Điều Trị Sỏi Thận ứ Nước Và Những Lưu ý Cần Biết | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh tiết niệu
Điều trị sỏi thận ứ nước và những lưu ý cần biết 26/10/2021 - 09:40 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKIIPhạm Huy Huyên
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu1900 55 88 92Đặt lịch khámĐiều trị sỏi thận ứ nước luôn là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận, và nghiêm trọng hơn cả có thể khiến cho người bệnh tử vong.
Thận ứ nước là căn bệnh phổ biến không phân biệt giới tính, độ tuổi. Vậy điều trị thận ứ nước bằng cách nào để có hiệu quả cao và đảm bảo an toàn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây cùng những lưu ý cần biết.
1. Tổng quan về thận ứ nước
1.1. Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là hệ quả của tình trạng tắc nghẽn sau thận, xuất phát từ các tổn thương bên trong hoặc bên ngoài đường tiết niệu gây cản trở dòng tiểu từ thận xuống tới bàng quang trong tắc nghẽn đường nước tiểu trên (bao gồm thận và niệu quản) hoặc cũng có thể do trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên thận do tắc nghẽn đường nước tiểu dưới (bao gồm bàng quang, niệu đạo). Hậu quả là giãn đài bể thận và niệu quản và gây nên những tác hại tới sức khỏe người bệnh.
Thận ứ nước có thể xảy ra ở một hoặc hai bên thận, làm suy giảm chức năng thận và gây tổn thương tới tế bào thận. Nếu tình trạng này kéo dài, những tổn thương thận có thể không hồi phục.
Nếu thận bị ứ nước chỉ ở một bên thận, người bệnh có thể không thấy được sự khác biệt do bên thận còn lại có thể hoạt động bù trừ. Còn khi cả hai thận đều bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới chức năng lọc máu của thận gây nên những rối loạn nước, điện giải và làm chất thải tích tụ trong hệ thống tuần hoàn cơ thể ngày một nhiều.
1.2. Các cấp độ thận ứ nước
Thận ứ nước độ 1
Đây là cấp độ nhẹ nhất trong tất cả các giai đoạn, vì mới ở cấp độ sơ khai nên người bệnh chưa cần phải uống thuốc hay phẫu thuật mà chỉ cần thăm khám, siêu âm 3 tháng/lần. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng thận, phân tích nước tiểu và triệu chứng của bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Thận ứ nước cấp độ 2
Ở giai đoạn này, dấu hiệu thận ứ nước đã thể hiện rõ rệt hơn, cầu thận sưng giãn lên tới 10-15mm, xuất hiện những cơn đau mạn sườn và hông kéo dài cả ngày, kèm theo đó là đi tiểu liên tục (lượng nước tiểu có thể nhiều gấp 1,5 – 2 lần so với bình thường).
Thận ứ nước cấp độ 3
Đây là giai đoạn bệnh trở nặng, độ sưng giãn của cầu thận vượt quá 15mm. Đài thận và bể thận bị giãn nở thành 1 nang lớn. Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, khó chịu do cơ thể bị tích nước nghiêm trọng và khi đó cần có sự can thiệp điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
Thận ứ nước cấp độ 4
Đây là giai đoạn nặng nhất, thận bị tổn thương lên tới 75-90%. Người bệnh phải chịu những triệu chứng khó chịu như tay chân mặt mũi sưng phù, tiểu khó, tiểu ra máu. Đây cũng là dấu hiệu cần can thiệp phẫu thuật gấp.
1.3. Đối tượng có nguy cơ mắc thận ứ nước cao
Như đã nói ở trên, thận ứ nước có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi, bao gồm cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ thận ứ nước bao gồm:
– Giới tính: Thông thường, nam giới có nguy cơ mắc thận ứ nước cao hơn so với nữ giới.
– Đối tượng đang mắc bệnh sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,…
– Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung hoặc đang mang thai.
2. Nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước
Về cơ bản, thận ứ nước xuất phát từ việc tắc nghẽn đường tiết niệu với 2 nguyên nhân chính bao gồm: Thiết diện khúc nối bể thận – niệu quản quá hẹp và sỏi tiết niệu gây ra. Cụ thể như sau:
– Đối với trẻ em, sự tắc nghẽn thường do bị hẹp niệu đạo (ống lấy nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể), hoặc do bị hẹp lỗ niệu quản (các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang)
– Đối với người lớn, nguyên nhân thường đến từ các các bệnh lý sẵn có như: Sỏi thận, sỏi niệu quản, trào ngược bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng,..
Bên cạnh đó, các nguyên nhân ngoại thể từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, ngủ không đủ giấc, lười vận động, lạm dụng thuốc bổ thận quá đà,.. cũng tăng nguy cơ thận ứ nước.
3. Điều trị sỏi thận ứ nước và những điều cần lưu ý
Điều trị sỏi thận ứ nước chủ yếu được xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh. Trước tiên cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh và giải quyết việc tắc nghẽn đường tiểu càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp thận mau chóng hồi phục.
Với những trường hợp thận ứ nước cấp độ nặng hoặc đã nhiễm khuẩn phải được chuyển lưu nước tiểu trước, sau đó mới có thể đánh giá lại chức năng thận trước khi ra quyết định có cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thận.
3.1. Nguyên nhân 1: Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản
Đối với các người bệnh bị hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, tùy theo mức độ tắc nghẽn mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu thận ứ nước nhẹ, không ảnh hưởng tới chức năng của thận thì hướng điều trị thường là bảo tồn không phẫu thuật, chỉ cần tích cực theo dõi và kiểm tra định kỳ.
Khi thận ứ nước nhiều hơn và ảnh hưởng tới chức năng thận. Sau khi đánh giá mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định có nên thực hiện phẫu thuật hay không.
3.2. Nguyên nhân 2: Sỏi tiết niệu
Đối với những người bệnh có sỏi nhỏ, thận không bị ứ nước hoặc ứ nước nhẹ có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Nếu sỏi lớn hoặc có triệu chứng gây đau nhiều ở vùng hông lưng hoặc ảnh hưởng tới chức năng thận thì cần can thiệp điều trị tán sỏi hoặc phẫu thuật mổ lấy sỏi càng sớm càng tốt.
Các phương pháp tán sỏi phổ biến hiện nay mang lại hiệu quả điều trị cao cùng đảm bảo tính an toàn bao gồm: Tán sỏi ngoài cơ thể; Nội soi tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ; Nội soi tán sỏi ngược dòng sử dụng laser; Nội soi tán sỏi bằng ống mềm.
Điều trị sỏi thận ứ nước nếu không được tiến hành sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận, gây suy thận hoặc dẫn đến tổn thương thận không thể phục hồi. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ thận ứ nước, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: bệnh sỏi thậnsỏi thận ứ nước Bài viết liên quanCác phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả
Khác với trước đây, mổ mở thường là phương pháp điều trị chính dành cho người bệnh mắc...
Siêu âm sỏi thận và những điều cần lưu ý
Thận là cơ quan trong hệ tiết niệu, có nhiệm vụ lọc các chất thải hóa học ra...
Những chỉ định điều trị sỏi thận cần lưu ý
Sỏi thận là một trong số các loại sỏi tiết niệu có tỷ lệ người mắc cao hơn...
Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật nội soi sỏi thận
Nội soi sỏi thận được coi là các giải pháp điều trị sỏi phổ biến nhất hiện nay...
Có bao nhiêu loại sỏi thận và phân biệt như thế nào?
Sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến tại Việt Nam và thường gặp ở nam giới...
Cách điều trị sỏi tiết niệu – sỏi thận rơi xuống bàng quang
Sỏi bàng quang là một trong những bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng ⅓ số ca sỏi đường...
Điều trị thận ứ nước như thế nào?
Điều trị tiểu đêm như thế nào?
Điều trị sỏi thận cho phụ nữ mang thai như thế nào?
Điều trị bệnh thận ứ nước như thế nào?
Bệnh nhân vừa mắc sỏi thận vừa cao huyết áp nên ăn gì?
Chi phí tán sỏi thận ống mềm có giá bao nhiêu tiền?
Tán sỏi thận ống mềm là phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến nhất hiện nay với…Quy trình điều trị với kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng
Mỗi liệu pháp điều trị sỏi tiết niệu đều có những quy trình nhất định để đảm bảo…Những điều cần biết về phương pháp tán sỏi bàng quang
Hiện nay, tán sỏi bàng quang là một trong những phương pháp điều trị phổ biến mang lại…Sỏi thận xuống bàng quang: Nhận biết kịp thời, điều trị hiệu quả
Sỏi thận xuống bàng quang gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh hoàn toàn có thể…Khám thận tiết niệu giúp chẩn đoán và ngăn chặn bệnh kịp thời
Hệ tiết niệu có nhiệm vụ quan trọng trong việc loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Việc…Sỏi niệu quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sỏi niệu quản là bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng, với biểu hiện đau nặng, ảnh…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Thận Bị ứ Nước Nhẹ
-
Thận ứ Nước độ 1: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, điều Trị - Docosan
-
Thận ứ Nước: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Chẩn đoán Và điều Trị Thận ứ Nước | Vinmec
-
Đừng Lo Khi Mắc Thận ứ Nước
-
Thận ứ Nước - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Phương Pháp điều Trị
-
Thận ứ Nước Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? • Hello Bacsi
-
Thận ứ Nước: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thận Ứ Nước Độ 1 Có Sao Không? Cách Điều Trị
-
Thận Ứ Nước Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Điều Trị
-
Thận ứ Nước Là Bệnh Gì? Việc điều Trị Có Phức Tạp Không?
-
Thận ứ Nước: Những Thông Tin Bạn Cần Biết - YouMed
-
Sưng Thận (Thận ứ Nước) | Trẻ Em (Nhi Khoa) - Gleneagles Hospital
-
Ứ Nước, ứ Mủ Bể Thận | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Chẩn đoán Và điều Trị Sớm Thận ứ Nước ở Trẻ Nhỏ - BV Xanh Pôn