Điều Mới Biết Về Người Tiên Ty Và Khiết đan - Dòng HÙNG VIỆT

26 Th12 2010 Văn Nhân Điều mới biết về người Tiên ty và Khiết đan

Tiên ty là tộc người chiếm lãnh vùng đông bắc trung quốc ngày nay , họ bắt đầu có tên tuổi trong lịch sử Trung quốc từ năm : 269 khi Vũ Tuyên Đế Mộ Dung Hối được vua Tây Tấn phong là Liêu đông quận công từ đó họ Mộ Dung coi như làm chủ vùng đông bắc Trung quốc nhưng mãi tới năm 337 họ mới chính thức lập quốc . Tiền Yên là nhà nước đầu tiên của người Tiên Ty do Mộ Dung Hoảng thành lập năm 337, diệt vong năm 370. Tôn thất quan lại nhà Tiền Yên nối nhau lập nên các nước : Hậu Yên, Nam Yên, Bắc Yên , Tây Yên tới năm 410 thì các nước Yên của nhà Mộ Dung diệt vong khi kết thúc tời ‘ngũ Hồ loạn Hoa’. Người họ Mộ̣̣ dung nổ̉̉i tiếng : – Các vua nước Tiền Yên (337-370) bắt đầu từ Mộ Dung Hoàng – Các vua nước Hậu Yên (383-407) bắt đầu từ Mộ Dung Thùy – Các vua nước Tây Yên (384-394) bắt đầu từ Mộ Dung Hoằng – Các vua nước Nam Yên (398-410) bắt đầu từ Mộ Dung Đức Nước Yên của người Tiên ty chìm vào bóng tối hơn 500 năm mãi cho tới năm 1115 thì họ Hoàng nhan kiến lập nước Kim . Nước Kim tồn tại từ 1115 đến 1234, là vương triều của người Nữ Chân, đây cũng là tổ tiên của những người Mãn Châu đã lập ra triều đại nhà Thanh khoảng 500 năm sau. Năm 1113 A Cốt Đả (1068 – 1123) được bầu làm đại bối lặc (tù trưởng các bộ lạc , phải chăng bối lặc chỉ là chữ viết sai của ‘bố lạc’ là cha là thủ lãnh của bộ lạc ?). Năm 1114 ông lãnh đạo 2500 người Nữ Chân tại Lưu Thủy nổi dậy chống lại nhà Liêu. Đội kỵ binh này chiếm Ninh giang châu (Cát Lâm) và đánh bại 7 ngàn quân Liêu tại trận Chuhedian vào tháng 11. Sau những thắng lợi liên tiếp tháng 1 năm 1115 A Cốt Đả đã thành lập nước Kim tại miền bắc Mãn Châu. Acuta tuyên bố lên ngôi vua Kim, đóng đô ở Hội ninh phủ (Hắc Long Giang). Quốc gia này đã lần lượt xâm lấn và cuối cùng đã tiêu diệt vương triều nhà Liêu của người Khất Đan (Khiết Đan) vào năm 1125 (liên minh cùng nhà Tống để diệt Liêu) là những người đã thống trị khu vực Mãn Châu và biên giới phía bắc Trung Quốc trong vài thế kỷ trước . Vào ngày 9 tháng 1 năm 1127 lực lượng nhà Kim đã chiếm Khai Phong, thủ đô của triều đại Bắc Tống, bắt giữ cả hai vua nhà Tống là Tống Khâm Tông và cha của ông là vua Tống Huy Tông, là người đã từ bỏ ngôi báu do sợ hãi lực lượng nhà Kim. Sau khi Khai Phong thất thủ, lực lượng nhà Tống dưới sự lãnh đạo của nhà Nam Tống kế tiếp vẫn tiếp tục chiến đấu với nhà Kim trong hơn mười năm tiếp theo, cuối cùng đã dẫn đến ký kết hiệp ước hòa bình năm 1141, và cắt toàn bộ miền bắc Trung Quốc cho nhà Kim năm 1142 để đổi lấy hòa bình . Nước Kim tồn tại đến năm 1234 thời Mạt đế Hoàn Nhan Thừa lân thì bị Mông cổ diệt . Người Tiên ty lại nhẫn nhục trong phận tôi đòi gần 500 năm , mãi tới năm 1616 họ mới quật khởi khi dòng họ Ái tân giác la lập nên nước Hậu Kim , đến năm 1636 thì đổi quốc hiệu thành Mãn Thanh , nhà nước của người Tiên Ty này đã tái chiếm Bắc Kinh từ tay nhà Minh năm 1644 ( Bắc kinh đã có thời là Yên kinh phải chăng là thủ đô của nước Yên – họ Mộ dung tiên tổ của họ Ái tân giác la ? ) và tồn tại mãi tới năm 1912 mới chấm dứt địa vị thống trị trên lục địa Trung hoa , cuộc cách mạng Tân hợi đã biến Trung hoa trở thành 1 dân quốc ý là quốc gia của mọi người chứ không là ‘của riêng’ ông vua bà chúa nào , chính xác hơn là chính biến 1911 đã cho ra đời hợp chủng quốc của chung cả những người thống trị và đám cựu nô lệ trên lãnh thổ đế chế Mãn thanh cũ . Trong các bài viết về văn minh và Dịch học họ HÙNG đã nhiều lần nói đến chuyện Bắc – Nam đã lộn ngược nay lại thêm bằng chứng nữa : Yên là biến âm của ôn việt ngữ là ấm chỉ vùng nóng bức , chính danh thì hướng Xích đạo phải là hướng Bức trong thế đối nghịch Bắc – nam , nóng bức – lạnh kăm , Bắc chỉ là biến âm của ‘bức’ mà thôi…nhưng cũng từ Dịch học mà hình thành quan niệm hướng màu đỏ hành hoả ở miền xích đạo là hướng của văn minh , ngược lại hướng màu đen hành thủy là tăm tối man dã nên ông vua bà chuá nào cũng nhận mình là văn minh đứng trên người khác thế nên về địa lý mình ở chốn nào thì chốn đấy đổi thành hướng bắc bất chấp nghịch lý …vùng ‘ôn –ấm’ mà vua quan thiết triều run lập cập như ngồi trong ngăn đá tủ lạnh vậy … Với quốc hiệu là Yên của người Tiên ty thì xem ra bắc nam đã lộn ngược từ thời nhà Tấn hèn chi mà ngũ man bị biến thành ngũ Hồ loạn Hoa… Khi nhìn tiên thiên bát quái đồ bằng nhãn quan khoa học thì đấy chính là trục toạ đồ không thời gian 4 chiều : Quẻ Đoài trấn phía bắc , Cấn phía nam . Đoài là cái hồ , cấn là núi tiếng Khơme là Bnâm , núi tiếng Việt còn gọi là non ; như thế Hồ phải ở hướng Xích đạo quẻ Đoài và Bnâm hay non cũng là nam đã lộn ngược thành hướng bắc ngày nay. Với Dịch học thì hướng hành thủy màu đen có những đặc tính : đen tối mờ lạnh nhỏ thấp.v.v. Đen cũng là mun ; – mun →man →mãn →mỉn (minh-tối) – mông – Mờ – lu. – Căm ( rét ) – Kim Dựa vào cái nền Dịch học mà xét thì Xem ra Yên là tên do người Tiên ty tự xưng còn lại những Mông Mãn Lu Kim là tên người Trung hoa gọi những tộc người ở về phía Nam ( xưa theo Dịch học ngược với ngày nay ) của họ . Bản thân từ Tiên ty cũng chỉ nghĩa là phương nam theo Dịch học ; tiên là đầu tiên hay nguyên thủy , ty là thấp cả 2 đều là tính chất của phương hành thủy –màu đen . Nước Mãn thanh có nghĩa là nước ở phía Đông – Nam , Mãn là biến âm của Mỉn nghĩa là tối chỉ hướng Nam , Thanh là màu xanh chỉ phía đông theo dịch học , đạo quân khổng lồ của đế quốc Nhật thời thế chiến 2 đóng ở Mãn châu gọi là đạo quân Quan đông cũng nghĩa như thế ; quan là nom là nhìn biến âm thành Nam , đông là phía đông…nhiều sách vở biến ‘quan – đông’ thành ‘quang đông’ chẳng còn nghĩa ngọn gì cả . Họ của Hoàng tộc Mãn thanh là Ái tân giác la mới nghe cứ tưởng là tiếng Mãn ký âm Hán tự thực ra đó là 1trận đồ chữ nghĩa do những sử gia Hán tộc giăng ra để làm đảo điên mọi sự như vậy mới có thể dễ bề ‘lộng gỉa thành chân’ …mà không bị phát hiệ̣n . – Ái tân thiết là Yên. – Giác la thiết là gia ,tiếng Việt là ‘nhà’ như nhà Lý , nhà Trần v.v.. Ái tân giác la chỉ nghĩa là ‘nhà Yên’ mà thôi , sử gia Trung quốc thời xưa không phân biệt quốc và gia như sử gia Việt , trong Hán sử thì quốc cũng là gia nhà Đường cũng là nước Đường , nhà Yên cũng là nước Yên …; Ái tân giác la – Yên gia cho thấy có sự truyền dòng nối kết xuyên suốt từ thời nước Yên nhà Mộ dung tới họ Ái tân giác la nước Mãn thanh của người Tiên ty.. Cũng dùng phép phiên thiết mới vỡ lẽ …thì ra làm gì có họ Mộ Dung . Mộ Dung thiết là Mung hay Mun chính là gốc của từ Mông mãn ngày nay . Nối kết họ Mộ Dung trước và họ Ái tân giác la sau là họ Hoàng nhan của hoàng đế nước Kim hay kăm . Khi nghe tên các vua … Hoàn nhan Hợp lạt , Hoàn nhan Thịnh . Hoàn nhan Ung v.v.người ta cứ tưởng có 1 họ gọi là Hoàn nhan ….đến nay mới biết : Hoàn nhan thiết là Han –hãn nghĩa là vương là chúa trong ngôn ngữ người Nam man…Hoàn nhan Hợp lạt chính xác là Hãn Hợp lạt hay khan Hợp lạt , là vua là chúa tên là Hợp lạt chứ làm gì có họ Hoàn nhan . Chính vì cái họ Hoàn nhan – hãn này mà Mông cổ sau khi chiếm trọn Trung hoa đã chia người phía bắc tức dân nước Kim cũ là người Hán và dân phía nam của nhà Tống là dân Nam …hỏi 1 câu đơn giản vậy Kim là Trung hoa hay Tống là Trung hoa ? …. đứa trẻ con người Hoa cũng trả lời ngay được người Tống mới là Trung hoa…, Việc sử gia Hán tộc thay các ‘từ’ bằng ‘phiên thiết’ Hán văn đã tạo ra Sự nhiễu loạn thông tin ghê gớm khiến người đời sau khó mà biết được lịch sử Trung hoa thực … Nhà Liêu 907-1125, đôi khi còn được biết đến như là Vương quốc hay Đế chế của người Khiết Đan gốc Mông Cổ, do dòng họ Da Luật thành lập trong những năm cuối của nhà Đường . Nhà Liêu bị nhà Kim thôn tính năm 1125. Tuy nhiên, con cháu của nhà Liêu do Da Luật Đại Thạch dẫn đầu đã chạy về phía tây để thành lập nhà Tây Liêu 1125-1220, còn được gọi là hãn quốc Kara-Khiết Đan, nhà nước này tồn tại cho đến khi kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tràn xuống. Kara trong tiếng Anh là Cathay có nghĩa là “Trung Quốc” và đều bắt nguồn từ tên gọi của dân tộc này , người Việt gọi người Khiết Đan là ‘Tàu cây’do : Ca thay thiết là cây . Phiên thiết Hán văn còn tạo ra nhiều chuyện độc đáo lắm như : Khan ký âm Latinh từ thủ lãnh trong ngôn ngữ bắc phương nói chung , Khan được phiên thiết thành : Khiết đan và Khả hãn . Như vậy Khiết đan không phải chỉ là tộc danh của riêng người nước Liêu mà còn là của người Hán người Mông cổ và Hung nô nói chung vì tất cả họ đều gọi thủ lãnh là Khan. Marco Polo là 1 đại quan của Mông cổ lần đầu tiên viết trong cuốn du ký của mình giới thiệu phương Đông với thế giới phương Tây đã chỉ biết tới nước Khiết đan không hề biết có nước gọi là Trung hoa . Tới tận ngày nay, các nước nói tiếng Slave vẫn gọi Trung Quốc là Khiết Đan (Kitan hay Kitai) như thế thì trong lịch sử Trung hoa làm quái gì có triều Nguyên của người Mông cổ ??? Ngộ nghĩnh nhất là họ ‘Da luật’ của các vua Liêu quốc như Gia luật A bảo cơ , Da luật Đức quang .v.v. …. Khiết đan – Liêu đánh Tống quốc ngật ngừ , người Trung hoa căm ghét gọi họ là ‘giặc’ ; giặc A bảo cơ , giặc Đức quang .v.v. ; nhưng cái ‘hồ lô’ phiên thiết Hán văn hô biến ‘giặc’…thành ‘Da luật’…như thế chỉ có thánh may ra mới biết thực sự những gì diễn ra trên đất Trung quốc thời đó . Xét tới đây thì rõ ràng Hoa là Hoa và Hán là Hán làm gì có thứ lịch sử chung của cả Hoa và Hán…Viết sử kiểu này đúng là sử ‘thập cẩm’ cũng như món lẩu thập cẩm của dân nhậu vậy, rõ ràng 2 dòng 2 giống khác hẳn nhau mà xào nấu biến thành ‘một’ tức là …sử gia Hán tộc đã đẻ ra thứ luận lý ‘tương đối’ cực kỳ hiện đại :… đen cũng là trắng và trắng cũng là đen…trắng đen là một …Hán –Hoa 1 nhà . Tương đối kiểu này thì thông thái như Einstein cha đẻ thuyết tương đối …thật cũng phải chào thua gọi họ là đại ca…

Chia sẻ:

  • Facebook
  • X
Thích Đang tải...

Có liên quan

3 bình luận

  1. Vay nguoi Mong Co va Khiet Dan hoan toan khac nguoi Han ha ban. Hinh nhu ho cung co he chu viet rieng do ban oi.

  2. Tham khảo thêm chơi, bác.

  3. https://nghiencuulichsu.com/2020/12/22/nguoi-cua-de-che-la-ma-den-viet-nam/

Bình luận về bài viết này

Δ

Văn Nhân

Thân chào Tìm kiếm cho:

Bài viết mới

  • Vài dòng …Việt sử bình dân – phần I 27 Th11 2024
  • Bỏ quê hương 23 Th11 2024
  • Tổng kết về trống đồng và dòng giống Hùng . 23 Th9 2024
  • Thơ …thẩn tào lao . 14 Th9 2024
  • Vài lời bàn về Thiên hạ nhà Châu xưa. 8 Th9 2024
  • Siêu trăng đêm rẳm 21 Th8 2024
  • Vài dòng tóm tắt …thời tiền sử Việt – (viết lại ) . 26 Th7 2024
  • Bàn về khởi nghĩa Khăn Vàng  . 9 Th7 2024
  • Bàn về khởi nghĩa Lục lâm thảo khấu . 20 Th6 2024
  • Sử thuyết Hùng Việt …Nhiều điều khác – II 13 Th6 2024

Bài nổi bật

  • Vài dòng ...Việt sử bình dân - phần I
  • Gửi bạn .
  • Ba câu chuyện của nước Âu Lạc .
  • Giao chỉ Cửu chân Nhật nam .
  • Xem lại bài thơ ở điện Thái hoà .
  • Đời Hùng vương thứ 5 .
  • Tên thụy của Trưng nữ Vương và các sự tích Ả Lã Nàng Đê
  • Khi tìm được chữ Lạc Việt ...
  •  Nước Hán , người Hán , văn minh Hán (đăng lại)
  • Tam Tài - Ngũ Hành

Phản hồi

fthinh trong Chuyện dài …Sĩ Nhiếp…
Ẩn danh trong Ba câu chuyện của nước Âu L…
Ẩn danh trong Đại Việt An Nam Việt Nam .
Ẩn danh trong Sự thực về thủy tổ của dòng họ…
Autour Asia voyage trong Lưỡng quốc kháng Ngụy – (g…

Liên kết

bahviet18.com Hùng Việt sử quán Đền miếu Việt

Tháng Mười Hai 2010
H B T N S B C
12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
Th1 »

Thống kê

Flag Counter

Quản lí

Đăng nhập Trang này sử dụng cookie. Tìm hiểu cách kiểm soát ở trong: Chính Sách Cookie
  • Bình luận
  • Đăng lại
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • Dòng HÙNG VIỆT
    • Đã có 67 người theo dõi Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • Dòng HÙNG VIỆT
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • URL rút gọn
    • Báo cáo nội dung
    • Xem toàn bộ bài viết
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
%d Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Tộc Tiên Ty