Điều Trị Cho Người Bị Bệnh Dại: Chi Tiết Về Lịch Tiêm Phòng Và Lượng ...

Bệnh dại là một bệnh gây tử vong do virus nhưng có thể phòng ngừa được. Virus dại lây sang người và vật nuôi nếu bị cắn hoặc cào bởi một con vật dại. Người bị bệnh dại thường điều trị được bằng cách tiêm vaccine kịp thời. Hello Bacsi sẽ giới thiệu cho bạn về liều tiêm cũng như phác đồ điều trị cho người bị bệnh dại theo khuyến cáo của WHO.

Nguyên nhân của bệnh dại

Virus dại thuộc họ Rhabdoviridae. Chó là nguồn gốc lớn nhất lây truyền virus dại tại Việt Nam, chúng truyền virus từ nước bọt qua vết cắn hoặc vết trầy xước. Vết xước do móng vuốt của động vật bị nhiễm bệnh cũng nguy hiểm vì những con vật này hay liếm móng vuốt của chúng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại là bệnh gì

Vaccine bệnh dại

vaccine bệnh dại

Vaccine bệnh dại được tiêm cho những người có nguy cơ mắc bệnh dại cao để bảo vệ họ nếu họ bị phơi nhiễm. Nó cũng dùng để điều trị cho người bị bệnh dại. Vaccine bệnh dại được làm từ virus dại đã chết nên nó không thể gây ra bệnh dại.

Vaccine phòng bệnh dại ở người được làm ra như thế nào?

Vaccine bệnh dại được cấy trong các tế bào trong phòng thí nghiệm. Có ba loại tế bào khác nhau được sử dụng:

  • Tế bào trẻ em bị phá bỏ vào đầu những năm 1960
  • Tế bào phôi gà
  • Tế bào phổi của thai nhi

Sau khi virus phát triển trong các tế bào này, nó được tinh chế khỏi các tế bào và xử lý bằng một hóa chất (gọi là beta-propiolactone) để tiêu diệt hoàn toàn virus.

Vaccine bệnh dại có hoạt động không?

Vaccine dại hoạt động rất tốt. Nếu vaccine được tiêm ngay lập tức cho người bị động vật dại cắn, nó sẽ có hiệu quả 100%.

Tác dụng phụ của vaccine bệnh dại

Mặc dù vaccine bệnh dại được sử dụng ngày nay có nhiều tác dụng phụ, nhưng nhìn chung chúng rất ít ảnh hưởng đến người bệnh. Một số tác dụng phụ thường thấy là:

  • Đau cánh tay (15–25 trường hợp trong 100 ca tiêm vaccine)
  • Nhức đầu (5–8 trường hợp trong 100 ca tiêm vaccine)
  • Buồn nôn và nôn (2–5 trường hợp trong 100 ca tiêm vaccine)

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của vaccine là sốc phản vệ, nhưng chỉ có 1 trường hợp duy nhất xảy ra trong số 10.000 ca tiêm vaccine. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng này bao gồm các triệu chứng như sưng miệng, khó thở, hạ huyết áp. Sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng 15 phút sau khi tiêm ngừa. Do đó, tốt nhất bạn nên đợi trong phòng mạch của bác sĩ hoặc bệnh viện một lúc sau khi tiêm ngừa.

Thời điểm tiêm vaccine phòng bệnh dại

Tiêm vaccine phòng dại được sử dụng trong hai tình huống khác nhau:

  • Để bảo vệ những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh dại, tức là tiêm vaccine để phòng bệnh
  • Để ngăn chặn sự phát triển của bệnh cho người bị bệnh dại, thường là sau khi bị cắn bởi một con vật nghi mắc bệnh dại, tức là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Các vaccine được sử dụng để tiêm phòng trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm là như nhau, nhưng lịch tiêm chủng khác nhau. Globulin miễn dịch bệnh dại chỉ được tiêm kèm cùng vaccine để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

Vaccine hiện đại sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nguồn gốc trứng phôi an toàn và hiệu quả hơn so với vaccine kiểu cũ, được sản xuất trong mô não. Vaccine bệnh dại hiện đại này hiện đã có mặt ở hầu hết các quốc gia đang phát triển. Mặt khác, globulin bệnh dại đang bị thiếu hụt trên toàn thế giới và có thể không có sẵn, ngay cả ở các trung tâm đô thị lớn.

Mời bạn tìm hiểu thêm: Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu

Liều tiêm và phác đồ điều trị bệnh dại

Điều trị, ngăn ngừa bệnh dại bao gồm 3 bước sau:

  • Chăm sóc vết thương: rửa vết thương bằng xà phòng và các chất diệt virus
  • Tiêm globulin miễn dịch bệnh dại (HRIG): đây là chất giúp bảo vệ nhanh chóng trước khi virus dại phát tán khắp cơ thể
  • Tiêm vaccine chống lại bệnh dại sau khi tiếp xúc với con vật nghi bị dại

Ở các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang có dịch bệnh dại, tiêm vaccine bệnh dại được phân loại theo WHO như sau:

Phác đồ tiêm bắp trong dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

Tiêm 5 liều (1–1–1–1–1)

Thời gian tiêm: Tiêm vaccine vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28 sau khi bị cắn.

Vị trí tiêm:

  • Đới với người lớn: tại cơ delta
  • Đối với trẻ nhỏ: tiêm vào phần trước của cơ đùi

Tiêm 4 liều (2–0–1–0–1)

Hai liều được tiêm vào ngày 0 ở cơ delta ở cánh tay phải và tay trái.

Sau đó 1 liều bổ sung ở cơ delta vào ngày 7 và ngày 21.

Phác đồ tiêm trong da trong dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

Tiêm trong da 2 vị trí: (2–2–2–0–2)

Một liều vaccine (0,1 ml) được tiêm trong da tại cơ delta ở cánh tay vào các ngày 0, 3, 7 và 28.

Phác đồ tiêm trong da (ID) đòi hỏi phải sử dụng một lượng vaccine ít hơn so với tiêm bắp. Do đó, chi phí vaccine sẽ giảm đi 60-80%. Phương pháp này phù hợp khi thiếu vaccine hoặc chi phí, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Phác đồ tiêm cho người đã được tiêm phòng bệnh dại trước đó

Liệu trình tiêm thứ 1

Một liều tiêm bắp hoặc tiêm trong da vào ngày 0 và 3.

Liều tiêm:

  • Đối với tiêm bắp: 1ml hoặc 0,5 ml tùy thuộc vào loại vaccine
  • Đối với tiêm trong da: 0,1ml cho mỗi vị trí tiêm

Liệu trình tiêm thứ 2

Tiêm trong da tại 4 vị trí, mỗi vị trí có liều là 0,1 ml được tiêm phân bố đều ở bên trái và bên phải cánh tay với đùi.

Tiêm ngừa dại ở đâu?

tiêm ngừa bệnh dại

Bạn có thể tiêm tại các trung tâm y tế quận huyện, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (1 phố Yersin, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội); viện Pasteur (252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 8, Q. 3, TP. HCM); Trung tâm tiêm chủng trẻ em và người lớn (198 Hoàng Văn Thụ, P. 9, Q. Phú Nhuận, TP. HCM).

♦ Giá vaccine: Verorab (Pháp) 290.000 đồng/mũi; Abhayrab (Ấn Độ) khoảng 255.000 đồng/mũi.

Bệnh dại tuy đáng sợ nhưng sẽ hoàn toàn tránh được nếu bạn có cách xử lý vết cắn do động vật đúng cách. Hãy trang bị cho mình và người thân kiến thức cơ bản về vaccine ngừa dại để không bị căn bệnh này đe dọa về sau.

Từ khóa » Phác đồ Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Dại