiệt độ bên ngoài và trạng thái nghỉ ngơi hay lao động của cơ thể. • Điều nhiệt lý học: là tất cả các quá trình biến đổi theo nhiệt của cơ thể dưới hình thức truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ hay bay mồ hôi. III/ Ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể: – Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng: Nhiệt độ, đặt biệt là ở vùng trán rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài. Thân nhiệt từ 0,3 độ C đến 1độ C là cơ thể có sự tích nhiệt. Nếu thân nhiệt tăng lên 38,5độ C được xem là nhiệt độ báo động dẫn đến chứng say sóng. Cơ thể phải tiết rất nhiều mồ hôi, ngoài ra còn mất một lượng muối khoáng và các chất sắt như: K, Na, Fe, Ca… và một lượng sinh tố như: C, B1, B2 ,…. Tỷ trọng độ nhớt của máu thay đổi do đó làm nhịp tim thay đổi. Khi làm việc ở nhiệt độ cao công nhân uống nhiều nước nên dịch vị bị loãng ra làm cho ăn kém ngon; tiêu hóa giảm sút có thể dẫn đến các bệnh về bao tử và đường ruột.

– Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh: Da trở nên xanh lạnh khi nhiệt độ dưới 33độC làm nhịp tim và nhịp thở giảm ngưng mức tiêu thụ ôxi lại tăng lên, do cơ và gan phải làm việc nhiều để giải phóng năng lượng, phản sinh ra chứng tê cóng, ngứa rát ở đầu chi, khó vận động và mất dần cảm giác, làm giảm sức đề khán, miễn dịch.

– Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt: Do làm việc với kim loại nung nóng hay nóng chảy, làm việc ngoài trời nóng, có thể bị ảnh hưởng bởi các tia: hồng ngoại, tử ngoại…gây nên chứng say sóng, phỏng da, rọp da, đục nhân mắt… IV/ Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu: 1/ Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu nóng: a/ Kỹ thuật: – Tự động hóa, cơ khí hóa các quá trình sản xuất ở nơi có nhiệt độ cao

– Cách ly nguồn nhiệt bức xạ nhiệt ở nơi làm việc bằng cách dùng các vật liệu cách nhiệt như Magie, Amiăng, Trepein…

– Hấp thu các tia bức xạ bằng màng nước.

– Bố trí hợp lí các lò và nguồn nhiệt; hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo. b/ Vệ sinh: – Quy định chế độ lao động hợp lý trong điều kiện vi khí hậu nóng.

– Tổ chức tốt nơi nghỉ ngơi cho công nhân xa nguồn nhiệt.

– Tổ chức chế độ ăn uống hợp lý.

– Công nhân phải có đầy đủ quần áo bảo hộ lao động.

– Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân, không bố trí những người có bệnh tim mạch và thần kinh làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao. 2/ Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu lạnh: – Dùng hệ thống sưởi ấm, cản không cho không khí lạnh vào nơi sản xuất.

– Công nhân phải có đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động.

– Khẩu phần ăn chống rét phải đủ mỡ, dầu thực vật để cung cấp nhiều năng lượng chống rét. 3/ Biện pháp phòng chống tác hại của bức xạ nhiệt: – Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân thường xuyên tiếp xúc trong môi trường có bức xạ nhiệt.

Nguồn tham khảo: An toàn lao động trong môi trường công nghiệp in

GVHD: Cao Xuân Vũ

Mọi thắc mắc hãy đặt câu hỏi tại diễn đàn Prima.

Xin chân thành cám ơn !

Facebook Twitter

Từ khóa » điều Kiện Vi Khí Hậu Là Gì