Điều Lệ Công Ty Là Gì? - Luật Việt Phong
Có thể bạn quan tâm
Điều lệ công ty là gì?
( Ảnh minh họa:Internet) Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589
Điều lệ là bản thỏa thuận giữa những người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau cùng được soạn căn cứ trên những khuôn mẫu chung của luật pháp (luật doanh nghiệp, luật thuế, luật lao động, luật tài chính, kế toán…) để ấn định cách tạo lập, hoạt động và giải thể của một doanh nghiệp. Việc xác lập, hủy bỏ, thay đổi điều lệ của công ty phải theo quy định của pháp luật.
Điều lệ được coi như bản ” hiến pháp” của doanh nghiệp. Khi có tranh chấp xảy ra, điều lệ là căn cứ pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất được đưa ra để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Theo điều 25 luật doanh nghiệp năm 2014, điều lệ công ty gồm: điều lệ khi đăng kí doanh nghiệp và điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.
Để lập nên bản điều lệ, doanh nghiệp phải dựa theo nguyên tắc nhất định:
Thứ nhất, Điều lệ không được trái với quy định của pháp luật (quy định của Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, pháp luật về thuế, kế toán…).
Thứ hai, khi soạn thảo Điều lệ Công ty phải theo nguyên tắc điều lệ là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận để quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức, quản lý, hoạt động của Công ty.
Thứ ba, Điều lệ Công ty phải có đủ nội dung chủ yếu theo quy định tại điều 25 Luật doanh nghiệp 2014, gồm:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
– Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;
– Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Cơ cấu tổ chức quản lý;
– Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
– Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
– Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
– Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
– Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
– Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
– Chữ kí của thành viên theo quy định của luật doanh nghiệp
Thứ tư, điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp phải có họ, tên và chữ ký của những người sau đây: Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Thứ năm, việc sửa đổi, bổ sung điều lệ phải được sự đồng ý và có họ, tên, chữ kí của các thành viên sau:
– Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
– Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần
Ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trong luật thì doanh nghiệp cũng được quyền quy định một số điều khoản khác xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty.
Khi thay đổi nội dung điều lệ công ty cần phải được các thành viên trong doanh nghiệp thông qua với tỷ lệ thể hiện ý chí của đa số cổ đông/thành viên trong doanh nghiệp. Và Điều lệ phải được doanh nghiệp thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cũng như lưu giữ tại trụ sở chính để mọi cổ đông/thành viên đều có thể tiếp cận, trích lục…
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về quy định của pháp luật về điều lệ công ty. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Từ khóa » điều Lệ Cty Là Gì
-
Điều Lệ Công Ty Phải Có Những Nội Dung Gì? | Luật Hùng Thắng
-
Khái Niệm Về điều Lệ Của Công Ty ? Quy định điều Lệ Công Ty Theo ...
-
Điều Lệ Công Ty Là Gì? - Công Ty Luật ACC
-
Điều Lệ Công Ty Là Gì ? Quy định Về điều Lệ Công Ty Cần Phải Chú ý
-
Điều Lệ Công Ty - Luật Việt An
-
Điều Lệ Công Ty Là Gì? Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 Hiện Hành
-
Điều Lệ Công Ty Phải Có Những Nội Dung Gì? - AZLAW
-
Điều Lệ Công Ty Là Gì? Nội Dung điều Lệ Quy định Những Gì?
-
Mẫu Điều Lệ Công Ty TNHH Mới Nhất Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Điều Lệ Công Ty
-
Vấn đề điều Lệ Công Ty Là Gì? Và Những điều Liên Quan
-
Điều Lệ Công Ty Là Gì ? - Thành Lập Doanh Nghiệp Tại Quảng Ngãi
-
Vốn điều Lệ Công Ty Cổ Phần Là Gì? Tối Thiểu Là Bao Nhiêu?
-
Điều Lệ Công Ty Là Gì? Quy định Về điều Lệ - Luật Quang Huy