Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh - Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương
Có thể bạn quan tâm
Trầm cảm sau sinh có thể ở mức độ nhẹ qua những biểu hiện như tâm trạng đau buồn, suy sụp sau sinh, đánh giá thấp bản thân. Một số trường hợp biểu hiện ở mức độ nguy hiểm như có ý muốn tự sát hoặc những hành động làm chết chính con mình. Trầm cảm sau sinh dễ làm người phụ nữ mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn, và nếu không điều trị, các triệu chứng có thể ngày càng xấu hơn và kéo dài thậm chí cả năm. Những bé có mẹ bị trầm cảm thường có nguy cơ phát triển không tốt về sức khỏe cũng như tâm lý về sau. Có vài yếu tố kết hợp làm tăng bệnh suất như: sinh con ở tuổi thành niên (dưới 20 tuổi), bà mẹ đơn thân hoặc sinh con ngoài ý muốn, mẹ hút thuốc lá hoặc có sử dụng thuốc gây nghiện trong thai kỳ. Trầm cảm sau sinh còn thường xuất hiện trên những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, thất nghiệp, không hài lòng với công việc, cô độc, không được giúp đỡ, có mối quan hệ không tốt với cha đứa trẻ hoặc người thân, hoặc gặp phải biến cố tâm lý lớn trong thời gian mang thai (như mất người thân). Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những yếu tố nguy cơ về tiền sử sản khoa đã đóng vai trò đáng kể trong việc hình thành những rối loạn trên như: tiền căn khi có thai, sẩy thai, tình trạng phát triển của một thai kỳ khó khăn từ các bệnh lý của mẹ và từ sự phát triển không bình thường của thai nhi như thai dị tật, thai suy dinh dưỡng, sinh con nhẹ cân.
Trầm cảm sau sinh còn có các triệu chứng tương đồng với một số bệnh khác, do vậy, bệnh nhân cần được xét nghiệm để loại trừ các bệnh trước khi có thể chẩn đoán mắc trầm cảm. Bên cạnh việc đánh giá các biểu hiện đặc trưng của trầm cảm, bác sĩ có thể cho bệnh nhân trả lời một bảng hỏi để kiểm tra về xúc cảm, suy nghĩ và tâm lý. Nếu được chẩn đoán trầm cảm, bạn sẽ được theo dõi ít nhất 6 tháng. Với các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ, bác sĩ sẽ lưu ý để kê đơn thuốc trầm cảm đặc biệt có thể áp dụng cho bà mẹ đang cho con bú. Y bác sĩ nơi bạn thăm khám cũng có thể cho bạn lời khuyên khi nào nên đi khám tâm thần và còn có thể giới thiệu địa chỉ khám phù hợp cho bạn.
- Hỗ trợ từ người thân
Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc.
Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.
Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với người bệnh giống như mắc những căn bệnh thường gặp khác.
Khi người mẹ không được khỏe thì hãy để người mẹ đó nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì có thể làm bất cứ việc gì tùy thích.
Hãy nhớ rằng trầm cảm là một bệnh cần khám và điều trị chuyên khoa.
Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có một người đáng tin cậy ở bên cạnh.
- Điều trị bằng thuốc
Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà.
Lời khuyên cho bà mẹ trầm cảm sau sinh
- Yêu cầu bạn đời, người thân và bạn bè giúp chăm sóc bé và làm việc nhà.
- Đừng che giấu cảm xúc với những người thân yêu nhất.
- Không thực hiện những thay đổi lớn trong thời gian mang thai và ngay sau sinh (như chuyển việc, chuyển nhà... )
- Đừng cố làm quá nhiều và quá cầu toàn.
- Dành thời gian riêng tư với bạn đời hoặc đi thăm người thân.
- Nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào có thể và hãy cố ngủ khi em bé ngủ.
- Trầm cảm sau sinh có thể điều trị bằng thuốc và qua sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn về tâm lý từ thầy thuốc và những người thân. Nhiều bà mẹ thường biểu hiện những triệu chứng trầm cảm kéo dài nhiều tháng trước khi bắt đầu điều trị. Mặc dù những triệu chứng trầm cảm có thể tự khỏi, nhưng nhiều bà mẹ vẫn còn trầm cảm đến một năm sau khi sinh con.
Để khỏi hoàn toàn rối loạn trầm cảm, bất chấp có yếu tố thúc đẩy, việc điều trị bằng thuốc và/ hoặc liệu pháp choáng điện và liệu pháp tâm lý là cần thiết.
TS. BS Trần thị Hồng Thu (ST)
Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!
Từ khóa » Cách Trị Trầm Cảm Sau Khi Sinh
-
Vượt Qua Trầm Cảm Sau Sinh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Làm Sao để Vượt Qua Trầm Cảm Sau Sinh? | Vinmec
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nhận Biết, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Điều Trị Và Phòng Tránh Trầm Cảm Sau Sinh Hiệu Quả Với Những Cách ...
-
Những Trạng Thái Trầm Cảm Sau Sinh Và Cách Xử Trí
-
Trầm Cảm Sau Sinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Chữa Trị
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Trầm Cảm Sau Sinh Có Chữa được Không?
-
11 Cách Giúp Phụ Nữ Tránh Bị Trầm Cảm Sau Sinh - VietNamNet
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Thoát Khỏi Trầm Cảm
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
-
Phòng Ngừa Chứng Trầm Cảm Sau Sinh
-
Trầm Cảm Sau Sinh - Giúp Sản Phụ Thoát Khỏi Bẫy Tử Thần - MarryBaby