Trầm Cảm Sau Sinh Có Chữa được Không?
Có thể bạn quan tâm
1. Trầm cảm sau sinh là gì?
NỘI DUNG- 1. Trầm cảm sau sinh là gì?
- 2. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh?
- 3. Điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào?
- 3.1 Liệu pháp tâm lý
- 3.2 Liệu pháp dùng thuốc
Chứng trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến phụ nữ sau khi sinh. Các bà mẹ bị chứng trầm cảm sau sinh thường cảm thấy buồn bã, lo lắng và kiệt sức, điều này khiến họ khó có thể hoàn thành các hoạt động chăm sóc hàng ngày cho bản thân, cho bé hoặc cho người khác.
Trên thế giới khoảng 10% phụ nữ mang thai và 13% phụ nữ vừa mới sinh có triệu chứng rối loạn tâm thần, chủ yếu là trầm cảm. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn, tương ứng với 15,6% trong thời kỳ mang thai và 19,8% sau khi sinh con.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, người mẹ có thể bị đau khổ đến nỗi có suy nghĩ và hành vi tự tử. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của chứng trầm cảm sau sinh khiến người mẹ, đứa trẻ và cả gia đình không thể có cuộc sống bình thường. Do đó, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
2. Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh?
Một số triệu chứng phổ biến mà phụ nữ có thể gặp phải bao gồm:
- Cảm thấy buồn, vô vọng, trống rỗng hoặc quá tải.
- Khóc thường xuyên hơn bình thường hoặc không có lý do rõ ràng.
- Lo lắng hoặc cảm thấy sợ hãi.
- Cảm thấy buồn phiền, cáu kỉnh, hoặc bồn chồn.
- Ngủ quá nhiều, hoặc không thể ngủ được ngay cả khi đứa trẻ đã ngủ.
- Khó khăn khi tập trung, ghi nhớ chi tiết và đưa ra quyết định.
- Có những cơn giận dữ hoặc mất kiểm soát.
- Không quan tâm đến các sở thích trước đây của bản thân.
- Đau đớn về thể chất: Đau nhức cơ thể, nhức đầu thường xuyên, đau dạ dày, và đau cơ.
- Ăn quá ít hoặc quá nhiều.
- Xa lánh hoặc lảng tránh bạn bè và gia đình.
- Khó khăn trong việc hình thành tình cảm gắn kết với con mình.
- Không tin tưởng vào khả năng chăm sóc con mình.
- Xuất hiện những suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc cho con của mình.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên đây, các bà mẹ nên tìm đến lời khuyên của các chuyên gia y tế.
3. Điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng trầm cảm sau sinh. Các chuyên gia sức khỏe có thể giúp bạn lựa chọn điều trị tốt nhất, bao gồm:
3.1 Liệu pháp tâm lý
Phương pháp điều trị này là các cuộc nói chuyện riêng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần (chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, hoặc nhân viên y tế cộng đồng). Hai loại tư vấn cho thấy có hiệu quả đặc biệt trong điều trị chứng trầm cảm sau sinh là:
- Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp người bệnh nhận ra và thay đổi suy nghĩ tiêu cực và hành vi của mình.
- Liệu pháp tương tác: Giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ điều trị với người bị bệnh.
Ngoài ra, các liệu pháp vật lý trị liệu đơn giản cũng góp phần cải thiện tốt các tình trạng này, như: Tập thể dục hàng ngày, thư giãn, tận hưởng các sở thích, tiếp xúc nhiều hơn và mở lòng với những người thực sự quan tâm đến bạn…
3.2 Liệu pháp dùng thuốc
Các thuốc chống trầm cảm tác động lên các chất hóa học trong não bộ liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng, dùng để điều trị trầm cảm sau sinh gồm:
- Các các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs): Thường được ưu tiên sử dụng. Hầu hết các SSRIs được cho là an toàn khi sử dụng trong khi cho con bú. Bởi vì, SSRIs đi vào sữa mẹ ở nồng độ rất thấp.
Các thuốc này bao gồm: Citalopram, escitalopram, fluvoxamine, paroxetine, prozac, sertraline… là những thuốc điều trị trầm cảm được kê đơn sử dụng phổ biến hiện nay.
- Các thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclics): Bao gồm: Amoxapine, amitriptyline, desipramine, doxepin, imipamine, nortriptyline, trimipramine… là lựa chọn cho bệnh nhân không đáp ứng với các loại thuốc khác. Thuốc có thể mang lại kết quả khả quan, nhưng thường khó dung nạp và có các tác dụng phụ. Do đó hiếm khi bác sĩ chuyên khoa kê toa nhóm thuốc này cho bệnh nhân sử dụng ngay từ đầu trong phác đồ điều trị.
Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm trên mỗi bệnh nhân cũng khác nhau, phụ thuộc vào liều dùng. Bệnh nhân dùng liều cao thường dễ gặp tác dụng phụ hơn. Tác dụng phụ thường hết sau một khoảng thời gian ngắn dùng thuốc, nhưng nếu chúng vẫn tồn tại, kéo dài, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ.
Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng kết hợp với các liệu pháp điều trị tư vấn và hỗ trợ. Người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn ngay sau 1 đến 3 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, có thể mất từ 6 đến 8 tuần mới có thể cải thiện phần lớn các triệu chứng.
Nếu người mẹ có thắc mắc hoặc lo lắng trong quá trình dùng thuốc, hoặc không nhận thấy bất cứ sự cải thiện nào sau 3 -4 tuần dùng thuốc, hãy nói trao đổi lại với bác sĩ.Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng trong ít nhất 6 tháng thậm chí kéo dài đến hơn 1 năm. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc đều đặn hàng ngày và tái khám (đúng hẹn) theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả và tránh tái phát.
Mời độc giả xem thêm video:
Thông tin về tiêm COVID-19 cho trẻ em.
Từ khóa » Cách Trị Trầm Cảm Sau Khi Sinh
-
Vượt Qua Trầm Cảm Sau Sinh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Làm Sao để Vượt Qua Trầm Cảm Sau Sinh? | Vinmec
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nhận Biết, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Điều Trị Và Phòng Tránh Trầm Cảm Sau Sinh Hiệu Quả Với Những Cách ...
-
Những Trạng Thái Trầm Cảm Sau Sinh Và Cách Xử Trí
-
Trầm Cảm Sau Sinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Chữa Trị
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh - Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương
-
11 Cách Giúp Phụ Nữ Tránh Bị Trầm Cảm Sau Sinh - VietNamNet
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Thoát Khỏi Trầm Cảm
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Tránh
-
Phòng Ngừa Chứng Trầm Cảm Sau Sinh
-
Trầm Cảm Sau Sinh - Giúp Sản Phụ Thoát Khỏi Bẫy Tử Thần - MarryBaby