Điều Trị Di Chứng Liệt Dây Thần Kinh ở Chi Trên Bằng Phẫu Thuật ...
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinBệnh viện TWQĐ 108 khám bệnh, tri ân tại tỉnh Tuyên Quang
04/12/2024 Chi tiếtThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Điều trị di chứng liệt dây thần kinh ở chi trên bằng phẫu thuật chuyển gân 08:51 AM 28/07/2015 Tổn thương dây thần kinh ở chi trên là loại thương tổn thường gặp, nguyên nhân là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt….việc điều trị tổn thương này còn gặp nhiều khó khăn và nhiều trường hợp còn chưa được quan tâm đúng mức, còn bị bỏ sót. Theo tổng kết của nhiều tác giả, việc nối bao ngoài dây thần kinh bằng kỹ thuật thông thường đạt kết quả tốt từ 65 - 70%, khâu nối bao bó sợi thần kinh bằng kỹ thuật vi phẫu đạt kết quả tốt 85 - 90%. Do vậy, còn có những bệnh nhân không được điều trị, hoặc điều trị nhưng không có kết quả, để lại di chứng liệt, gây mất chức năng vận động, biến dạng chi thể, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng lao động của người bệnh. Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị di chứng liệt thần kinh là chuyển gân. Chuyển gân là chuyển một gân của cơ có chức năng từ vị trí ban đầu tới một vị trí khác để thay thế chức năng của cơ đã bị liệt, hoặc bị tổn thương. Có nhiều phương pháp chuyển gân, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp chuyển gân được nhiều tác giả trên thế giới sử dụng và đem lại kết quả cao và đang được áp dụng Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện TƯQĐ 108: 1. Tổn thương dây thần kinh mũ: Liệt thần kinh mũ biểu hiện là teo cơ delta, liệt cơ delta làm cho bệnh nhân mất động tác giạng vai và đưa cánh tay ra trước. Phẫu thuật chuyển gân cơ thang phục hồi liệt cơ delta hay được sử dụng và có hiệu quả.Hình 1. Hình ảnh kiểm tra sau phẫu thuật chuyển gân cơ thang phục hồi liệt cơ delta trái (bệnh nhân giạng vai và đưa cánh tay ra trước gần như bình thường)
2. Tổn thương dây thần cơ bì: Liệt thần cơ bì biểu hiện là teo cơ khu trước cánh tay, bệnh nhân mất gấp khuỷu. Điều trị phục hồi gấp khuỷu bằng chuyển gân theo phương pháp Steindler Hình 2. Trước phẫu thuật (mất gấp khuỷu trái) Sau phẫu thuật 3. Tổn thương dây thần kinh quay: Liệt thần kinh quay biểu hiện là teo cơ khu sau cẳng tay, bệnh nhân mất duỗi cổ tay, mất duỗi các ngón tay, mất duỗi, dạng ngón cái, bàn tay rủ cổ cò. Điều trị phục hồi duỗi cổ tay, duỗi các ngón tay, duỗi và dạng ngón cái bằng chuyển gân theo phương pháp Smith.Hình 3. ảnh a. trước phẫu thuật: bệnh nhân bị liệt rũ bàn tay phải. Ảnh b. c. d. Kết quả sau phẫu thuật: duỗi các ngón, duỗi và giạng ngón cái, duỗi cổ tay như tay bên lành. 4. Tổn thương dây thần kinh giữa: Liệt thần kinh giữa biểu hiện là bệnh nhân mất gấp ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, mất đối chiếu ngón cái. Điều trị chuyển gân cơ ngửa dài cho gấp dài ngón cái, khâu gân gấp sâu ngón 2,3 vào ngón 4,5 chuyển gân phục hồi đối chiếu ngón cái theo phương pháp Burkhalter.
Hình 4. Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật 5. Tổn thương dây thần kinh trụ: Liệt thần kinh trụ biểu hiện là teo cơ liên cốt bàn tay, biến dạng ưỡn đốt 1 các ngón, mất duỗi đốt 2,3 ngón 4,5, mất khép ngón cái. Biến dạng bàn tay vuốt trụ hay bàn tay khỉ. Điều trị chuyển gân sửa chữa biến dạng vuốt trụ theo phương pháp Zancolli. Hình 5. Trước phẫu thuật Sau phẫu thuật Sau phẫu thuật Thời gian nằm viện trung bình khoảng 10 ngày. Tay mổ được bất động bằng nẹp bột, treo cao tay và được hướng dẫn tập vận động ngay sau mổ, dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm nề, an thần. Khi ra viện tay tiếp tục được cố định trên nẹp bột cho trong 6 tuần và được hướng dẫn tập vần động. Đủ 6 tuần bệnh nhân đến khám lại và được bỏ nẹp, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. PGS. TS. Lê Văn Đoàn Viện trưởng Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108. Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Khám Liệt Thần Kinh Quay
-
Tổn Thương Dây Thần Kinh Quay: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Bệnh Thần Kinh Quay | Vinmec
-
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỔN THƯƠNG THẦN KINH QUAY
-
Liệt Dây Thần Kinh Trụ, Quay Phải Làm Sao? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Liệt Thần Kinh Quay - SlideShare
-
Thần Kinh Quay - Hello Bacsi
-
Phục Hồi Chức Năng Tổn Thương Dây Thần Kinh Quay – Điều Trị Hiệu Quả
-
Khám Các Dây Thần Kinh Ngoại Biên - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Triệu Chứng Học Thần Kinh Quay - Bài Giảng ĐHYD TPHCM
-
[PDF] ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH QUAY KHÔNG HỒI PHỤC BẰNG ...
-
Lịch Bác Sĩ Khám Chữa Liệt Dây Thần Kinh Quay - BookingCare
-
PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH QUAY
-
Tổn Thương Thần Kinh Quay - Báo Sức Khỏe & Đời Sống