Điều Trị Trĩ Bằng Thắt Vòng Cao Su
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là tình trạng căng giãn của các tĩnh mạch ống hậu môn do ứ trệ tuần hoàn gây ra. Đây là căn bệnh hậu môn - trực tràng phổ biến hiện nay. Tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân có thể do áp lực vùng bụng quá mức do đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, béo phì, mang thai và táo bón kéo dài….
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: đau dai dẳng, sưng, ngứa, rát và chảy máu ở vùng hậu môn.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng hiện nay: thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, dùng thuốc, thủ thuật xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật. Trong đó kết hợp điều trị không xâm lấn và thắt vòng cao su có hiệu quả cao trong điều trị trĩ nội độ I-II chảy máu.
2. Phân loại bệnh trĩ.
* Bệnh trĩ được phân thành hai loại:
Trĩ nội: Là những khối phồng (búi trĩ) phát triển bên trong hậu môn trên đường lược. Bạn có thể không nhìn thấy hoặc cảm thấy chúng, đôi khi chúng có thể lòi ra ngoài qua hậu môn thành từng búi.
Trĩ ngoại: Là những khối phồng phát triển bên ngoài hậu môn dưới đường lược. Bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được chúng, cũng có khi ở dưới lớp da không nhìn thấy. Trĩ ngoại đôi khi bị huyết khối gây tắc mạch và vô cùng đau đớn.
* Trĩ được chia thành 4 cấp độ:
Độ 1: là tình trạng búi trĩ nhỏ bên trong hậu môn và không nhìn thấy được.
Độ 2: trĩ nằm bên trong hậu môn nhưng sa ra ngoài ống hậu môn khi đại tiện và tự co lên, có thể gây rát và chảy máu.
Độ 3: trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi ngoài không tự co, phải dùng tay đẩy vào.
Độ 4: sa ra ngoài không thể ấn vào được.
3. Điều trị bệnh trĩ
Các loại biện pháp điều trị được sử dụng để kiểm soát bệnh trĩ bao gồm:
* Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Nếu nguyên nhân chính hình thành bệnh trĩ là do táo bón, thì phương pháp điều trị đầu tiên thường là làm mềm và điều hòa phân. Các triệu chứng của bệnh trĩ thường có thể thuyên giảm khi thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống. Một chế độ ăn giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì có thể giúp làm mềm phân và tránh bị căng. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn tăng cường tiêu thụ nước và tập thể dục thường xuyên để tránh táo bón.
* Thuốc men
Bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp khắc phục ngắn hạn như một số thuốc mỡ hoặc thuốc đạn để giảm đau, giảm sưng, giảm viêm và ngứa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm áp lực máu trong búi trĩ, giảm đau để điều trị bệnh trĩ đau đớn, tăng cường sức bền thành mạch và thuốc nhuận tràng để làm mềm phân của bạn.
* Thủ thuật xâm lấn tối thiểu
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
- Tiêm xơ hóa búi trĩ.
- Kỹ thuật gây đông máu búi trĩ bằng quang đông hoặc nhiệt đông.
- Rạch một đường nhỏ và loại bỏ cục máu đông trong trĩ ngoại tắc mạch.
* Phẫu thuật
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu búi trĩ lớn và không được điều trị thành công bằng các thủ thuật khác.
4. Kỹ thuật thắt vòng cao su điều trị bệnh trĩ
Mục đích của kỹ thuật can thiệp là lồng vào cổ búi trĩ nội một vòng cao su rồi thắt lại, búi trĩ sẽ bị hoại tử chậm do thiếu máu nuôi dưỡng và rụng sau 5-7 ngày.
Chỉ định: trĩ nội độ I, II có chảy máu
Chống chỉ định: trĩ ngoại có huyết khối; trĩ hỗn hợp; viêm nhiễm vùng hậu môn; rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông; có bệnh toàn thân nặng.
Các bước thực hiện kỹ thuật
- Bệnh nhân nằm tư thế nghiêng trái, hai chân co sao cho đùi hợp với bụng và cẳng chân hợp với đùi một góc 90 độ.
- Bôi gel bôi trơn vào hậu môn.
- Thăm hậu môn, soi hậu môn xác định lại chẩn đoán và chọn các búi trĩ sẽ thắt.
- Sau đó rút máy, lắp bộ thắt vào dây soi.
- Dùng máy hút kéo búi trĩ cần thắt vào trong lòng ống hình trụ, bật lẫy cho vòng cao su ôm vào cổ búi trĩ. Có thể thắt 1-2 búi trĩ hay 3 búi trĩ trong một lần điều trị. Lưu ý:
- Nhất thiết phải thắt ở trên đường lược ít nhất 5mm, người bệnh không đau.
- Các lần thắt trĩ điều trị cách nhau ít nhất 3 tuần lễ.
- Chụp ảnh, kiểm tra lại các búi trĩ đã thắt.
- Kết quả được ghi vào biên bản hoặc giấy kết quả thủ thuật.
Theo dõi sau thủ thuật
- Bệnh nhân trong vài ngày đầu đi lại nhẹ nhàng; vệ sinh sạch sẽ; đi vệ sinh không rặn mạnh, đi xong rửa nước không chùi bằng giấy.
- Báo ngay cho bác sĩ nếu sau thắt trĩ xuất hiện các triệu chứng đau nhiều vùng hậu môn, sốt, đi ngoài ra máu.
- Bổ sung thuốc giảm đau (uống hoặc đặt hậu môn), nhuận tràng.
- Ngâm nước muối ấm pha Betadin loãng tối, 15-20 phút mỗi lần.
- Đến bệnh viện nội soi trực tràng kiểm tra lại sau 1 tháng theo hẹn của bác sỹ.
Tai biến biến chứng có thể gặp
- Đau nhiều: do vòng thắt quá thấp, cần tháo vòng và đặt lại ở vị trí cao hơn.
- Tuột vòng thắt sớm gây chảy máu.
- Chảy máu trĩ sau khi búi thắt rụng (5-7 ngày).
- Tắc mạch trĩ (đau nhiều vùng rìa hậu môn).
- Nhiễm trùng, áp xe hậu môn.
(Bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sỹ khi có các bất thường xảy ra)@
PGS. TS. Nguyễn Cảnh Bình
Khoa điều trị bệnh Ống tiêu hóa, Viện điều trị các bệnh Tiêu hóa, Bệnh viện TƯQĐ 108.
Từ khóa » Thắt Dây Cao Su Búi Trĩ
-
THẮT TRĨ NỘI BẰNG VÒNG CAO SU - Health Việt Nam
-
Thắt Búi Trĩ Bằng Vòng Cao Su: Nên Hay Không Nên ? - Thuốc Dân Tộc
-
Phương Pháp Thắt Búi Trĩ KHÔNG Gây đau đớn - COTRIPRO Gel
-
Thắt Búi Trĩ Bằng Vòng Cao Su Là Thế Nào, Có Đau Không?
-
Chữa Bệnh Trĩ Với Phương Pháp Thắt Búi Trĩ Bằng Vòng Cao Su | BvNTP
-
Có Nên Thắt Búi Trĩ Bằng Vòng Cao Su? Những Lưu ý - DRBACSI
-
Những điều Cần Biết Về Phương Pháp điều Trị Bệnh Trĩ Bằng Cách ...
-
THẮT BÚI TRĨ BẰNG VÒNG CAO SU CHO HIỆU QUẢ TỚI 80%
-
Cần Thắt Búi Trĩ Bằng Dây Thun Như Thế Nào Cho đúng?
-
Hướng Dẫn Theo Dõi Sau Thủ Thuật Thắt Trĩ
-
Có Nên Thắt Búi Trĩ Bằng Vòng Cao Su? Chi Phí Thắt Là Bao Nhiêu?
-
Thắt Búi Trĩ Là Gì ? Nguyên Nhân & Cách Chứa Tốt Nhất Hiện Nay
-
Chi Phí Thắt Búi Trĩ Bao Nhiêu Tiền ? Có Hiệu Quả Hay Không ?