ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
Có thể bạn quan tâm
ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
I. ĐẠI CƯƠNG:
- Loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến, chiếm 10% dân số, nam > nữ
- Cơ chế bệnh sinh là do mất cân bằng giữa quá trình bảo vệ và phá hủy.
- Nguyên nhân thường gặp: rượu, thuốc, stress va H.P (80% loét dạ dày, 95- 100% loét tá tràng).
- Biến chứng loét dạ dày: xuất huyết tiêu hoá, hẹp môn vị, thủng, ung thư trên nền ổ loét (có vai trò của H. pylori).
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng:
- Thường đau thượng vị âm ỉ hoặc có những cơn đau dữ dội bùng phát theo chu kỳ, theo các yếu tố tác động vào như rượu, thuốc, stress, thức ăn...
Ngoài ra còn có các vị trí đau bất thường khác như: dưới cơ hoành lan lên trên, vùng tâm vị, dễ nhầm với các bệnh lý tim mạch; sau lưng lan lên trên dễ nhầm với bệnh lý ở cột sống, thận.
2. Cận lâm sàng:
- Nội soi dạ dày tá tràng: giúp đánh giá vị trí và hình dạng ổ loét, sinh thiết và làm CLO test
III. ĐIỀU TRỊ
A. NỘI KHOA
1. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi:
- Ăn nhiêu bữa nhỏ, ăn nhẹ, ăn lỏng, bữa ăn cuối nên trước ngủ 3 giờ, giảm chất béo để tránh hoạt hóa acid mật.
- Tránh các yếu tố làm tổn thương dạ dày: rượu bia, thuốc lá, thuốc kháng viêm...
- Làm việc một cách khoa học, tránh thức khuya, nghỉ đúng giờ.
2. Các nhóm thuốc điều trị:
a. Nhóm Antacid: Phosphalugel, Gastropulgit
- Liều lượng và cách dùng:
Uống 1-2 gói/lần, sau 3 bữa ăn chính 30 phút, nếu đau vào ban đêm uống thêm trước ngủ. Trường hợp nặng bệnh nhân cần trung hòa acid liên tục có thể dùng 6 – 8 lần/ngày.
- Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần và nên phối hợp với anti H2
b. Nhóm ức chế H2 Receptor: Thời gian điều trị 4 – 8 tuần.
- Ranitidine (viên 150mg, 300mg; ống 50mg) liều 150 – 300mg/24giờ, chia 2 lần hoặc 1 lần trước ngủ.
c. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI ): Thời gian điều trị 4 – 8 tuần.
- Omeprazole ( 20mg/viên) liều 40mg/ngày
- Pantoprazole (viên 20, 40mg) liều 40mg/ngày
- Rabeprazole (viên 15, 30mg) liều 30mg/ngày
- Esomeprazole (20mg/viên) liều 40mg/ngày.
d. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:
* Các phác đồ thường dùng:
1. Anti H2 + Antacid / Nhóm bảo vệ niêm mạc
2. PPI (Ức chế bơm Proton)
3. PPI + Nhóm bảo vệ niêm mạc
Khi có vi trùng H.P thì điều trị theo phác đồ diệt H.P
Nội soi can thiêp: khi có biến chứng
Cầm mau: tiêm cầm máu, kẹp
B. NGOẠI KHOA
1. Chỉ định loét dạ dày:
+ Loét kháng trị hoặc loét tái phát
+ Các biến chứng của bệnh loét dạ dày XHTH, thủng, hẹp môn vị, ung thư
+ BN lớn tuổi có ổ loét to ở dạ dày và ổ loét không lành sau 3 tháng điều trị.
2. Chỉ định loét tá tràng:
+ Loét tái phát sau thời gian điều trị duy trì < 2 năm
+ Loét tái phát trên BN có tiền sử xuất huyết đã được theo dõi chặt chẽ sau điều trị nội
+ Loét tái phát sau 2 đợt điều trị nội khoa kèm ≥ 3 yếu tố sau: Chảy máu; Đã khâu thủng; BN lớn tuổi; Loét xơ chai; Loét mặt sau
+ Loét tái phát trên BN không tuân thủ điều trị.
IV. THEO DOI
+ Nêu H.P (-): Cần nội soi dạ dày tá tràng kiểm tra sau 1 đợt điều trị nội khoa
+ Nêu H.P (+): Cần nội soi dạ dày tá tràng kiểm tra sau ngừng điều trị 2 tuần.Từ khóa » Slide Thuốc điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
Loét Dạ Dày - Tá Tràng - SlideShare
-
Điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng - SlideShare
-
Bài Giảng Chẩn đoán Và điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
Thuốc điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng [Dược Lý 14/14] - YouTube
-
THUỐC CHỐNG LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG - SlideServe
-
THUỐC TRỊ LOÉT Dạ Dày Tá TRÀNG Ppt _ DƯỢC LÝ - 123doc
-
LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG Giảng Viên Hướng Dẫn - SlidePlayer
-
Bệnh Loét Dạ Dày - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tìm Hiểu Phác đồ điều Trị Loét Dạ Dày Tá Tràng Theo Hướng Dẫn Của ...
-
Biến Chứng Nguy Hiểm Của Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng | Vinmec
-
Cập Nhật Tiếp Cận Chẩn đoán Và điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng
-
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
-
Viêm Loét Dạ Dày - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị