Phòng Ngừa Bệnh Thiếu Máu Do Thiếu Sắt Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
1. Thiếu máu thiếu sắt là gì?
Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng cơ thể không đủ hàm lượng sắt dự trữ để tạo máu. Sắt là khoáng chất không thể thiếu và có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Sắt rất cần thiết để tổng hợp nên hemoglobin - chất có mặt trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể. Mặt khác, khoáng chất này còn có mặt trong cấu trúc của các enzyme chuyển hóa năng lượng bên trong tế bào và các enzyme có chức năng miễn dịch.
Khi lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể giảm sút khiến các phản ứng chuyển hóa sinh năng lượng không hiệu quả. Kết quả là các hoạt động bị đình trệ, cơ thể bị kiệt sức, người mệt mỏi, kém tập trung và khó ghi nhớ... Trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt thường còi cọc, biếng ăn, chậm lớn, khó tập trung, khó ghi nhớ và học hỏi. Bà bầu không được cung cấp đủ sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến thiếu máu cùng hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn như sảy thai, sinh non, chuyển dạ sớm, tiền sản giật, băng huyết sau sinh… Bên cạnh đó, bé sinh ra cũng có thể bị nhẹ cân, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ… nếu mẹ bị thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ.
Chẩn đoán thiếu sắt thường dựa vào các xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy tế bào hồng cầu nhỏ hơn và nhạt màu hơn so với bình thường, hàm lượng hemoglobin trong máu thường thấp hơn và lượng ferritin (protein dự trữ sắt trong máu) ở mức thấp. Thiếu máu thiếu sắt về cơ bản khác so với các bệnh lý thiếu máu do tan máu, thiếu máu do ung thư hay do suy tế bào tủy.
2. Triệu chứng nhận biết bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Phần lớn người bị thiếu máu thiếu sắt đều cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Tuy nhiên đây được coi là biểu hiện bình thường nên rất nhiều người không để ý. Ngoài triệu chứng này, cơ thể còn có các dấu hiệu như yếu ớt, mức năng lượng thấp, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc. Cụ thể:
- Người bị bệnh thiếu máu, thiếu sắt thường có triệu chứng da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt… do cơ thể không sản xuất đủ hemoglobin để tạo sắc tố đỏ cho máu, từ đó khiến da trông xanh xao, nhợt nhạt.
- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu: Bắt nguồn từ việc oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu. Do đó, người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, tức ngực, giảm khả năng hoạt động thể lực và trí lực.
- Đau ngực, khó thở: triệu chứng này có thể là do hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
- Tim đập nhanh: đây cũng là một triệu chứng do thiếu sắt gây ra, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.
- Ngoài các triệu chứng thường gặp trên còn có các triệu chứng: sưng đau lưỡi và miệng; móng tay và chân dễ gãy, da tóc hư tổn, hội chứng chân bồn chồn,...
3. Nguyên nhân bệnh thiếu máu do thiếu sắt
- Do chế độ ăn không cân đối: Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
- Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Những người có tiêu hóa kém, đường ruột bị nhiễm khuẩn dẫn đến kém hấp thụ sắt. Hoặc một số bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể và dẫn tới thiếu máu.
- Thường xuyên tiêu thụ thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytate trong chè, cà phê; nước uống có ga... Bên cạnh đó, những người phải điều trị bằng bằng thuốc kháng sinh aspirin hoặc các thuốc giảm đau, kháng viêm ibuprofen và naproxen… cũng có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt do thuốc ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
- Mất máu: Mất máu do vết thương nặng, phẫu thuật hoặc chảy máu thường xuyên hoặc một số bệnh mạn tính như loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, viêm chảy máu đường tiết niệu; sau phẫu thuật, sau chấn thương… cũng gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù đắp lại, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.
- Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, u xơ hoặc chảy máu tử cung là những nguyên nhân làm mất chất sắt. Bên cạnh đó, ở phụ nữ mang thai và cho con bú, nhu cầu sắt của cơ thể tăng cao nên rất dễ bị thiếu sắt.
- Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh: Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh này rất nguy hiểm, nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường,...
- Đối với trẻ thiếu sắt có thể là do trẻ không có đủ dự trữ sắt khi sinh ra từ mẹ. Nếu mẹ bị thiếu máu, thiếu sắt trong thời gian mang thai thì trẻ rất dễ bị thiếu máu sau khi sinh ra.
4. Đối tượng nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu thiếu sắt có thể gặp ở nhiều nhóm tuổi nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và trẻ em từ 6-24 tháng tuổi và đặc biệt là trẻ em sinh thiếu tháng. Trong những giai đoạn phát triển đặc biệt này, cơ thể rất cần được tăng cường hàm lượng sắt từ chế độ dinh dưỡng.
Người có chế độ ăn uống thiếu thốn, thói quen ăn uống kiêng khem thiếu khoa học, bệnh nhân sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày hoặc có hội chứng rối loạn hấp thu, mắc các bệnh lý gây mất máu mạn tính như nhiễm giun móc, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt kiểu cường kinh hoặc rong kinh... đều có thể gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Về lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa trên các dấu hiệu sau:
- Da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
- Hồi hộp, dễ mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh
- Phụ nữ có thể vô kinh
Về cận lâm sàng, chẩn đoán thiếu máu dựa vào các kết quả công thức máu, hàm lượng acid folic/hàm lượng ferritin/tủy
- Kích thước và hình dạng hồng cầu: khi bị thiếu máu do thiếu sắt, hồng cầu sẽ nhỏ hơn và màu nhạt hơn bình thường.
- Dung tích hồng cầu: dung tích hồng cầu là tỉ lệ hồng cầu trong máu của bạn. Ở tuổi trường thành, tỉ lệ bình thường là từ 38.8% – 50% ở nam giới và từ 34.9% – 44.5% ở phụ nữ. Tỉ lệ này có thể thay đổi theo độ tuổi.
- Lượng hemoglobin: nếu bạn có lượng hemoglobin trong máu thấp hơn bình thường tức là bạn đang bị thiếu máu. Lượng hemoglobin bình thường dao động trong khoảng 13.5 g/dl đến 17.5 g/dl ở nam giới và 12.0g/dl đến 15.5 g/dl ở nữ giới.
- Protein ferritin: đây là loại protein giúp cơ thể bạn lưu trữ chất sắt. Lượng ferritin thấp thường tương đương nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể bạn cũng thấp.
Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm kiểm tra tủy xương. Trong xét nghiệm này, các chuyên gia sẽ trích một mẫu nhỏ của tủy xương từ vị trí gần hông và sẽ nghiên cứu nó dưới kính hiển vi để xác định nồng độ sắt và loại trừ các rối loạn máu có thể gây ra thiếu máu.
6. Các biện pháp điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Một khi đã được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt, cần nhanh chóng bổ sung sắt để khôi phục lại dự trữ sắt cho cơ thể. Căn cứ mức độ thiếu máu, bác sĩ sẽ ra quyết định về liệu trình điều trị cụ thể. Trên thực tế, có thể sẽ mất một vài tháng hoặc lâu hơn để bù lại dự trữ sắt thiếu hụt.
Đối với trẻ em hoặc người lớn bị thiếu máu thiếu sắt thể nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bổ sung vitamin có chứa sắt để uống hàng ngày hoặc chỉ định viên sắt theo toa. Bên cạnh việc bù sắt, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân gây giảm hàm lượng sắt dữ trữ của cơ thể. Nếu thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng, truyền máu có thể giúp bổ sung hàm lượng hemoglobin một cách nhanh chóng.
Một số cách bổ sung sắt người bệnh có thể tham khảo như:
- Bù sắt bằng thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày: Để tránh tình trạng thiếu sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan, các loại rau xanh, các loại bột ngũ cốc đã được bổ sung sắt. >> Xem thêm: Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì?
- Sử dung sản phẩm bổ sung sắt: Trường hợp thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai hoàn toàn có thể dự phòng được bằng cách uống bổ sung viên uống chứa sắt. Ngoài ăn chế độ ăn giàu dưỡng chất, bạn cần uống bổ sung viên vừa chứa sắt và vừa cả acid folic trong suốt thai kỳ cho đến sau sinh ba tháng (acid folic để phòng dị tật ống thần kinh cho thai nhi).
- Truyền hồng cầu: Bổ sung sắt bằng cách truyền tĩnh mạch đối với các trường hợp cơ thể không hấp thu được sắt qua đường uống hoặc bị thiếu máu thiếu sắt nặng, thiếu máu khi bị bệnh mãn tính hoặc viêm nhiễm.
Khi dùng các loại thuốc để bổ sung sắt cần lưu ý uống kèm theo vitamin C hoặc uống các loại nước quả chua như nước cam, nước chanh để sắt dễ được hấp thu. Không uống thuốc có chứa sắt chung với nước chè hoặc cà phê do trà có chứa chất tanin cản trở sự hấp thu của sắt. Ngoài ra, nếu bạn đang điều trị bệnh dạ dày bằng các thuốc kháng acid, nên uống viên sắt trước hai giờ hoặc sau bốn giờ uống các thuốc này để tránh giảm hấp thu. Việc bổ sung sắt có thể gây táo bón, vì vậy, bác sĩ thường khuyên tăng cường thêm các chất xơ tự nhiên hoặc chỉ định thêm các thuốc làm mềm phân.
7. Phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt
- Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ mang thai: Chị em nên bổ sung sắt kết hợp với acid folic trong suốt quá trình mang thai cho tới sau khi sinh. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và bảo vệ trẻ khỏi các dị tật ống thần kinh.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các thực phẩm hàng ngày để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể. Nên ăn các loại thực phẩm có nhiều sắt như: các loại hạt, ngũ cốc, đậu phụ, lòng đỏ trứng, các loại thịt màu đỏ, các loại rau màu xanh đậm... Uống nhiều nước cam, nước chanh để tăng khả năng hấp thụ sắt.
- Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống làm giảm khả năng hấp thụ sắt, đặc biệt là sau khi ăn.
Bên cạnh nguồn sắt từ các chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung sắt. Đặc biệt, với phụ nữ có thai hoặc người hấp thụ sắt kém, nguồn thực phẩm tự nhiên thường không thể cung cấp đủ sắt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, trước rất nhiều các sản phẩm đang có mặt trên thị trường, bạn cũng cần tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi lựa chọn và sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường đã có các sản phẩm viên uống sắt hữu cơ với nhiều ưu điểm vượt trội, giúp khắc phục được tình trạng trên cũng như có thêm nhiều tác dụng khác. Một số lợi thế của sản phẩm này so với các viên bổ sung sắt thông thường khác đó là:
- Không có mùi tanh, rất dễ uống.
- Chứa sắt hữu cơ giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Sắt hữu cơ sau khi quá trình cơ thể hấp thụ sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa. Việc này sẽ giúp chúng không bị lắng đọng trong cơ thể, gây tác dụng phụ như sắt vô cơ.
- Trong thành phần có thêm các chất tạo máu như: acid folic, vitamin B12, vitamin E, kẽm nano. Trong đó, việc bổ sung cả khoáng chất kẽm với sắt sẽ hiệu quả hơn nhiều khi chỉ bổ sung một trong hai chất này.
- Sản phẩm được bổ sung dầu mè đen, giúp khắc phục được tình trạng táo bón.
Nếu bạn là phụ nữ và có những yếu tố nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, đừng ngần ngại khám bác sĩ để điều trị nguyên nhân triệt để và biết cách bổ sung nguồn vi chất quan trọng này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Xem thêmHãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được chuyên gia giải đáp trực tiếp về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Từ khóa » Công Thức Bù Sắt
-
Bệnh Thiếu Máu Thiếu Sắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Bệnh Viện Truyền Máu – Huyết Học
-
Thiếu Máu Thiếu Sắt - SlideShare
-
Điều Trị Thiếu Máu Do Thiếu Sắt Như Thế Nào? | Vinmec
-
CHUYỂN HÓA SẮT - THIẾU MÁU THIẾU SẮT - Health Việt Nam
-
THIẾU MÁU THIẾU SẮT
-
Bệnh Thiếu Máu Thiếu Sắt - Trung Tâm Huyết Học Truyền Máu Nghệ An
-
Iron Deficiency Anemia - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD
-
Một Số điều Cần Biết Về Thiếu Máu Thiếu Sắt
-
ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
-
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO THIẾU MÁU THIẾU SẮT
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
-
PHÒNG BỆNH THIẾU MÁU THIẾU SẮT BẰNG CÁCH NÀO?