Điều Trị Hen Suyễn: Có Thể Chữa Khỏi được Không?
Điều trị hen suyễn cần chú ý đến các yếu tố sinh hoạt hàng ngày, thể lực của người bệnh. Bằng nhiều cách khác nhau, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng nếu được điều trị đúng phác đồ.
Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không, hay hen suyễn có chữa được không, đâu là các loại thuốc xịt hen suyễn hiệu quả, dùng thuốc chữa hen suyễn cần lưu ý gì… là những câu hỏi thường gặp ở nhiều người mắc phải căn bệnh này.
Thế nào là bệnh hen suyễn?
Hen suyễn là một bệnh mạn tính của phổi, làm cho đường thở bị viêm và hẹp khiến người bệnh khó thở. Bệnh hen suyễn nặng có thể gây khó khăn khi nói chuyện hoặc hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể nghe bác sĩ gọi đó là bệnh hô hấp mạn tính, có nhiều người thường gọi là hen phế quản.
Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến khoảng 25 triệu người Mỹ, có khoảng gần 1,6 triệu lượt khám cấp cứu mỗi năm. Người bệnh có thể sống tốt nếu điều trị hen suyễn đúng cách. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng phác đồ, người mắc bệnh hen suyễn có thể phải thường xuyên đến phòng cấp cứu hoặc ở lại bệnh viện. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. (1)
Cơn hen suyễn là gì?
Cơn hen suyễn là tình trạng các dải cơ xung quanh đường thở được kích hoạt để thắt lại gọi là co thắt phế quản. Trong các cơn hen phế quản cấp, niêm mạc của đường thở bị sưng hoặc viêm dẫn đến việc tạo ra chất nhầy nhiều và đặc hơn ở các tế bào lót đường thở. Các cơn co thắt phế quản, viêm và việc sản xuất chất nhầy gây ra triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè… khiến các hoạt động bình thường hàng ngày gặp khó khăn.(2) Cơn hen suyễn thường xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
- Thở khò khè nghiêm trọng.
- Ho không ngừng.
- Thở gấp.
- Đau hoặc tức ngực.
- Co kéo các cơ hô hấp phụ ở vùng cổ và ngực.
- Khó nói chuyện
- Cảm giác lo lắng, hoảng sợ.
- Mặt nhiều mồ hôi, nhợt nhạt.
- Môi hoặc đầu chi xanh, tím.
Cơn hen suyễn có thể nhanh chóng chuyển biến tồi tệ hơn. Do đó, điều quan trọng là ngay lập tức kiểm soát các triệu chứng, ví dụ như dùng các loại thuốc xịt hen suyễn theo chỉ định như một cách chữa trị hen suyễn cần thiết. Nếu không, bệnh sẽ khiến người bệnh có thể bị suy hô hấp. Nếu bạn sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh tại thời điểm lên cơn hen, lưu lượng đỉnh có thể sẽ nhỏ hơn 50% so với lưu lượng đỉnh bình thường của bạn. Nhiều biện pháp can thiệp nên được bắt đầu từ khi lưu lượng đỉnh còn 80% bình thường.
Khi phổi của bạn tiếp tục căng lên, bạn sẽ không thể sử dụng dụng cụ đo lưu lượng đỉnh. Đường thở của bạn bị co thắt lại gây ra tiếng thở khò khè. Nếu không điều trị thích hợp, theo thời gian, người bệnh có thể không nói được và sẽ có màu hơi xanh quanh môi. Xanh tím là cách gọi cho hiện tượng thay đổi màu sắc này, có nghĩa là bạn ngày càng có ít oxy trong máu, lâu dần dẫn đến mất ý thức và có nguy cơ tử vong cao.(3)
Các tác nhân gây hen suyễn
Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn phản ứng với một số thứ trong thế giới xung quanh, gọi là tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây triệu chứng hoặc làm bệnh tiến triển tồi tệ. Tác nhân gây hen suyễn có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh, cúm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, bụi, mạt nhà.
- Các chất kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh.
- Ô nhiễm không khí.
- Khói thuốc lá.
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Các cảm xúc mạnh như buồn, lo lắng, căng thẳng, cười…
- Thuốc aspirin.
- Chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfite, được tìm thấy trong thực phẩm như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh, chanh đóng chai…
Các yếu tố nguy cơ gây hen suyễn
Trước khi tìm hiểu cụ thể bệnh hen suyễn có chữa được không hay dùng thuốc chữa hen suyễn như thế nào, bạn cần nắm các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn bao gồm:
- Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh hen suyễn, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này.
- Tiền sử nhiễm virus: Những người có tiền sử nhiễm virus nghiêm trọng trong thời thơ ấu (ví dụ như RSV) có thể có nhiều khả năng mắc bệnh.
- Trong gen có yếu tố hen suyễn.
- Trẻ nam có nhiều khả năng bị hen suyễn hơn trẻ nữ. Ở thanh thiếu niên và người lớn, bệnh phổ biến hơn ở nữ giới.
- Do yếu tố công việc.
- Tình trạng khác như dị ứng, nhiễm trùng phôi.
- Các tình trạng khác như nhiễm trùng phổi, béo phì.
- Giả thuyết vệ sinh: Lý thuyết này giải thích rằng, trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không tiếp xúc đủ với các loại vi khuẩn có thể dẫn tới hệ thống miễn dịch của chúng không đủ mạnh để chống lại các tình trạng dị ứng, trong đó có bệnh hen suyễn.
Cách điều trị hen suyễn
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hen suyễn có thể làm dịu các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để lập một kế hoạch chữa bệnh hen suyễn, trong đó phác thảo phương pháp điều trị và các loại thuốc cho bạn.(4)
Lưu ý, các thuốc chữa hen suyễn cần được chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tùy ý sử dụng:
1. Thuốc giãn phế quản
Một số thuốc chữa hen suyễn giãn phế quản có tác dụng giúp làm giãn các cơ bị thắt chặt xung quanh khí phế quản của bạn. Các loại thuốc thường được dùng dưới dạng máy phun sương hoặc ống hít. Thuốc giãn phế quản bao gồm thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài bao gồm Ciclesonide, formoterol, salmeterol… ; thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn có tác dụng nhanh trong vài phút để cắt ngay cơn khó thở; thuốc kháng cholinergic tác dụng nhanh như ipratropium và tác dụng kéo dài như tiotropium; theophyllin.
2. Ống hít kết hợp
Thiết bị này cung cấp cho bạn Corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta giúp điều trị hen suyễn kéo dài cùng nhau nhằm làm dịu cơn hen.
3. Corticoid dạng hít
Những loại thuốc chữa hen suyễn này điều trị bệnh về lâu dài nên có thể dùng mỗi ngày để kiểm soát bệnh. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa và làm dịu tình trạng sưng tấy bên trong đường thở, giúp cơ thể tạo ít chất nhờn hơn gọi là ống hít. Corticosteroid dạng hít thông thường bao gồm: Budesonide, Beclomethasone, Fluticasone… (5)
4. Thuốc kháng leukotriene
Một phương pháp điều trị hen suyễn dài hạn khác, những loại thuốc này ngăn chặn Leukotrienes, những yếu tố trong cơ thể bạn gây ra cơn hen suyễn. Bạn uống chúng mỗi ngày một lần. Các chất điều chỉnh Leukotriene phổ biến bao gồm Montelukast, Zafirlukast…
5. Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
Bạn sẽ mang theo những thứ này cùng với ống hít cứu hộ khi lên cơn hen suyễn giúp giảm sưng và viêm đường hô hấp. Bạn sẽ dùng steroid đường ống trong một thời gian ngắn, từ 5 ngày đến 2 tuần. Có thể bạn sẽ được tiêm steroid trực tiếp vào tĩnh mạch nếu đang ở bệnh viện vì một cơn hen suyễn nặng.
6. Sinh học
Nếu bị hen suyễn nặng không đáp ứng với thuốc kiểm soát, người bệnh có thể điều trị hen suyễn bằng thử một loại sinh học như Omalizumab điều trị bệnh hen suyễn do chất gây dị ứng. Bạn có thể nhận nó dưới dạng tiêm mỗi 2 – 4 tuần. Các chất sinh học khác có thể ngăn chặn các tế bào miễn dịch của bạn tạo ra những thứ gây viêm.
7. Thuốc kiểm soát hen lâu dài
Các loại thuốc xịt hen suyễn được dùng hàng ngày, giúp giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hen suyễn của bạn, nhưng chúng không kiểm soát được các triệu chứng tức thời khi bị khởi phát đợt cấp. Thuốc chữa hen suyễn, hay nói cách khác là kiểm soát hen suyễn lâu dài bao gồm: Thuốc chống viêm, thuốc kháng cholinergic, thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, thuốc điều trị sinh học…
Liệu pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt (bronchial themoplasty): Bên cạnh các loại thuốc xịt hen suyễn thì phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt sử dụng một điện cực để làm nóng các sóng khí bên trong phổi, giúp giảm kích thước của cơ và ngăn không cho cơ thắt lại. Phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt dành cho những người bị hen suyễn nặng và chưa được phổ biến rộng rãi.
8. Các biện pháp khắc phục tại nhà
Thuốc chữa hen suyễn có thể là chìa khóa giúp kiểm soát bệnh hen suyễn, nhưng bạn cũng có thể làm một số việc tại nhà để giúp hạn chế các cơn hen:
- Cần tránh tác nhân gây hen suyễn
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Giữ cân nặng hợp lý
- Chú ý các tình trạng gây ra các triệu chứng
- Thực hiện các bài tập thở giúp các triệu chứng được giảm bớt để cần ít thuốc hơn.
- Một số người sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung như yoga, châm cứu, bổ sung vitamin…
Biến chứng và phòng ngừa bệnh hen suyễn
Khi không được kiểm soát bằng các thuốc chữa hen suyễn, bệnh hen suyễn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe: Mệt mỏi, ít vận động và tăng cân, khám tại bệnh viện hoặc phòng cấp cứu, công việc dở dang, khó tập trung, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm…
Hen suyễn cũng có thể dẫn đến tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm: viêm phổi, sảy thai, sinh non. Các ống phế quản bị thu hẹp vĩnh viễn trong phổi, ung thư phổi, suy hô hấp…
Phòng ngừa hen suyễn bằng nhiều cách khác nhau như:
- Tránh các tác nhân gây bệnh.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về dùng thuốc điều trị hen suyễn.
- Theo dõi tình trạng bệnh, tìm hiểu các dấu hiệu khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, nên chuẩn bị một thiết bị đo lưu lượng đỉnh.
Bạn có thể xin lời khuyên từ bác sĩ để tiêm phòng vaccine một số bệnh để giảm nguy cơ diễn biến nặng của hen phế quản như vaccine COVID-19, cúm, viêm phổi, zona, ho gà…
Ngoài ra, người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lý, chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng…
Các thắc mắc về cách điều trị hen suyễn
1. Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?
Bệnh hen suyễn là một bệnh hô hấp mạn tính, với băn khoăn hen suyễn có chữa được không, các bác sĩ cho rằng, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng có thể kiểm soát bệnh và giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thay vì băn khoăn hen suyễn có chữa được không, người bệnh nên lưu tâm tuân thủ điều trị hen suyễn bằng các loại thuốc xịt hen suyễn, sử dụng thuốc đúng phác đồ bác sĩ đưa ra để duy trì tình trạng ổn định của bệnh, phòng tránh các đợt cấp và giúp người bệnh có một cuộc sống như người bình thường. Đặc biệt là cần tránh các yếu tố kích phát cơn hen như: thay đổi thời tiết, nhiễm trùng hô hấp do vi rút hay vi khuẩn, tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bặm; tiếp xúc dị nguyên, kể cả thức ăn dị ứng; gắng sức thể lực, căng thẳng tâm lý…
2. Sử dụng lâu dài các loại thuốc xịt hen suyễn, thuốc hít có ảnh hưởng gì không?
Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính nên người bệnh cần điều trị với các thuốc xịt. Sử dụng đúng liều được kê sẽ kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ diễn tiến nặng.
Các thuốc chữa hen suyễn bao gồm thuốc xịt, hít trong điều trị hen suyễn thường là corticoid hít, thuốc giãn phế quản… bên cạnh hiệu quả điều trị thì các loại thuốc đều có những tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, các loại thuốc xịt đưa thẳng vào đường hô hấp nên chỉ cần sử dụng với liều lượng nhỏ, không gây ra nhiều tác dụng phụ đến các cơ quan chức năng khác như dạng uống, tiêm. Thuốc dạng xịt nếu súc học kỹ, dùng đúng liều sẽ rất ít tác dụng phụ. Các thuốc chữa hen suyễn bao gồm thuốc giãn phế quản có thể gây tăng nhịp tim cho một số trường hợp người bệnh.
Để đặt hẹn thăm khám và điều trị bệnh hen suyễn cũng như các bệnh về đường hô hấp vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Việc đáp ứng thuốc còn tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh trong quá trình điều trị. Do đó, trong quá trình điều trị hen suyễn, bệnh nhân thấy có những triệu chứng bất thường, cần trao đổi ngay với bác sĩ để có phương án điều trị, xử trí kịp thời.
Từ khóa » Khè Người
-
Ho Thở Khò Khè ở Người Lớn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều ...
-
Điểm Danh Những Nguyên Nhân Gây Thở Khò Khè ở Người Lớn
-
Tiếng Khò Khè - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
4+ Cách Giảm Thở Khò Khè Hoặc Khó Thở Hiệu Quả Ai Cũng Có Thể Tự ...
-
6 Biện Pháp Tự Nhiên Khắc Phục Chứng Thở Khò Khè - VnExpress
-
Ho Thở Khò Khè ở Người Lớn: Nguyên Nhân & Cách điều Trị
-
Ngực Nặng, Thở Khò Khè: 6 Triệu Chứng Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Thở Khò Khè ở Người Lớn Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Làm ...
-
Nguyên Nhân Nào Gây Ra Hiện Tượng Thở Khò Khè Khi Nằm?
-
7 Nguyên Nhân Gây Thở Khò Khè Thường Gặp
-
15 HƯỚNG DẪN Chi Tiết Cho Bố Mẹ Khi Có Con Mắc COVID-19
-
Biểu Hiện Hô Hấp Hậu COVID - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phòng Ngừa