ĐIỀU TRA CHỌN MẪU TRONG THỐNG KÊ - Ppt κατέβασμα

Παρουσίαση με θέμα: "ĐIỀU TRA CHỌN MẪU TRONG THỐNG KÊ"— Μεταγράφημα παρουσίασης:

1 ĐIỀU TRA CHỌN MẪU TRONG THỐNG KÊ

2 Tóm tắt nội dung ĐIỀU TRA CHỌN MẪU, ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU XÁC ĐỊNH CỠ MẪU, PHÂN BỔ MẪU VÀ TÍNH SAI SỐ CHỌN MẪU CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

3 I.ĐIỀU TRA CHỌN MẪU, ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG

4 Điều tra chọn mẫu

5 Điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu (ĐTCM) là loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chọn một cách khoa học một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung

6 Điều tra chọn mẫu Suy diễn cho các tham số của tổng thể Tổng thể MẫuTóm tắt các đặc trưng Suy diễn cho các tham số của tổng thể

7 Điều tra chọn mẫu Suy diễn cho các tham số của tổng thểnăng suất và sản lượng lúa thu được trên diện tích lúa thu hoạch của một số hộ gia đình Tổng thể năng suất và sản lượng lúa của toàn huyện A Mẫu Tóm tắt các đặc trưng Suy diễn cho các tham số của tổng thể

8 V Í DỤ Ví dụ, để có năng suất và sản lượng lúa của một địa bàn điều tra nào đó (huyện A chẳng hạn) người ta chỉ tiến hành thu thập số liệu về năng suất và sản lượng lúa thu được trên diện tích lúa thu hoạch của một số hộ gia đình được chọn vào mẫu của huyện để điều tra thực tế, sau đó dùng kết quả thu được tính toán và suy rộng cho năng suất và sản lượng lúa của toàn huyện

9 ứng dụng Điều tra năng suất sản lượng lúa;Điều tra lao động - việc làm; Điều tra thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình; điều tra sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; Điều tra chăn nuôi gia súc, gia cầm; Điều tra ý kiến của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng; Điều tra biến động thường xuyên dân số; Điều tra chất lượng sản phẩm công nghiệp; Điều tra mức độ ô nhiễm của các ao, hồ, sông, rạch ……..

10 Ưu điểm của điều tra chọn mẫuTiến hành điều tra nhanh gọn, bảo đảm tính kịp thời của số liệu thống kê. Tiết kiệm nhân lực và kinh phí trong quá trình điều tra. Cho phép thu thập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt đối với các chỉ tiêu có nội dung phức tạp, không có điều kiện điều tra ở diện rộng (tổng thể). Làm giảm sai số phi chọn mẫu (sai số do cân, đong, đo, đếm, khai báo, ghi chép, v.v...) vì khi tiến hành điều tra chọn mẫu sẽ có thời gian để tiếp cận, thu thập thông tin trên một đơn vị điều tra được đầy đủ và cụ thể hơn, có thể kiểm tra được số liệu chặt chẽ hơn…và như vậy số liệu thu thập được sẽ có độ tin cậy cao hơn. Cho phép nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội, môi trường,... không thể tiến hành theo phương pháp điều tra toàn bộ: Ví dụ như nghiên cứu trữ lượng khoáng sản, thuỷ sản; điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường; các cuộc điều tra về dư luận xã hội, điều tra phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu khoa học, yêu cầu tiếp thị,…

11 HẠN CHẾ của điều tra chọn mẫu1. Điều tra chọn mẫu luôn tồn tại "Sai số chọn mẫu" Sai số do tính đại diện. Sai số chọn mẫu phụ thuộc vào độ đồng đều của chỉ tiêu nghiên cứu, vào cỡ mẫu và phương pháp tổ chức chọn mẫu. 2. Kết quả ĐTCM không thể tiến hành phân nhỏ theo mọi phạm vi và tiêu thức nghiên cứu như điều tra toàn bộ, mà chỉ thực hiện được ở mức độ nhất định tùy thuộc vào cỡ mẫu, phương pháp tổ chức chọn mẫu và độ đồng đều giữa các đơn vị theo các chỉ tiêu được điều tra.

12 Điều kiện vận dụng của điều tra chọn mẫuThay thế cho điều tra toàn bộ trong những trường hợp quy mô điều tra lớn, đối tượng điều tra khó tiếp cận; nội dung điều tra cần thu thập nhiều chỉ tiêu. Quá trình điều tra gắn liền với việc phá huỷ sản phẩm, tức là sau khi điều tra đối tượng điều tra bị phá hủy như điều tra chất lượng thịt hộp, cá hộp; điều tra chất lượng đạn bắn súng… Để thu thập những thông tin tiên nghiệm trong những trường hợp cần thiết nhằm phục vụ cho yêu cầu của điều tra toàn bộ. Thu thập số liệu để kiểm tra, đánh giá và chỉnh lý số liệu của điều tra toàn bộ.

13 II.MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

14 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA CHỌN MẪUTổng thể chung và tổng thể mẫu Ước lượng các tham số của tổng thể chung Chọn mẫu với xác suất đều và không đều (các kiểu chọn mẫu) Chọn lặp và chọn không lặp Đơn vị chọn mẫu và dàn chọn mẫu Sai số chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu và tỷ lệ sai số chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn theo phương pháp phân tích chuyên gia

15 1.Tổng thể chung và tổng thể mẫuTổng thể chung là tổng thể của tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu Tổng thể mẫu là một bộ phận của tổng thể chung, gồm các đơn vị được chọn ra để trực tiếp thu thập thông tin làm căn cứ suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung

16 TổNG THể CHUNG - CHỉ TIÊU BÌNH QUÂNTổng cộng tổng thể chung (ký hiệu là X): Số bình quân của tổng thể chung (ký hiệu là ): Phương sai của tổng thể chung (ký hiệu là S2): Xi - Trị số tiêu thức nghiên cứu của từng đơn vị tổng thể chung thứ i (i = 1,2,…N). N - Số đơn vị tổng thể chung.

17 TổNG THể CHUNG - CHỉ TIÊU Tỷ LệTỷ lệ chung (ký hiệu là P) N - số đơn vị của tổng thể chung; Nc- số đơn vị của tổng thể chung mang dấu hiệu nghiên cứu (N > Nc) VD: Khi điều tra tình hình trang bị ti vi của hộ gia đình thì N là tổng số hộ gia đình và Nc là số hộ gia đình có ti vi. Phương sai tổng thể chung (ký hiệu là S2): S2 = P (1- P)

18 TổNG THể MẫU - CHỉ TIÊU BÌNH QUÂNTổng cộng tổng thể mẫu (ký hiệu là x) Số bình quân của tổng thể chung (ký hiệu là ): Phương sai mẫu điều chỉnh (gọi tắt là phương sai mẫu - ký hiệu là s2) xi - Trị số tiêu thức nghiên cứu của từng đơn vị tổng thể mẫu thứ i (i = 1,2,…n). n - Số đơn vị tổng thể mẫu.

19 TổNG THể MẫU - CHỉ TIÊU Tỷ LệTỷ lệ mẫu (ký hiệu là f) n- số đơn vị của tổng thể mẫu; nc- số đơn vị của tổng thể mẫu mang dấu hiệu nghiên cứu (n > nc) Phương sai mẫu (chưa điều chỉnh) s2= f (1- f) Ví dụ: Nghiên cứu 100 hộ gia đình sống ở nông thôn thì có 60 hộ có thu nhập chính từ ngành nghề nông nghiệp. Tỷ lệ hộ có thu nhập chính từ ngành nghề phi nông nghiệp trong mẫu là bao nhiêu?

20 2.Ước lượng các tham số của tổng thể chungNội dung cơ bản của phương pháp điều tra chọn mẫu là dựa vào sự hiểu biết về tham số ' nào đó của tổng thể mẫu đã điều tra để suy luận thành tham số  của tổng thể chung. Việc suy luận đó gọi là ước lượng. Trong điều tra chọn mẫu có ước lượng điểm và ước lượng khoảng. Ước lượng điểm là kết quả suy rộng chỉ lấy một giá trị (tại một điểm), còn ước lượng khoảng là kết quả suy rộng tương ứng với những giá trị được giới hạn trong một khoảng.

21 Thủ tục ước lượng Trung bình mẫu = Trung bình tổng thể + thiên lệch+ biến thiên ngẫu nhiên

22 2.Ước lượng các tham số của tổng thểTham số tổng thể N, μ, σ2 , σ Thống kê mẫu n, , S2 , S

23 2.Ước lượng các tham số của tổng thểMẫu Tôi nói rằng  nằm trong khoảng (40 ; 60), với độ tin cậy 95% Trung bình ,, chưa biết trung bình mẫu=50 Mẫu

24 Ví dụ Chiều cao trung bình của 100 phụ nữ tại TPHCM từ 20 đến 30 tuổi là 160 cm, độ lệch chuẩn là 5 cm Câu phát biểu về ước lượng điểm là Chiều cao trung bình của phụ nữ TPHCM là 160cm Chiều cao trung bình của phụ nữ TPHCM là từ 155 đến 165 cm

25 Öôùc löôïng ñieåm (Point estimations)Ước lượng tham số của tổng thể…(θ) Giá trị thống kê mẫu θ’ Trung bình Tỷ lệ Phương sai Sai biệt

26 Öôùc löôïng khoaûng (Interval Estimates)Ước lượng khoảng = Ước lượng điểm + phạm vi sai số Ước lượng khoảng cho biết ước lượng điểm tính từ mẫu gần với giá trị tham số tổng thể ở mức nào

27 3.Chọn mẫu với xác suất đều và không đều (các kiểu chọn mẫu)Chọn mẫu với xác suất đều là đảm bảo mỗi đơn vị thuộc hiện tượng nghiên cứu đều có cơ hội được chọn vào mẫu như nhau, và như vậy là khi chọn mẫu lưu ý đến sự khác biệt giữa các đơn vị tổng thể. Chọn mẫu với xác suất không đều: Các đơn vị có thể được chọn vào mẫu theo xác suất tỷ lệ với quy mô (kích thước) theo tiêu thức nào đó của đơn vị điều tra.

28 4.Chọn lặp và chọn không lặpChọn lặp (hay chọn trả lại) là trong N đơn vị của tổng thể chung, chọn ngẫu nhiên ra 1 đơn vị - đây là đơn vị thứ nhất của tổng thể mẫu. Sau đó trả lại đơn vị này vào tổng thể chung và từ N đơn vị của tổng thể chung lại chọn ngẫu nhiên ra 1 đơn vị - đây là đơn vị thứ 2 của tổng thể mẫu. Quá trình này được lặp lại cho đến khi chọn đến đơn vị thứ n của tổng thể mẫu. Trong chọn lặp, số khả năng thiết lập mẫu là K = Nn với N là số lượng đơn vị của tổng thể chung và n là số lượng đơn vị của tổng thể mẫu.

29 4.Chọn lặp và chọn không lặp (TT)Chọn không lặp (hay chọn một lần) là mỗi đơn vị được chọn rồi, sau khi nghiên cứu không được trả về tổng thể chung và không có khả năng được chọn lại. Trong chọn không lặp, số khả năng thiết lập mẫu được tính bằng công thức:

30 5.Sai số chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu và tỷ lệ sai số chọn mẫuSai số chọn mẫu (SSCM) là sự khác nhau giữa giá trị ước lượng của mẫu và giá trị của tổng thể chung. Sai số chọn mẫu còn gọi là sai số do tính đại biểu và chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu vì chỉ điều tra một số ít đơn vị mà kết quả lại suy rộng cho cả tổng thể. Sai số chọn mẫu được dùng để tính tỷ lệ sai số chọn mẫu để đánh giá độ tin cậy về số liệu điều tra và ước lượng số liệu điều tra theo phương pháp ước lượng khoảng của các chỉ tiêu nghiên cứu. Mỗi phương pháp tổ chức chọn mẫu sẽ có công thức tính sai số chọn mẫu riêng.

31 5.Sai số chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu và tỷ lệ sai số chọn mẫu (TT)Phạm vi sai số chọn mẫu (∆) là đại lượng phản ánh sự khác biệt giữa trị số ước lượng của mẫu và trị số tổng thể chung tương ứng với xác suất tin cậy nhất định ϕ(t). Mỗi xác suất tin cậy ϕ(t) có hệ số tin cậy (t). Theo hàm ý nghĩa của ϕ(t) sẽ có giá trị của ϕ(t) và t tương ứng. Như vậy khi có t qua bảng phân phối xác xuất t sẽ xác định được ϕ(t) hoặc khi có ϕ(t) sẽ xác định được t theo bảng ý nghĩa của hàm.

32 5.Sai số chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu và tỷ lệ sai số chọn mẫu (TT)t: hệ số tin cậy t và µ sai số chọn mẫu t 1 0,6826 1,5 0,8663 2 0,9545 2,5 0,9875 3 0,9973

33 5.Sai số chọn mẫu, phạm vi sai số chọn mẫu và tỷ lệ sai số chọn mẫu (TT)Tỷ lệ sai số chọn mẫu (H) Tỷ lệ sai số để đánh giá độ tin cậy về số liệu của chỉ tiêu nghiên cứu. H càng lớn thì độ tin cậy của số liệu càng kém và ngược lại.

34 Ước lượng khoảng tổng thể

35 Ví dụ Khi điều tra năng suất, sản lượng lúa của huyện “A” có năng suất lúa theo kết quả chọn mẫu: = 50 tạ/ha, tính được sai số chọn mẫu: µ = 1 tạ/ha. Nếu yêu cầu có độ tin cậy là 0,9545 tức là t = 2 thì ta sẽ có : 50 – 2*1 ≤ ≤ *1 Tức là : ≤ ≤ 52 Kết luận, năng suất lúa bình quân của toàn huyện “A” sẽ nằm trong khoảng từ 48 đến 52 tạ/ha với xác suất tin cậy là 0,9545 hay 95,45%.

36 6.Đơn vị chọn mẫu và dàn chọn mẫuĐơn vị chọn mẫu là các đơn vị cơ bản hoặc nhóm đơn vị cơ bản được xác định rõ ràng, tương đối đồng đều và có thể quan sát được, thích hợp cho mục đích chọn mẫu. Ví dụ: Doanh nghiệp là đơn vị chọn mẫu của điều tra doanh nghiệp; hộ gia đình là đơn vị chọn mẫu của điều tra dân số; điều tra thu chi của hộ; đơn vị diện tích gieo trồng là đơn vị chọn mẫu của điều tra năng suất, sản lượng cây trồng. Nếu chọn mẫu một cấp thì có một loại đơn vị chọn mẫu, còn nếu chọn mẫu nhiều cấp thì sẽ có nhiều loại đơn vị chọn mẫu.

37 6.Đơn vị chọn mẫu và dàn chọn mẫu (TT)Dàn chọn mẫu có thể là danh sách các đơn vị chọn mẫu với những đặc điểm nhận dạng của chúng hoặc là bản đồ chỉ ra ranh giới của các đơn vị chọn mẫu. Trong tổng thể nghiên cứu, tùy thuộc vào lược đồ chọn mẫu sẽ có các loại dàn chọn mẫu khác nhau. Nếu điều tra mẫu một cấp có một loại dàn chọn mẫu. Còn nếu điều tra mẫu nhiều cấp thì sẽ có nhiều loại dàn chọn mẫu

38

39 7.Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn theo phương pháp phân tích chuyên giaChọn mẫu ngẫu nhiên là cách chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể dựa trên qui luật xác suất (qui luật ngẫu nhiên). Cách đơn giản nhất của chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng bảng số ngẫu nhiên hoặc dưới hình thức rút thăm. Trong điều tra chọn mẫu, chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu có sai số chọn mẫu nhỏ trong điều kiện số lượng mẫu đủ lớn và giữa các đơn vị tổng thể có tính đồng nhất cao.

40 7.Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn theo phương pháp phân tích chuyên gia (tt)Chọn mẫu hệ thống là chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể mà cách chọn các đơn vị cách nhau với khoảng cách cố định trên cơ sở các đơn vị điều tra được sắp xếp thứ tự theo một tiêu thức nào đó.

41 Ví dụ Huyện "X" có hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (N=10.000). Cần chọn 500 hộ (n =500) để điều tra thu thập thông tin về năng suất, sản lượng thủy sản nuôi trồng. Nếu chọn hệ thống sẽ tiến hành như sau: - Lập danh sách hộ gia đình của huyện theo thứ tự về quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản giảm dần. - Chia tổng số hộ gia đình thành 500 nhóm đều nhau và sẽ có số hộ mỗi nhóm là K hộ: K= N: n = 10000: 500 = 20 (hộ gia đình). - Chọn ngẫu nhiên một hộ ở nhóm thứ nhất, chẳng hạn rơi vào hộ có số thứ tự Mỗi nhóm khác còn lại sẽ chọn 1 hộ có số thứ tự: nhóm 2: (15+K), nhóm 3: (15+2K),....; nhóm 500: (15+499K). Kết quả chọn được 500 hộ như vậy gọi là chọn hệ thống

42 7.Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu hệ thống và chọn theo phương pháp phân tích chuyên gia (tt)Chọn mẫu theo phương pháp phân tích chuyên gia Chọn mẫu theo phương pháp phân tích chuyên gia là chọn mẫu trên cơ sở phân tích xem xét chủ quan của người điều tra để chọn ra những đơn vị đại diện. Chủ quan ở đây được hiểu là những hiểu biết hay kinh nghiệm của chuyên gia về tổng thể cần nghiên cứu. ví dụ như một chuyên gia về nghèo đói ở Việt Nam đã có những hình dung trước về đặc điểm những hộ nghèo của Việt Nam như phân bố ở đâu, thu nhập bình quân thường thấp hơn khoảng bao nhiêu, và khoảng cách thu nhập giữa những người nghèo với nhau...... Dựa trên những kinh nghiệm hay hiểu biết đó, người chuyên gia sẽ biết cách chọn mẫu điều tra hợp lý, đảm bảo tính đại diện của tổng thể với độ tin cậy như mong muốn.

43 III.XÁC ĐỊNH CỠ MẪU, PHÂN BỔ MẪU VÀ TÍNH SAI SỐ CHỌN MẪU

44 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU, PHÂN BỔ MẪU VÀ TÍNH SAI SỐ CHỌN MẪU

45 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU Xác định cỡ mẫu (số đơn vị mẫu) chính là xác định số lượng đơn vị điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẫu là vừa đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi.

46 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU (tt) Khi điều tra chọn mẫu để suy rộng số bình quân theo một tiêu thức nào đó Trường hợp chọn lặp Trường hợp chọn không lặp

47 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU (tt) Khi điều tra chọn mẫu để suy rộng tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó Trường hợp chọn lặp Trường hợp chọn không lặp

48 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU (tt) Trong đó: - N là số đơn vị tổng thể chung.- S2 và p (1- p) là phương sai của tổng thể chung với chỉ tiêu bình quân và chỉ tiêu tỷ lệ. - t là hệ số tin cậy - Δ là phạm vi sai số chọn mẫu.

49 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU (tt) Các thông tin trên đây cần có từ khi chuẩn bị điều tra để xây dựng và quyết định phương án điều tra. Trong đó, số đơn vị tổng thể chung (N) lấy từ số liệu thống kê; xác xuất tin cậy (pt) và phạm vi SSCM (∆) do người tổ chức điều tra yêu cầu cho từng cuộc điều tra. Riêng phương sai của tổng thể chung (S2 và p(1-p)) thì phải dựa và kết quả của các cuộc điều tra trước đó;

50 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU (tt) Trường hợp không có các cuộc điều tra trước tương tự hoặc có nhưng không tính được phương sai thì sẽ xử lý như sau: - Khi điều tra nghiên cứu chỉ tiêu bình quân thì phải điều tra mẫu nhỏ để xác định phương sai Hoặc - Khi điều tra nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ thì sẽ lấy phương sai lớn nhất: p(1-p) = 0,5 x (1-0,5) =0,25

51 XÁC ĐỊNH CỠ MẪU (tt) Ví dụ,hãy xác định số hộ (cỡ mẫu) theo cách chọn không lặp để điều tra thu nhập 1 năm của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh “Y” có hộ gia đình (N = ), với xác xuất tin cậy là 0,9875 (tức là t = 2,5), phạm vi sai số chọn mẫu ( Δ) không vượt quá 2,52 triệu đồng/năm trong điều kiện có phương sai về thu nhập của hộ: S2=61,52.

52 XÁC ĐịNH Cỡ MẫU TRONG NGHIÊN CứU11/16/2018 XÁC ĐịNH Cỡ MẫU TRONG NGHIÊN CứU Nghiên cứu mô tả: tùy thuộc vào số phần tử của đám đông (N) N< phần tử: chọn cỡ mẫu 10% N từ đến : chọn từ 1%-5% N từ đến : chọn 1% N trên : chọn 0.1% đến 0.5% 16/11/2018

53 XÁC ĐịNH Cỡ MẫU TRONG NGHIÊN CứU11/16/2018 XÁC ĐịNH Cỡ MẫU TRONG NGHIÊN CứU Nghiên cứu giải thích Theo yêu cầu xử lý thống kê: Cỡ mẫu n = bậc của thang đo x số câu hỏi Nếu phân tích nhiều nhóm: n= bậc thang đo x số câu hỏi x số nhóm 16/11/2018

54 THANG ĐO LIKERT Là thang đo thường có 5 (hoặc 7,9) mức độVí dụ: “Xin đọc kỹ các phát biểu sau. Sau mỗi phát biểu, vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn vào con số tương ứng với chọn lựa của Anh/Chị, với qui ước: Số 1: Rất không đồng ý với câu phát biểu Số 2: Không đồng ý với câu phát biểu Số 3: Trung hoà với câu phát biểu Số 4: Đồng ý với câu phát biểu Số 5: Rất đồng ý với câu phát biểu” Công ty có chế độ phúc lợi tốt 1 2 3 4 5 Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tốt Công ty thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tốt

55 PHÂN BỔ MẪU VÀ TÍNH SAI SỐ CHỌN MẪUPhân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thể Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô tổng thể Phân bổ Neyman Phân bổ mẫu có ưu tiên cho các tổ được đánh giá là quan trọng hơn

56 Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thểCông thức xác định cỡ mẫu của từng tổ t (nt) n là số đơn vị mẫu chung; nt là số đơn vị mẫu của tổ t; N là số đơn vị của tổng thể; Nt là số đơn vị của tổ t; f là tỷ lệ mẫu ( )

57 Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thểVí dụ, tiến hành điều tra thu chi của hộ gia đình ở huyện (Y) chia thành 3 vùng: cánh đồng (1), khe dọc (2) và vùng cao (3) với tổng số hộ gia đình N= hộ, trong đó vùng 1 có N1= hộ, vùng 2 có N2= hộ và vùng 3 có N3= hộ. Tiến hành điều tra ở 2000 hộ (n=2000) và phân bố mẫu cho 3 vùng (ở 3 tổ) có số mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thể.

58 Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thểTheo số liệu trên ta tính được tỷ lệ mẫu chung: hoặc 1% Dựa vào công thức tính được cỡ mẫu cho các tổ: - Tổ 1 (Vùng 1): n1= x 0,01=1000 (hộ) - Tổ 2 (Vùng 2): n2= x 0,01= 650 (hộ) - Tổ 3 (Vùng 3): n3= x 0,01= 350 (hộ) Tổng số n = n1 + n2 + n3= = (hộ)

59 Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô tổng thểPhân bổ mẫu tỷ lệ thuận với quy mô của tổng thể chung có cách tính đơn giản và khi tính chỉ tiêu bình quân và chỉ tiêu tỷ lệ của tổng thể chung không phải đổi lại quyền số, nhưng có hạn chế là đối với tổ có quy mô nhỏ thì có thể cỡ mẫu không đủ đại diện, còn tổ có quy mô lớn thì có thể cỡ mẫu lại nhiều ở mức không cần thiết.

60 Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô tổng thểCông thức tính số đơn vị mẫu (nt) của tổ t nt = n . wt n - Số lượng đơn vị mẫu chung; nt- Số đơn vị mẫu của tổ t wt - tỷ lệ giữa căn bậc hai số đơn vị của tổ t và tổng căn bậc hai số đơn vị của tất cả các tổ với t = 1, 2, 3,…k : Chỉ số thứ tự của tổ

61 Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô tổng thểCách phân bổ này sẽ khắc phục nhược điểm của phân bổ tỷ lệ với quy mô tổng thể nhưng khi suy rộng cho tổng thể tất cả các chỉ tiêu đều phải tính lại theo quyền số thực tế của tổng thể chung.

62 Phân bổ mẫu tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô tổng thểTrở lại ví dụ ở mục a, ta tính được căn bậc hai về số đơn vị từng tổ và chung các tổ như sau: - Từng tổ: Tổ 1: = 316 Tổ 2: = 255 Tổ 3: = Tổng của 3 tổ: = 758 Tiếp tục tính toán cỡ mẫu của từng tổ: - Tổ 1: (hộ) - Tổ 2: (hộ) - Tổ 3: (hộ) Tổng số: n = n1 + n2 + n3 = = 2000 (hộ)

63 Phân bổ Neyman Phân bổ Neyman được coi là phân bổ tối ưu theo nghĩa thống kê thuần tuý. Cỡ mẫu vừa tính theo tỷ lệ của quy mô tổng thể chung vừa tính đến sự khác nhau về độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu của các tổ. Công thức xác định cỡ mẫu (nt) cho tổ t (t=1,2,…K) Nt - tổng số đơn của tổ t; St- độ lệch chuẩn về chỉ tiêu nghiên cứu của tổ thứ t.

64 Phân bổ mẫu có ưu tiên cho các tổ được đánh giá là quan trọng hơnCách phân bổ mẫu này thường được áp dụng khi có sự khác nhau đáng kể giữa các tổ về hàm lượng thông tin cần thiết. Theo nguyên tắc này, các tổ có hàm lượng thông tin thấp được phân bổ cỡ mẫu nhỏ. Ví dụ: ứng dụng trong điều tra các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc tổ có quy mô doanh nghiệp lớn hơn (có sản lượng hoặc số lượng công nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng hoặc tổng số công nhân của các doanh nghiệp) thì phân bổ theo tỷ lệ mẫu lớn hơn. Ngược lại các doanh nghiệp thuộc tổ có quy mô doanh nghiệp nhỏ hơn thì phân bổ tỷ lệ mẫu nhỏ hơn. Tóm lại, phân bổ mẫu trong thực tế cần dựa vào việc phân tích đặc điểm cụ thể của các chỉ tiêu thống kê cần thu thập ở từng tổ. Mặc khác, cũng cần xét tới điều kiện thực tế diễn ra ở từng tổ. Điều này đặc biệt cần lưu ý trong khi phân bổ cỡ mẫu cho điều tra nhiều cấp.

65 IV.CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪU

66 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CHỌN MẪUPhương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Phương pháp tổ chức chọn mẫu phân tổ Phương pháp tổ chức chọn mẫu 2 cấp Phương pháp tổ chức chọn mẫu chùm

67 Số LIệU GIả ĐịNH Về Số Hộ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN CÓ VốN ĐầU TƯ CHO SảN XUấT, KINH DOANH PHÂN THEO VÙNG CủA ĐịA BÀN “Y” TT bản Tên bản Số hộ Vùng(*) Vùng 1 A 9 11 N 10 2 I 12 E 13 3 D P 4 B 14 F 5 K 15 G 6 Y 16 Q 7 C 17 Z 8 L 18 J V 19 H M 20 S Tổng số 216 (*)Ghi chú: 1: Vùng cánh đồng; 2: Vùng khe dọc; 3: vùng cao

68 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU NGẫU NHIÊN ĐƠN GIảNCách tính các tham số khi nghiên cứu chỉ tiêu bình quân

69 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU NGẫU NHIÊN ĐƠN GIảN: Tổ CHứC CHọN MẫUlập danh sách các hộ gia đình (HGĐ) có tên chủ hộ, địa chỉ và kèm theo số thứ tự từ 1 đến 216 của chung 20 làng, bản dùng bảng số ngẫu nhiên (ví dụ như dùng lệnh random() trên excel) hoặc rút thăm chọn ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách được lập trong bảng để được số hộ cần điều tra (ở đây là chọn 20 hộ).

70 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU NGẫU NHIÊN ĐƠN GIảN: CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN Gọi i là số thứ tự của hộ gia đình trên địa bàn điều tra i = 1,2, N (N = tổng số hộ của địa bàn điều tra) i = 1,2 , n (n = 20 - số hộ chọn mẫu trên địa bàn) vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của hộ thứ i

71 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU NGẫU NHIÊN ĐƠN GIảN: CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN + Vốn đầu tư bình quân một hộ: (3.22) + Phương sai mẫu: (3.23) + Sai số chọn mẫu: (3.24) Chú ý: nếu chọn mẫu theo cách chọn có lặp lại thì công thức tính sai số chọn mẫu (3.24) sẽ bỏ đi hệ số

72 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU PHÂN Tổ : Tổ CHứC CHọN MẫU1. phân các bản thành 3 vùng địa hình, tức là 3 tổ (1: cánh đồng; 2: khe dọc; 3: vùng cao). Gọi t là số thứ tự của các tổ (t = 1,2,…. K =3 - số tổ của địa bàn điều tra) Tổ 1: t = 1 (vùng cánh đồng) Tổ 2: t = 2 (vùng khe dọc) Tổ 3: t = 3 (vùng núi cao) 2. tiến hành phân tổ mẫu cho các tổ theo cách chọn tỷ lệ thuận với qui mô của tổ theo công thức 3. ở mỗi tổ chọn ngẫu nhiên các hộ theo quy mô đã tính ở bước 2

73 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU PHÂN Tổ : Tổ CHứC CHọN MẫU2. Ở đây tiến hành phân tổ mẫu cho các tổ theo cách chọn tỷ lệ thuận với qui mô của tổ, bằng cách đó ta tính được số hộ chọn mẫu của từng tổ: Tổ 1: n1 = 99 x 0,0926 = 9 Tổ 2: n2 = 77 x 0,0926 = 7 Tổ 1: n3 = 40 x 0,0926 = Cộng: n = 20

74 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU PHÂN Tổ : Tổ CHứC CHọN MẫUTổ 1: n1 = 99 x 0,0926 = 9 Tổ 2: n2 = 77 x 0,0926 = 7 Tổ 1: n3 = 40 x 0,0926 = 4 Cộng: n = 20 Trong mỗi tổ trên lập một danh sách tất cả các hộ gia đình (tổ 1: 99 hộ; tổ 2: 77 hộ; tổ 3: 40 hộ). Rồi trong danh sách mỗi tổ đó chọn ngẫu nhiên không lặp lại lấy số hộ cần điều tra (tổ 1 = 9; tổ 2 = 7 ; tổ 3 = 4) để tiến hành điều tra thực tế.

75 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU PHÂN Tổ : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂNGọi i là số thứ tự của hộ gia đình trong mỗi tổ i = 1,2,…….Nt đối với tổng thể chung i = 1,2,…….nt đối với tổng thể mẫu : Vốn đầu tư (VĐT) của hộ thứ i thuộc tổ t

76 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU PHÂN Tổ : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ VĐT bình quân của các đơn vị thuộc tổ t ; (3.25) + VĐT bình quân của tất cả các đơn vị điều tra - Chọn theo tỷ lệ: ; (3.26) - Chọn không theo tỷ lệ: ; (3.27)

77 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU PHÂN Tổ : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂNPhương sai mẫu của các đơn vị trong tổ t

78 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU PHÂN Tổ : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ Sai số chọn mẫu: - Chọn theo tỷ lệ: (3.29) Trong đó: - Chọn không theo tỷ lệ: (3.30) Chú ý: nếu chọn mẫu theo cách có lặp lại thì các công thức tính SSCM (3.29) và (3.30) bỏ đi các hệ số

79 Phương pháp tổ chức chọn mẫu 2 cấp: Tổ chức chọn mẫu1. từ danh sách 20 làng bản chọn ngẫu nhiên không lặp lấy 4, tức là 20% số bản (chẳng hạn chọn được các bản số 1 ,5, 12 và 19). Các bản được chọn là mẫu cấp I. 2. tiếp theo lập danh sách các hộ gia đình của 4 bản này, rồi từ các danh sách đó chọn ngẫu nhiên không lặp ra số hộ đều nhau cho mỗi bản (5 hộ) để tiến hành điều tra. Như vậy tổng số hộ được chọn là 20 (hộ là mẫu cấp II).

80 Phương pháp tổ chức chọn mẫu 2 cấp: Tổ chức chọn mẫuTheo phương pháp chọn mẫu 2 cấp trong ví dụ đã cho, chỉ phải lập danh sách các HGĐ cho 4 bản (4 đơn vị mẫu cấp I) để chọn mẫu cấp II. Hơn nữa tổ chức điều tra chỉ tiến hành đối với 20 hộ trong phạm vi 4 bản. Như vậy về việc chuẩn bị và tổ chức điều tra theo mẫu 2 cấp thuận tiện hơn mẫu ngẫu nhiên đơn giản và mẫu phân tổ. Tuy nhiên độ tin cậy của số liệu thấp hơn.

81 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU 2 CấP: CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂNGọi j là số thứ tự của đơn vị mẫu cấp I (bản) j =1, 2, 3,...,M (M=20 tổng số bản của địa bàn điều tra) j=1, 2, 3,....m (m = 4- số bản được chọn vào mẫu cấp I) i là số thứ tự của đơn vị mẫu cấp II (HGĐ-hộ gia đình) n là tổng số đơn vị mẫu cấp II (HGĐ) n* là số đơn vị mẫu cấp II trong mỗi đơn vị mẫu cấp I (các đơn vị mẫu cấp I có số đơn vị mẫu cấp II bằng nhau: n* = n : m) là vốn đầu tư của HGĐ (đơn vị mẫu cấp II) thứ i thuộc bản (đơn vị mẫu cấp I) thứ j

82 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU 2 CấP: CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ VĐT bình quân của các đơn vị mẫu cấp II thuộc mẫu cấp I thứ j: ; (3.31) + VĐT bình quân của tất cả các đơn vị điều tra: ; (3.32)

83 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU 2 CấP: CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ Phương sai mẫu cấp II (hộ) thuộc từng đơn vị mẫu cấp I (bản) thứ j: ; (3.33) + Bình quân các phương sai mẫu cấp II: ; (3.34) + Phương sai mẫu cấp I: ; (3.35)

84 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU 2 CấP: CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ Sai số chọn mẫu: ; (3.36) Trong đó: số đơn vị cấp II thực tế có bình quân trong mỗi đơn vị cấp I (N*) N* = N : M Chú ý: nếu chọn mẫu theo cách chọn có lặp lại thì công thức tính SSCM (3.36) bỏ đi các hệ số ,

85 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU CHÙM : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂNTrong mẫu chùm có hai loại: mẫu chùm có kích thước bằng nhau và mẫu chùm có kích thước khác nhau. Sự khác nhau về kích thước của mẫu chùm liên quan đến sự khác nhau về cách tổ chức chọn mẫu và công thức tính các tham số chọn mẫu.

86 Phương pháp tổ chức chọn mẫu chùm

87 Phương pháp tổ chức chọn mẫu chùm : Tổ chức chọn mẫuVới cỡ mẫu có kích thước các chùm bằng nhau (do người tổ chức điều tra ấn định) 1. số chùm cần chọn (m) = n:n* với n tổng số mẫu cần điều tra, n* cho số mẫu qui định trong một chùm Ví dụ như trên cần điều tra 20 hộ (n=20) và giả sử qui định mỗi chùm chọn 10 hộ (n*=10) thì số chùm (bản) phải điều tra: m = 20:10 = 2 chùm (bản) 2. lập danh sách tất cả các chùm rồi chọn ngẫu nhiên không lặp 2 chùm (bản) để tiến hành điều tra thực tế các đơn vị thuộc các chùm đó. Khi điều tra gặp chùm (bản) có số HGĐ >10 thì điều tra đủ 20 sẽ dừng lại, còn khi điều tra gặp chùm (bản) có số HGĐ < 10 thì điều tra hết bản đó sẽ tiếp tục điều tra các hộ ở bản tiếp theo để được đủ 10 hộ.

88 Phương pháp tổ chức chọn mẫu chùm : Tổ chức chọn mẫu* Với cỡ mẫu có kích thước các chùm khác nhau: 1. Chia tổng số HGĐ của địa bàn điều tra cho số bản đế xác định số hộ bình quân có trong một chùm (bản): N* = 216 : 20  Chia số mẫu (HGĐ) cần chọn cho số hộ có trong một chùm (bản) để xác định số chùm (bản) cần điều tra (m): m = 20 : 11  2 chùm (bản). Trên cơ sở danh sách các bản, tiến hành chọn 2 chùm (bản), rồi tổ chức điều tra thực tế toàn bộ số HGĐ của 2 chùm (bản) đó.

89 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU CHÙM : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂNGọi j là thứ tự các chùm (bản) j = 1,2,…M (M=20) là toàn bộ số bản trong địa bàn điều tra, j = 1,2 (m=2) là số bản chọn mẫu. Gọi i là thứ tự các hộ gia đình i = 1,2,…nj là số hộ của 1 chùm (bản), trong đó: (n là số mẫu điều tra). Nếu chọn mẫu chùm có kích thước bằng nhau thì các nj bằng nhau và bằng n* (n* số đơn vị bình quân trong một chùm). Gọi xij là số vốn đầu tư của hộ thứ i thuộc chùm (bản) thứ j

90 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU CHÙM : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ Vốn đầu tư bình quân của các đơn vị trong mỗi chùm: - Chùm có kích thước bằng nhau: ; (3.37) - Chùm có kích thước khác nhau: ; (3.38)

91 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU CHÙM : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ Vốn đầu tư bình quân của tất cả các đơn vị điều tra: - Chùm có kích thước bằng nhau: ; (3.39) - Chùm có kích thước khác nhau: ; (3.40)

92 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU CHÙM : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ Phương sai giữa các chùm: - Chùm có kích thước bằng nhau: ; (3.41) - Chùm có kích thước khác nhau: ; (3.42)

93 PHƯƠNG PHÁP Tổ CHứC CHọN MẫU CHÙM : CÁCH TÍNH CÁC THAM Số KHI NGHIÊN CứU CHỉ TIÊU BÌNH QUÂN+ Sai số chọn mẫu: ; (3.43) Chú ý: nếu chọn mẫu có lặp thì công thức tính SSCM (3.43) bỏ đi hệ số

94 V.QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

95 QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA CHỌN MẪUNhững vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra Xử lý, tổng hợp và tính toán suy rộng kết quả điều tra chuyên môn

96 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều traXác định mục đích, nội dung, đối tượng và đơn vị điều tra Thiết kế mẫu Phân loại đối tượng điều tra Xác định cỡ mẫu (số đơn vị mẫu) Xác định lược đồ chọn mẫu Lập dàn và quy định cách tiến hành chọn mẫu Thiết kế phiếu điều tra và biểu tổng hợp

97 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra1. Xác định mục đích điều tra Ví dụ trong tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, mục đích của tổng điều tra là thu thập những thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp) và thuỷ sản nhằm: - Phục vụ công tác kế hoạch, hoạch định chính sách và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước cũng như từng địa phương; - Nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung của các chương trình, mục tiêu quốc gia trong nông thôn, nông nghiệp như: Xoá đói giảm nghèo và Việc làm; Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; Văn hoá; Giáo dục và Đào tạo; - Phục vụ so sánh quốc tế về các chỉ tiêu nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản; - Xây dựng cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, thuỷ sản và nông thôn phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu, lập dàn chọn mẫu cho các cuộc điều tra chọn mẫu và kiểm tra, điều chỉnh một số chỉ tiêu thống kê hàng năm về sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản.

98 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều traXác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra Đối tượng điều tra: những đơn vị tổng thể nào thuộc phạm vi điều tra, cần được thu thập thông tin Đơn vị điều tra: là đơn vị thuộc đối tượng điều tra và được điều tra thực tế. Đơn vị điều tra chính là nơi phát ra các tài liệu ban đầu, điều tra viên cần đến đó để thu thập thông tin trong mỗi cuộc điều tra. Như vậy, nếu việc xác định đối tượng điều tra là trả lời câu hỏi “điều tra ai?, hoặc ’điều tra cái gì?” thì việc xác định đơn vị điều tra là trả lời câu hỏi “điều tra ở đâu?” Trong một số trường hợp, đơn vị điều tra và đối tượng điều tra có thể trùng nhau.

99 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều traXác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra Ví dụ, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, một trong những đối tượng điều tra là “các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản” và đây cũng là đơn vị điều tra; Trong điều tra dân số và nhà ở năm 2009, khi điều tra về những thông tin của từng người như tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa thì đối tượng điều tra là những người Việt Nam, khi điều tra những thông tin chung về hộ như tình trạng nhà ở, … thì đối tượng điều tra là hộ. Cả hai trường hợp trên đơn vị điều tra đều được xác định là các “hộ”.

100 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều traXác định nội dung điều tra Nội dung điều tra là việc trả lời câu hỏi “điều tra cái gì?”. Nội dung điều tra là toàn bộ các đặc điểm cơ bản của từng đối tượng, từng đơn vị điều tra, mà ta cần thu được thông tin. Việc xác định nội dung điều tra, cần căn cứ vào các yếu tố sau: Mục đích điều tra Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu Nguồn lực kinh phí và nhân lực của đơn vị, cơ quan tổ chức điều tra - Đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu: Tất cả những hiện tượng mà thống kê nghiên cứu đều tồn tại trong những điều kiện cụ thể về không gian và thời gian. Khi điều kiện này thay đổi, đặc điểm của hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi đó biểu hiện của chúng cũng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn tiêu thức nghiên cứu cũng cần phải khác nhau.

101 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra2. Thiết kế mẫu Phân loại đối tượng điều tra đối tượng điều tra khá thuần nhất Ví dụ như điều tra thu chi của hộ gia đình: đối tượng điều tra là HGĐ, các HGĐ có những đặc điểm về tổ chức và sinh hoạt tương tự nhau, có quy mô về số khẩu trong hộ khác nhau không nhiều. đối tượng điều tra khá phức tạp Ví dụ, điều tra vốn đầu tư phát triển sản xuất của các đơn vị ngoài quốc doanh: đối tượng điều tra vừa là đơn vị tập thể, vừa là đơn vị tư nhân, cá thể, liên doanh liên kết, xã phường; điều tra ý kiến của khách hàng về dịch vụ ngân hàng có đối tượng điều tra vừa là cá nhân, vừa là doanh nghiệp; điều tra năng suất, sản lượng lúa có cả hộ gia đình trồng lúa và trang trại trồng lúa; điều tra sản lượng thủy sản nuôi trồng có cả hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng, cả nuôi trồng không sử dụng lồng bè và nuôi trồng bằng lồng bè...

102 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra2. Thiết kế mẫu Phân loại đối tượng điều tra Với đối tượng điều tra phức tạp trước hết phải căn cứ vào đặc điếm và quy mô khác nhau của các loại hình đơn vị khác nhau mà phân chia thành các loại (nhóm các loại) đối tượng điều tra khác nhau. Phân loại đối tượng điều tra như trên là cơ sở để xác định: hình thức và phương pháp thu thập số liệu cũng như hình thức và phương pháp chọn mẫu cho phù hợp. Có thể vừa áp dụng hình thức điều tra toàn bộ, vừa áp dụng hình thức điều tra chọn mẫu (ĐTCM) hoặc chỉ có áp dụng một hình thức là điều tra chọn mẫu. Riêng trong điều tra chọn mẫu tùy theo đặc điểm và quy mô của các loại đối tượng khác nhau mà có thể xác định tỷ lệ mẫu khác nhau, áp dụng các phương pháp tổ chức chọn mẫu khác nhau.

103 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra2. Thiết kế mẫu Phân loại đối tượng điều tra ví dụ: khi điều tra vốn đầu tư phát triển sản xuất của các đơn vị ngoài quốc doanh ở tỉnh "X", chúng tôi đã tiến hành phân chia đối tượng điều tra thành các loại sau: 1. Hợp tác xã chuyên nghiệp; 2. Doanh nghiệp tư nhân; 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn; 4. Xã, phường và thị trấn; 5. Hộ gia đình.

104 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra2. Thiết kế mẫu Phân loại đối tượng điều tra Căn cứ tính chất quy mô và số lượng đơn vị của từng loại hình thuộc đối tượng trên có thể quyết định như sau: a) Hợp tác xã chuyên nghiệp và công ty trách nhiệm hữu hạn có quy mô lớn, nhưng số đơn vị không nhiều nên tiến hành điều tra toàn bộ. b) Xã, phường và doanh nghiệp tư nhân: ĐTCM với tỷ lệ 1/3 c) Hộ gia đình cũng ĐTCM nhưng do số hộ nhiều, quy mô lại nhỏ và ít chênh lệch nhau nên chọn theo tỷ lệ ít hơn: điều tra 3% số hộ nói chung và 1% số hộ có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

105 1.Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn chuẩn bị điều tra2. Thiết kế mẫu Phân loại đối tượng điều tra Với đối tượng điều tra phức tạp trước hết phải căn cứ vào đặc điếm và quy mô khác nhau của các loại hình đơn vị khác nhau mà phân chia thành các loại (nhóm các loại) đối tượng điều tra khác nhau.

106 2.Xử lý, tổng hợp và tính toán suy rộng kết quả điều tra chuyên mônXử lý tổng hợp kết quả điều tra chọn mẫu Tổng hợp số liệu, tính toán SSCM đánh giá độ tin cậy và suy rộng kết quả điều tra

107

Từ khóa » điều Tra Chọn Mẫu Là Gì