+ Điều Kiện Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Cách Xác định Mức Bồi ...
Có thể bạn quan tâm
Luật Trí Nam chuyên dịch vụ luật sư kinh tế uy tín!
Thiệt hại nào được yêu cầu bồi thường theo quy định mới?
Pháp luật dân sự phân định hai loại thiệt hại trong thực tế bao gồm:
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ tại hợp đồng, thỏa thuận dân sự đã ký: Đây là loại thiệt phát sinh do các bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng dẫn đến gây thiệt hại cho các bên liên quan.
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Thiệt hại từ hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác (Thiệt hại không phát sinh từ quan hệ hợp đồng).
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai như Luật sư đã chia sẻ bao gồm 3 yếu tố:
- Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại định lượng được bằng tiền.
- Có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra.
- Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.
Dựa trên ba căn cứ này mà người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho: Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và Cách xác định mức độ thiệt hại. Các loại thiệt hại cũng được pháp luật định lượng, qua định và hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì:
- Hợp đồng thương mại căn cứ pháp luật để yêu cầu bổi thường thiệt hại áp dụng theo Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại 2005: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Hợp đồng dân sự căn cứ pháp luật để yêu cầu bổi thường thiệt hại áp dụng theo Điều 361 Bộ luật dân sự 2015: Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm:
- Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: Tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;
- Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại;
- Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại;
- Thiệt hại về tinh thần.
Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hợp đồng thì:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm Bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm Bồi thường thiệt hại. Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, căn cứ xác định trách nhiệm Bồi thường thiệt hại là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005, trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi.
Cách xác định thiệt hại khi yêu cầu bồi thường thiệt hại?
Xác định thiệt hại khi yêu cầu bổi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ trong đó:
- Thiệt hại phát sinh từ vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại có bao gồm khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm lẽ ra được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Thiệt hại phát sinh từ vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng dân sự có bao gồm khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại.
- Thiệt hại được xem xét trên cơ sở yếu tố lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng.
- Thiệt hại được xem xét trên cơ sở sự thiện chí trong việc khắc phục hành vi vi phạm và thiện chí đàm phán, thương lượng trong giải quyết tranh chấp.
Xác định thiệt hại khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Chi phí thuê Luật sư, phiên dịch và các chi phí tố tụng không phải là thiệt hại được mặc định được yêu cầu bồi thường. Mức thiệt hại được Bộ luật dân sự quy định chi tiết cho từng loại sau:
✔ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định về: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
“1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
✔ Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về: Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm
“a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.”
✔ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về: Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm
“a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.”
✔ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm
“a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.”
Xác định lỗi của bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Lỗi là điều kiện bắt buộc khi yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Nhưng đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì khác, khi xác định trách nhiệm dân sự Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật, người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là do suy đoán. Nguyên tắc xác định lỗi theo Luật sư Trí Nam như sau:
- Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.
- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Dựa trên khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luật sư Trí Nam đã nêu, các thiệt hại từ hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản được yêu cầu bồi thường khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
Mức thiệt hại tối đa được yêu cầu bổi thường thiệt hại
✔ Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
✔ Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
✔ Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Từ 01/07/2020 mức lương cơ sở được tăng lên thành 1.600.000đ/ 01 tháng nên mức yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tối đa là
Loại thiệt hại yêu cầu bồi thường | Mức bồi thường thiệt hại tối đa |
Xâm phạm sức khỏe | 80 Triệu đồng |
Xâm phạm tính mạng | 160 Triệu đồng |
Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín | 16 Triệu đồng |
Xâm phạm thi thể | 48 Triệu đồng |
Xâm phạm mồ mả | 16 Triệu đồng |
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm
1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
- Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
- Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
Tư vấn yêu cầu bồi thường thiệt hại uy tín
Công ty Luật Trí Nam chuyên dịch vụ luật sư giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại chính xác, hiệu quả cho khách hàng trong và ngoài nước. Với nhiều năm kinh nghiệm, luật sư sẽ có ngay cho Quý vị phương án triển khai công việc nhanh với cam kết tận tâm trong vai trò bảo vệ quyền lợi cho thân chủ khi luật sư hành nghề. Chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện các công việc sau:
Đại diện giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
- Nhanh chóng đàm phán, thương lượng để sớm chấm dứt hành vi vi phạm nếu có thể.
- Thay mặt thân chủ thu thập chứng cứ để làm rõ mức yêu cầu bồi thường thiệt hại được áp dụng.
- Đại diện thân chủ khởi kiện và yêu cầu thi hành án khoản bồi thường thiệt hại.
Đại diện giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Xác định được người có hành vi vi phạm, ví dụ: Yêu cầu người bôi nhọ danh dự trên facebook đền bù thiệt hại thì cần xác định đúng chủ sở hữu của người post tin.
- Xác định mức thiệt hại hợp lý, ví dụ: Pháp luật chỉ quy định mức thiệt hại tối đa được yêu cầu bổi thường, nhưng người yêu cầu bổi thường phải tự chứng minh căn cứ, công thức tính ra mức thiệt hại mà mình nêu.
- Thực hiện đúng quy trình thủ tục về đàm phán, khởi kiện, yêu cầu thi hành án.
Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.
CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nôi
Điện thoại: 0904.588.557
Tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại: 19006196
Email: hanoi@luattrinam.vn
Tham khảo: Dịch vụ luật sư uy tín
Từ khóa » Thiệt Hại Nghĩa Là Gì
-
Thiệt Hại - Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
-
Thiệt Hại Là Gì? Các Loại Thiệt Hại Phải được Bồi Thường Theo Bộ Luật ...
-
Thiệt Hại Và Cách Xác định Thiệt Hại Trong Trách Nhiệm Bồi Thường ...
-
Thiệt Hại Là Gì? Phân Biệt “Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng” Và ...
-
Thiệt Hại - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thiệt Hại Là Gì? Trường Hợp Nào Gây Thiệt Hại Không Phải Bồi Thường?
-
Một Số Phân Tích Về Khái Niệm Về Trách Nhiệm Bồi Thường Của Nhà ...
-
Xác định Thiệt Hại Theo Quy định Của Pháp Luật Dân Sự - Luật LawKey
-
Thiệt Hại Do Vi Phạm Nghĩa Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Bồi Thường Thiệt Hại Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Các Trường Hợp Gây Thiệt Hại Mà Không Phải Bồi Thường
-
TRANG THÔNG TIN: “Thiệt Hại Đáng Kể” – Điều đó Có Nghĩa Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "thiệt Hại" - Là Gì?