ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ EM

blank Đánh giá nội dung:

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ EM

I. ĐỊNH NGHĨA

Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ em. Thường gặp ở lứa tuổi dưới 5 tuổi hay trên 10 tuổi. Đa số do chế độ ăn không phù hợp theo tuổi hay bị nhiễm giun móc hay bệnh lý tiêu hóa mạn.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh:

tiền sử có đẻ non, sanh đôi, chế độ ăn. Tiền sử phát triển: có chậm phát triển vận động, kém chơi, hay mệt. Tiền sử hay bị đau bụng vùng thượng vị, tiêu phân đen.

b. Khám lâm sàng

• Dấu hiệu thiếu máu: da niêm nhợt (xem lòng bàn tay nhợt hay rất nhợt).

• Dấu hiệu thiếu oxy não: lừ đừ, kém vận động, than mệt, quấy khóc, biếng ăn.

• Dấu hiệu thiếu dinh dưỡng: đứng cân hay sụt cân, lưỡi láng, môi khô, móng biến dạng.

• Dấu hiệu bệnh nền gây thiếu sắt: xem có đau thượng vị, quan sát phân.

c. Đề nghị xét nghiệm

• Công thức máu: Hct giảm, Hb giảm, MCV < 80 fl, MCH < 28 pg, MCHC < 30%.

• Dạng huyết cầu: HC nhỏ, nhược sắc.

• Sắt huyết thanh giảm (bình thường trẻ nhỏ là 30 – 70 μg/dl, trẻ lớn: 55 -125 μg/dl).

• Ferritin giảm (bình thường 13 – 300 ng/mL).

• Soi phân tìm giun móc (trẻ trên 2 tuổi).

2. Chẩn đoán xác định

Thiếu máu kèm sắt huyết thanh giảm và Ferritin giảm.

3. Chẩn đoán có thể

a. Trẻ nhỏ (< 2 tuổi) thiếu máu mạn, biếng ăn, tiền căn đẻ non hay chế độ ăn không hợp lý.

b. Trẻ lớn: thiếu máu mạn biếng ăn hay đau bụng hoặc tiêu phân đen.

4. Chẩn đoán phân biệt

a. Thiếu máu do viêm hay nhiễm trùng kéo dài: thiếu máu, sắt huyết thanh giảm nhưng Ferritin cao.

b. Thiếu máu do bệnh Thalassemia thể trait: thiếu máu mức độ nhẹ, hồng cầu nhỏ nhược sắc, định lượng sắt huyết thanh và Ferritin bình thường, điện di Hb có HbF và Hb A2 cao.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị thiếu sắt

a. Cho uống viên sắt:

3mg sắt cơ bản/kg/ngày đối với thiếu máu trung bình và nhẹ. Thiếu máu nặng 4 – 6 mg sắt cơ bản/kg/ngày, chia 3 lần.

• Thời gian: trong 3 tháng hay ít nhất 1 tháng sau khi Hb về bình thường.

• Theo dõi: HC thay đổi màu và sau 3 – 10 ngày, reticulocyte tăng 5 – 10 ngày sau điều trị.

b. Cho tăng cường chế độ ăn giàu sắt:

bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt. Tránh các thức ăn giảm hấp thu sắt: sữa, ngũ cốc, trà, cà phê, trứng.

Bảng: Tỉ lệ sắt cơ bản trong viên sắt

Lượng sắt cơ bản (% của muối sắt)

Lượng sắt tương đương khi tính luôn muối (mg của muối sắt)

Lượng sắt tương đương khi tính luôn muối (mg của muối sắt)

Ferrous fumarate

33

197

Ferrous gluconate

11,5

560

Ferrous sulfate

20

324

Ferrous sulfate exsiccate

30

217

c. Sắt tiêm bắp: (ít sử dụng)

• Chỉ định: trẻ thiếu máu nặng, khó uống thuốc, nôn, không đáp ứng sắt uống.

• Cách tính tổng liều sắt bị thiếu: (mL) = 0,0476 x cân nặng x (Hb cần đạt -Hb bệnh nhân) + 1ml/5kg.

• Chế phẩm Imferon 50mg sắt/ml (lọ 10 ml), Dexferrum.

• Cách tiêm: TB % trên ngoài đùi, tiêm sâu.

– Test 10 mg TB trước khi cho liều đầu tiên và theo dõi sát 30 phút sau đó.

– Liều đầu tiên là 0,5 ml/24 giờ ở trẻ lớn, 0,25 ml/24 giờ ở trẻ nhỏ, sau đó sẽ tăng lên đạt liều theo nhu cầu.

• Tổng liều tối đa hàng ngày:

– Trẻ nhỏ < 5 kg: 25 mg.

– Trẻ 5 – 10 kg: 50 mg.

– Trẻ >10 kg: 100mg.

d. Sắt truyền tĩnh mạch: (ít sử dụng)

• Chỉ định: trẻ thiếu máu nặng, khó uống thuốc, nôn, không đáp ứng sắt uống.

• Cách tính tổng liều sắt bị thiếu: (mg) = cân nặng (kg) x (Hb cần đạt – Hb bệnh nhân)(g/l) x 0,24 + sắt dự trữ.

• Cách tính Hb cần đạt là 130 g/l, sắt dự trữ là 15 mg/kg.

• Chế phẩm hiện có tại TPHCM là Venofer: 20mg sắt/ml (lọ 5 ml).

• Cách dùng: pha 1 ml Venofer với 20 ml NaCl 0,9%, lắc đều thuốc. Test thuốc trước khi dùng liều đầu tiên: 20 mg (1 ml Venofer) pha với 20 ml NaCl 0,9% TTM trong 15 phút. Nếu không có phản ứng phụ thì cho truyền tiếp lượng thuốc đã pha theo qui định.

• Liều truyền tối đa là 0,15 ml/kg/lần Venofer (3 mg/kg) truyền tĩnh mạch, một đến ba lần trong tuần.Thời gian truyền nhanh nhất cho phép:

Lượng Venofer 20 mg (1 ml)/NaCl 0,9% 20 ml

100 mg

200 mg

300 mg

400 mg

500 mg

Thời gian nhanh nhất cho phép

15 phút

30 phút

1 giờ ½

2 giờ ½

3 giờ ½

Chú ý:

bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ và tử vong, phản ứng muộn như đổ mồ hôi, mề đay, đau nhức cơ có thể xuất hiện muộn sau 24 – 48 giờ. Không dùng cho trẻ < 4 tháng tuổi.

Chú ý: không cho bù sắt nếu bệnh nhân đang bị nhiễm trùng nặng hay đang bị suy dinh dưỡng nặng.

d. Truyền hồng cầu lắng

• Chỉ định khi Hb < 4 g/dL hay trẻ thiếu máu nặng kèm theo rối loạn tri giác, nhịp thở, mạch ngoại biên yếu, suy tim.

• Cách cho hồng cầu lắng 3 – 5 ml/kg/lần truyền tĩnh mạch chậm trong 3 giờ. Sau truyền cho uống sắt.

2. Điều trị nguyên nhân gây thiếu sắt

a. Tăng cường dinh dưỡng: đối với trẻ dưới 5 tuổi có thiếu máu đánh giá chế độ ăn và hướng dẫn cách cho ăn phù hợp theo lứa tuổi.

b. Sổ giun: đối với trẻ trên 24 tháng, chưa sổ giun trước đó 6 tháng.

Mebendazol 0,100 g/viên: 1 viên x 2 lần/ngày, trong ba ngày liên tiếp.

c. Vệ sinh thân thể: không đi chân đất.

3. Điều trị hỗ trợ

• Vitamin C.

• Tránh các thức ăn giảm hấp thu sắt.

VI. TÁI KHÁM

1. Thời gian tái khám: sau 2 tuần, về sau mỗi tháng trong 3 tháng liên tiếp.

2. Nội dung tái khám: màu da, dạng huyết cầu, hồng cầu lưới, ferritin.

Bacsidanang.com – Thông tin khám bệnh ở Đà Nẵng, Thiết bị y tế Gia đình Đà Nẵng .

Danh bạ bác sĩ, phòng khám ở Đà Nẵng, dịch vụ y tế, khám tiết niệu nam khoa ở Đà Nẵng, phẫu thuật thẩm mỹ ở Đà Nẵng, thiết bị y tế gia đình Đà Nẵng, thực phẩm chức năng Đà Nẵng.

Group: bacsidanang.com

Từ khóa » Công Thức Bù Sắt