Điều Trị đúng Cách Nấm Miệng ở Trẻ Sơ Sinh | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh trẻ em
Điều trị đúng cách nấm miệng ở trẻ sơ sinh 05/05/2023 - 17:39 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI1900 55 88 92Đặt lịch khámNấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Hơn nữa do trẻ ở lứa tuổi còn nhỏ, trẻ sơ sinh rất khó chăm sóc cho sức khoẻ răng miệng. Vì vậy nhiều ba mẹ băn khoăn không biết trẻ bị nấm miệng phải điều trị như thế nào? Bài viết sau đây xin “bật mí” cách điều trị khi trẻ bị nấm miệng theo lời khuyên từ chuyên gia.1. Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nấm miệng
1.1. Nguyên nhân
Đây là bệnh gây ra chủ yếu do một loại nấm men có tên Candida. Đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chúng phát triển mạnh mẽ khi trẻ không được vệ sinh tốt hoặc sức đề kháng kém. Nấm cũng có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong lúc sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh. Nấm phát triển trong khoang miệng nhưng chủ yếu là tập trung trên bề mặt lưỡi của trẻ, do đó còn hay còn được gọi là nấm lưỡi hoặc tưa lưỡi.
1.2. Biểu hiện bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh bị nấm lưỡi thường có các triệu chứng như: xuất hiện những mảng trắng trên bề mặt và có một số đường nứt nhỏ, hoặc có thể mọc ở lưỡi, niêm mạc miệng, mép. Khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh, thường bắt đầu là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi. Sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi.
Những đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau đó chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản, hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống dạ dày gây tiêu chảy… Nếu tự cạo hoặc bóc ra trẻ sẽ rất đau có thể khiến trẻ bỏ ăn.
2. Điều trị hiệu quả khi trẻ bị nấm miệng
2.1. Lời khuyên từ chuyên gia
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Bánh – Bác sĩ Chuyên khoa Nhi tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: Nấm miệng ở bé rất thường gặp, nó không quá nguy hiểm nếu như ba mẹ biết cách nhận biết và xử lý đúng cách. Biện pháp đầu tiên ba mẹ cần làm là vệ sinh răng miệng cho trẻ và có thể điều trị tại chỗ bằng thuốc kháng nấm. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là bệnh rất dễ tái phát. Ba mẹ không có biện pháp xử trí cũng như phòng tránh đúng cách việc con bị tái phát lại nấm miệng là chuyện rất thường gặp.
Một điều quan trọng nữa là sử dụng loại thuốc kháng nấm nào để phù hợp và an toàn cho trẻ thì ba mẹ nên được sự tư vấn từ bác sĩ. Không nên tùy ý mua thuốc trị nấm để bôi lên miệng bé, vì như vậy có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm độc và bệnh của bé sẽ lây khỏi hơn. Các vết viêm loét cũng sâu hơn và dễ làm con đau hơn.
Nhiều ba mẹ vì quá lạm dụng nước muối sinh lý, dùng bông gạc thấm nước muối sinh lý rồi vừa lau vừa cạo các mảng trắng khiến lưỡi của trẻ bị tổn thương. Hay việc sử dụng mật ong để đánh tưa lưỡi cho trẻ, nếu lạm dụng cũng có thể gây bỏng lưỡi vì mật ong có tính nóng và độc tính cao nên có thể gây tổn thương lưỡi của trẻ.
2.2. Biện pháp điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
2.1 Phương pháp đánh tưa lưỡi điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Một trong nhưng biện pháp hữu hiệu được sử dụng là đánh tưa miệng trẻ. Phương pháp này đã hỗ trợ cải thiện rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nấm miệng.
Lưu ý, việc đánh tưa miệng trẻ sẽ tạo sự kích thích. Điều này dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Do đó, ta nên thực hiện thao tác khi trẻ đang đói hoặc trước mỗi bữa ăn.
– Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ, sau đó lấy miếng gạc miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để đánh tưa lưỡi phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
– Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm (loại thuốc nào nên nên được sự tư vấn từ bác sĩ, hiện nay thuốc chống nấm hường được sử dụng như là Nystatin hay Miconazole với liều lượng vừa đủ theo lứa tuổi của trẻ). Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng và lưỡi sau cùng, từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn chớ của trẻ.
2.2 Phương pháp điều trị bằng thuốc
Đối với đa số trẻ em bị nấm miệng, chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ là có thể điều trị thành công. Tuy nhiên, một số hiếm trường hợp phải dùng thuốc uống tác dụng toàn thân. Ví dụ, những trường hợp không đáp ứng thuốc kháng nấm bôi tại chỗ. Hay đối với những bé bị suy giảm hệ miễn dịch. Thường dùng thuốc uống là Nystatin dạng viên.
Mặc dù một số trẻ bị nấm miệng được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian, nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc từ các vật dụng có nhiễm nấm như núm vú giả, bàn chải, đồ chơi.
Trẻ còn bú mẹ bị tái nhiễm có thể do núm vú mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay xuất hiện ban màu hồng…), khi đó nên bôi thuốc chống nấm lên núm vú của mẹ.
3. Biện pháp phòng ngừa
Việc đề phòng bệnh bệnh nấm miệng với trẻ, ba mẹ cần lưu ý:
– Khi cho trẻ ăn xong phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách. Dùng nước lọc để cho trẻ uống cho sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn. Ta có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ. Nên vệ sinh lau lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho trẻ ngày 2 lần.
– Khi thấy trẻ sơ sinh bị nấm miệng mà mẹ đã vệ sinh đúng cách nhưng không thấy đỡ, hãy cho con đi thăm khám với bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tùy tiện cho con uống kháng sinh. Đồng thời, không rắc bất cứ các loại thuốc nào trên lưỡi của bé tránh gây viêm, loét lưỡi trẻ.
– Việc sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ rất tốt. Thế nhưng khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc, tráng miệng. Điều này để khỏi lưu lại chất đường trong miệng bé. Và lưu ý chỉ sử dụng một lượng mật ong rất nhỏ tránh gây bỏng rát lưỡi trẻ.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về vấn đề nấm miệng ở trẻ. Hy vọng nó sẽ có ích cho quá trình chăm sóc bé của các bậc cha mẹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: nấm miệngsức khỏe răng miệng Bài viết liên quanTại sao sâu răng: Quá trình sâu răng chi tiết cho người chưa biết
Sâu răng là vấn đề sức khỏe răng miệng mà mọi người ở mọi lứa tuổi đều có...
Giải đáp chi tiết: Nấm miệng kiêng ăn gì?
Nấm miệng, phát sinh do nấm Candida albicans, là một tình trạng y tế phổ biến. Trong điều...
Giải đáp chi tiết: 1 hàm răng có bao nhiêu cái?
Răng là bộ phận đảm nhận trách nhiệm nhai, nghiền thức ăn. Sự tồn tại của răng là...
Bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi hơn
Nấm miệng là bệnh gây ra bởi tác nhân nấm men Candida và thường gặp ở trẻ nhỏ....
Giải đáp: Chữa nấm miệng bằng rau ngót có hiệu quả không?
Nấm miệng là một tình trạng y tế phổ biến, phát sinh do một loại nấm gọi là...
Bệnh nhân nấm miệng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Nấm miệng là căn bệnh không hiếm gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này...
Dấu hiệu và cách điều trị trẻ bị dính thắng lưỡi
Trẻ bị đau bụng nên ăn gì và không nên ăn những thực phẩm nào?
Có nên nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày cho trẻ?
Chữa bệnh viêm mũi ở trẻ em khó chịu vùng mũi
Chữa viêm tai giữa trẻ em như thế nào?
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 11 món đơn giản
Suy dinh dưỡng và thấp còi là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của…Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không
Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 chưa khỏi khiến phụ huynh rất lo lắng. Không ít người…Phương pháp để chẩn đoán suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển…Gợi ý về thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ em, là một vấn đề đáng lo ngại của nhiều phụ huynh. Tình trạng…Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh được cho là hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ…Giải đáp vấn đề trẻ suy dinh dưỡng là thiếu chất gì
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Tưa Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh
-
Trẻ Bị Tưa Lưỡi: Biểu Hiện, Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách điều Trị
-
Nhận Diện Tưa Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Làm Gì Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tưa Lưỡi? | Vinmec
-
Trẻ Bị Tưa Lưỡi Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Tưa Lưỡi Ở Trẻ Biểu Hiện Thế Nào? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Tưa Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Tốt Nhất
-
Làm Gì Khi Bé Bị Tưa Lưỡi?
-
5 Dấu Hiệu Trẻ Bị Tưa Lưỡi ĐIỂN HÌNH Và Cách điều Trị Tại Nhà - Dr.Papie
-
Tưa Lưỡi - Nguyên Nhân Khiến Trẻ Quấy Khóc Mỗi Ngày - Dizigone
-
Tưa Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh Có đáng Lo Ngại? - Kháng Khuẩn Vượt Trội
-
Vệ Sinh đúng Cách Khi Bé Bị Tưa Miệng
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Trắng Lưỡi? Nguyên Nhân Do đâu
-
Tưa Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Trẻ Bị Tưa Lưỡi, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Trị Và Phòng Tránh