Tưa Lưỡi - Nguyên Nhân Khiến Trẻ Quấy Khóc Mỗi Ngày - Dizigone

Nếu bạn thấy con mình bỗng nhiên quấy khóc, không chịu bú sữa thì đừng lơ là. Hãy kiểm tra ngay khoang miệng của con, vì rất có thể con bạn đang bị bệnh tưa lưỡi. 

Dấu hiệu cảnh báo con đang bị tưa lưỡi 

thuoc-nam-mieng-daktarin thuốc nấm miệng daktarin

Dấu hiệu điển hình của bệnh tưa lưỡi

Bệnh tưa lưỡi có một số biểu hiện mà cha mẹ cần chú ý như: 

  • Xuất hiện chấm trắng trên đầu lưỡi, có thể lan khắp lưỡi, bên trong má, nướu và vòm miệng. 
  • Dưới các chấm trắng có thể đỏ, đau, dễ chảy máu khi bị cọ sát. 
  • Mất vị giác, thể hiện ở việc trẻ biếng ăn, bỏ bú sữa. 
  • Đau nhức, nóng rát khoang miệng khiến trẻ quấy khóc, dễ kích động. 
  • Khô nứt khóe môi. 

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tưa lưỡi có thể lan tới đường hô hấp gây ho, viêm phổi, nấm phổi. Nếu đi qua thực quản tới dạ dày, có thể khiến bé bị tiêu chảy. 

Cha mẹ cũng cần phân biệt giữa tưa lưỡi với cặn sữa ở trẻ. Cặn sữa khác với bệnh tưa lưỡi ở một số điểm: 

  • Cặn sữa thường xuất hiện sau mỗi lần trẻ bú mẹ hay uống sữa. Nó có dạng các chấm nhỏ màu trắng, dễ bong và trôi khi nuốt nước bọt hay uống nước.
  • Cặn sữa không gây đau, không chảy máu, không làm trẻ quấy khóc khó chịu
  • Cặn sữa có thể ảnh hưởng đến vị giác của trẻ nếu để thành lớp dày. Tuy nhiên, hiện tượng này hết khi lấy hết cặn sữa ra ngoài.

Xem đầy đủ thông tin về tưa miệng

Nguyên nhân của tưa lưỡi là gì? 

Bệnh tưa lưỡi ở trẻ chủ yếu gây bởi nấm candida albicans. Đây là loài nấm ký sinh vẫn luôn tồn tại trong khoang miệng với số lượng nhỏ. Nhờ tác động của hệ miễn dịch và các lợi khuẩn khác, nấm candida bị ức chế và không gây bệnh cho người. 

tua-mieng-nam-mieng tưa miệng nấm miệng

Nấm candida albicans là thủ phạm gây tưa lưỡi ở trẻ 

Tuy nhiên, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, không kìm hãm được sự phát triển của nấm. Ngoài ra, còn một số yếu tố thuận lợi khiến nấm candida dễ dàng gây bệnh cho trẻ như: 

  •  Vệ sinh miệng cho trẻ sai cách sau khi  ăn cháo, uống sữa hoặc bú sữa. 
  • Trẻ bị lây nấm tại âm đạo của mẹ ngay sau khi ra đời, hoặc lây tại đầu núm vú của mẹ khi bú sữa. 
  • Trẻ bị ung thư, HIV làm suy giảm miễn dịch nghiêm trọng 
  • Trẻ dùng kháng sinh, làm tiêu diệt các lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể. 

Trong những điều kiện trên, nấm tăng sinh và phát triển mạnh mẽ, gây ra bệnh tưa lưỡi. Tưa lưỡi khiến trẻ chán ăn, bứt rứt khó chịu sinh ra quấy khóc. 

Làm thế nào để con khỏi bệnh tưa lưỡi? 

Đánh tưa lưỡi 

Nếu trẻ mới bị tưa lưỡi nhẹ, cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà bằng cách đánh tưa lưỡi. 

Các bước đánh tưa lưỡi bao gồm: 

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi bắt đầu đánh tưa lưỡi. 
  • Đặt hoặc bế trẻ nằm ngửa.
  • Lấy một miếng băng gạc mềm quấn quanh ngón tay trỏ. 
  • Nhúng ngón tay quấn băng gạc vào dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt nấm. 
  • Lau ngón tay lên mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Làm lại lần 2 nếu trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi. 
  • Dùng miếng gạc mới lau cả 2 bên má, trên vòm miệng và các vùng khác nếu thấy nấm.  

Khi lau, chú ý không đưa ngón tay vào quá sâu trong họng, dễ khiến trẻ bị nôn trớ. 

Dung dịch sát khuẩn nào phù hợp đánh tưa lưỡi cho trẻ nhỏ

Ngoài việc phải thực hiện đúng thao tác, cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp để trị nấm miệng cho trẻ. Trẻ em là đối tượng đặc biệt, nên dung dịch sát khuẩn cũng phải đảm bảo các yêu cầu như: 

  • Được chứng nhận an toàn khi sử dụng cho trẻ em. 
  • Hiệu quả diệt nấm tốt. 
  • Tác dụng diệt nấm nhanh. 
  • Không chứa cồn, không gây khô, rát niêm mạc miệng và lưỡi khi dùng. 
  • Không màu, dễ dàng quan sát tiến triển bệnh trong miệng.
  • Không chứa kháng sinh, không gây tác dụng phụ. 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn, nhưng rất ít loại dùng được cho trẻ nhỏ. Duy nhất dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu đó. Từ khi được nghiên cứu và phát triển thành công, Dizigone đã được chứng minh tính an toàn tuyệt đối nhờ cách diệt khuẩn tự nhiên thân thiện với cơ thể. Sử dụng các thành phần có tính oxy hóa cao tương tự chất diệt khuẩn tự nhiên của tế bào miễn dịch như: HClO, ClO–, OH*, …

Tìm hiểu thêm về Công nghệ kháng khuẩn ion 

Hiệu quả diệt nấm của Dizigone nhanh chóng chỉ trong vòng 30 giây

Trẻ em rất hay quấy khóc khi có vật lạ cho vào miệng. Khi mẹ vệ sinh khoang miệng cho bé mắc tưa lưỡi, mọi hoạt động cần được thực hiện nhanh nhưng hiệu quả vẫn phải đảm bảo. Công nghệ kháng khuẩn ion đem đến cho Dizigone thời gian diệt nấm nhanh chóng, chỉ với 30 giây. Kết quả đã được chứng minh bởi thử nghiệm QUATEST 1.

Dizigone đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và hiệu quả đã được công nhận bởi Quatest 1 - Bộ KHCN

Thử nghiệm Quatest 1 và phiếu công bố sản phẩm Dizigone

Chính vì vậy, sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Nhật…. Tại Việt Nam, Dizigone đã có mặt ở hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. 

Dizigone

Sản phẩm Dizigone kháng khuẩn vượt trội

Tìm hiểu thêm về dung dịch sát khuẩn Dizigone tại Đây

Dùng thuốc điều trị 

Nếu nấm gây bệnh phát triển mạnh, lây lan sang khu vực khác, cần cho trẻ đi khám bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc trị nấm như nystatin, mycostatin, miconazol,…

Do bệnh rất dễ tái phát nên sau khi điều trị bằng thuốc, cần định kỳ đánh tưa lưỡi. 

Cách phòng ngừa bệnh tưa lưỡi cho con

Phòng bệnh tưa lưỡi cho trẻ chỉ đạt hiệu quả khi được áp dụng trên cả mẹ và bé. 

Các biện pháp dành cho trẻ: 

  • Đánh tưa lưỡi cho trẻ thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn dizigone. 
  • Cho trẻ uống nước sau khi ăn, uống sữa, tránh để đồ ăn thừa giữ trong miệng trẻ. 
  • Ngâm rửa đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn dizigone để tiêu diệt bào tử nấm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ để tăng cường sức đề kháng. 

Các biện pháp dành cho mẹ: 

  • Vệ sinh đầu vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú. 
  • Không hôn miệng bé hay để người khác hôn miệng bé. 
  • Nếu phát hiện nấm âm đạo khi mang thai, cần điều trị dứt điểm để không lây sang con. 

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Tưa Lưỡi ở Trẻ Sơ Sinh