Điều Trị Phục Hồi Chức Năng Cho Bệnh Nhân Rách Sụn Chêm Khớp Gối
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu về tình trạng rách sụn chêm khớp gối
Sụn chêm gồm hai loại, đó là sụn chêm trong và ngoài, chúng giữ vai trò bảo vệ sụn khớp xương chày, xương đùi khỏi những tổn thương không đáng có. Cụ thể, sụn chêm thường có độ dày từ 3 - 5mm giúp chúng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất. Đồng thời, nhờ sự xuất hiện của sụn chêm, khả năng vận động của khớp gối diễn ra thuận lợi hơn. Điều này chứng tỏ sụn chêm có vai trò cực kỳ quan trọng, nếu không may bị rách sụn chêm khớp gối thì khả năng vận động của bạn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Mọi người không nên chủ quan với hiện tượng rách sụn chêm khớp gối
Trên thực tế, bất cứ ai cũng có nguy cơ bị rách phần sụn chêm ở khớp gối, hiện tượng này xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau. Chính vì thế chúng ta tuyệt đối không được chủ quan khi vận động, tham gia giao thông,…
Một số vị trí có nguy cơ tổn thương có thể kể đến như: sụn chêm ngoài, rách sừng trước hoặc sừng sau,… Trong đó, nguyên nhân chủ yếu khiến sụn chêm khớp gối bị rách là do mọi người gặp chấn thương khi chơi thể thao, gặp tai nạn trong lúc tham gia giao thông. Đó là lý do vì sao bạn cần phải đi chẩn đoán hình ảnh sau khi chấn thương, nhờ vậy bác sĩ sẽ phát hiện và có phác đồ điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, người lớn tuổi thường đối mặt với hiện tượng rách phần sụn chêm khớp gối do thoái hóa. Khi họ thay đổi tư thế đột ngột từ đứng sang ngồi, leo cầu thang thì tình trạng rách sụn chêm khớp gối rất dễ xảy ra.
2. Triệu chứng rách sụn chêm khớp gối bạn nên biết
Nhìn chung, tình trạng rách phần sụn chêm của khớp gối không ảnh hưởng ngay lập tức tới khả năng vận động của bệnh nhân. Chính vì thế mọi người có thể vận động bình thường sau khi rách sụn chêm mà không hề hay biết. Đây là vấn đề đáng lo ngại, nếu bệnh nhân tiếp tục vận động, chơi thể thao thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể gặp chấn thương khi chơi thể thao
Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện khi gặp chấn thương từ 2 - 3 ngày, khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế rất nhiều. Cụ thể, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng sưng đau đầu gối liên tục, mỗi khi co duỗi chân đều cảm thấy đau và khó chịu. Thậm chí, nhiều bệnh nhân cảm thấy nhức ngay khi chạm nhẹ vào khe khớp gối. Đây là tín hiệu cảnh báo tình trạng rách sụn chêm khớp gối mà chúng ta không nên chủ quan và bỏ qua.
Bên cạnh đó, khi vận động bạn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ khớp gối, mọi vận động đều trở nên khó khăn hơn. Tốt nhất, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra xem chấn thương có nghiêm trọng hay không và điều trị tích cực dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
3. Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng rách sụn chêm khớp gối
Để xác định chính xác vị trí và hình dạng vết rách sụn chêm khớp gối, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Với sự phát triển của y học ngày nay, nhiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng giúp việc theo dõi, chẩn đoán chính xác và hiệu quả hơn.
Trong đó, mọi người có thể tham khảo và đi chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, dựa vào kết quả kiểm tra chúng ta sẽ biết được mức độ tổn thương của sụn chêm khớp gối và đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất. Một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định thực hiện nội soi nhằm quan sát kỹ hơn vùng sụn chêm của khớp gối đang bị tổn thương.
4. Điều trị phục hồi cho bệnh nhân rách sụn chêm ở khớp gối
Như đã phân tích ở trên, hiện tượng rách sụn chêm khớp gối nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của bệnh nhân. Vậy người bệnh thường được điều trị phục hồi theo phương pháp nào?
Người bị rách sụn chêm ở khớp gối có phục hồi được không?
Trước tiên, bác sĩ cần đánh giá mức độ tổn thương của sụn chêm, từ đó có xem xét khả năng phục hồi của từng bệnh nhân, xây dựng phác đồ điều trị khoa học và đem lại hiệu quả cao nhất.
4.1. Điều trị không phẫu thuật
Đối với bệnh nhân có vết rách nhỏ, không quá nghiêm trọng thì điều trị bằng thuốc, kết hợp với chườm lạnh, nghỉ ngơi giúp vết rách mau chóng lành. Cụ thể, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm, chống phù nề để kiểm soát tình trạng sưng viêm. Đồng thời, người bệnh nên nẹp gối nhằm hạn chế triệu chứng sưng, viêm và ngăn ngừa tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn,…
Phương pháp chườm lạnh cũng mang lại hiệu quả rõ rệt đối với người bị rách sụn chêm khớp gối, chúng ta nên duy trì chườm lạnh 4 - 5 lần trong vài ngày đầu tiên rồi giảm dần tần suất. Đặc biệt, bệnh nhân bắt buộc phải nghỉ ngơi, hạn chế vận động để vết thương chóng lành.
Với vết rách không quá nghiêm trọng, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, kết hợp sử dụng thuốc điều trị
4.2. Phẫu thuật cho bệnh nhân rách sụn chêm ở khớp gối
Với những vết rách nghiêm trọng, bác sĩ thường nghiên cứu và chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật. Một số kỹ thuật thường được áp dụng trong điều trị rách sụn chêm ở khớp gối là: cắt phần sụn chêm tổn thương, tiến hành nội soi để khâu vết rách hoặc thay khớp gối,… Tùy tình trạng của từng bệnh nhân, chúng ta sẽ lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất.
Sau cuộc phẫu thuật, bệnh nhân rách sụn chêm khớp gối cần chú ý chăm sóc, vệ sinh vết mổ cẩn thận, tránh nguy cơ viêm nhiễm. Trong vòng 3 tuần đầu tiên, bạn bắt buộc phải nẹp bất động và nằm yên một chỗ, đây là thời gian để sụn chêm lành lại.
Mọi người đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ để biết mình có thể quay trở lại vận động sau bao nhiêu lâu. Thông thường, bệnh nhân sẽ được luyện tập phục hồi sau phẫu thuật để có thể vận động bình thường trở lại, ngăn ngừa nguy cơ bị teo cơ,…
Một số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về tình trạng rách sụn chêm khớp gối cũng như nắm được cách điều trị phục hồi bệnh. Để tăng khả năng phục hồi, chúng ta nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt, tích cực chữa trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bạn có thể đến chuyên khoa Xương khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Từ khóa » Hình ảnh Rách đầu Gối
-
Hình ảnh Các Tổn Thương Sụn Chêm Trên MRI | Vinmec
-
Rách Sụn Chêm đầu Gối: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
5 Chấn Thương đầu Gối Thường Gặp Trong Thể Thao Và Cách điều Trị
-
Rách Sụn Chêm đầu Gối: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Và Cách điều Trị
-
Bệnh Rách đầu Gối: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Đứt Dây Chằng Khớp Gối Và Tổn Thương Sụn Chêm - Cẩm Nang MSD
-
Chấn Thương đầu Gối Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Rách Sụn Chêm đầu Gối: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Rách Dây Chằng Khớp Gối & Giãn Dây Chằng đầu Gối
-
Nhận Biết Và điều Trị Rách Sụn Chêm Khớp Gối
-
Rách Sụn Chêm Khớp Gối – Khi Nào Cần Phẫu Thuật?
-
Rách Dây Chằng đầu Gối Có Thể Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng
-
Đầu Gối Bị Trầy Xước Dưới Quần Jean Rách Sau Tai Nạn, Vết Thương Hở ...