Thắt Búi Trĩ Là Gì ? Nguyên Nhân & Cách Chứa Tốt Nhất Hiện Nay

Thắt búi trĩlà phương pháp giúp loại bỏ búi trĩ được nhiều người áp dụng hiện nay. Thông thường phương pháp này sẽ được áp dụng với trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2, khi thực hiện có gây chảy máu. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này có thể tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.

Thắt búi trĩ là gì, có đau không?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khá phổ biến với tỉ lệ người mắc cao. Hiện nay để chữa trị bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp: dùng thuốc, cắt trĩ bằng phương pháp PPH, cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT… thắt búi trĩ là một trong số đó.

Thắt trĩ là phương pháp nội khoa thường được chỉ định với những người bị mắc trĩ nội, thường sẽ dùng vòng cao su để thắt búi trĩ lại. Bác sĩ sẽ lồng vào chân búi trĩ vào 1 vòng cao su, các búi trĩ sẽ bị thắt nghẹt, lâu dần búi trĩ sẽ rụng đi do không có máu đi nuôi búi trĩ nữa.

Biện pháp này sẽ giúp ngăn chặn lưu thông máu để nuôi các búi trĩ, chuyển thành sẹo xơ cứng và dính vào lớp niêm mạc. Phương pháp này sẽ giúp cố định vùng hậu môn đồng thời bảo vệ lớp đệm ở hậu môn không bị tổn thương. Thường phương pháp này phù hợp với trĩ có cuống dài và những búi trĩ quanh hậu môn khó thắt, khi thắt dễ đau, chảy máu.

Ngoài ra, phương pháp này còn không áp dụng với những trường hợp trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ ngoại. Những bệnh nhân bị viêm nhiễm hậu môn, mắc rối loạn đông máu, suy giảm hệ miễn dịch, bị bệnh toàn thân ở giai đoạn cấp hoặc búi trĩ không có kích thước phù hợp để dùng kéo lòng dụng cụ thắt trĩ.

Quy trình thực hiện thắt búi trĩ đúng chuẩn

Thắt búi trĩ là một thủ thuật không quá phức tạp, tuy nhiên lại đòi hỏi có độ chính xác cao và phải được bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Để thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ chuẩn bị một số dụng cụ: máy hút, ống nội soi cứng, vòng cao su, thiết bị thắt dây thun búi trĩ.

  • Bước 1: Để thực hiện phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám hậu môn, xác định các búi trĩ cần thắt.
  • Bước 2: Bệnh nhân sẽ nằm ở tư thế nghiêng và gối ngực, hoặc nằm ngửa, nghiên bên phải hay trái theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.
  • Bước 3: Tiến hành vệ sinh vùng ống hậu thằng thuốc bôi khử khuẩn Betadine. Trong trường hợp có phân còn sót lại thì cần đặt 1 miếng gạc đẩy về trực tràng và lấy ra sau khi phẫu thuật xong
  • Bước 4: Đặt ống soi hậu môn và dụng cụ thắt trĩ vào, dùng kìm hoặc là máy hút để kéo búi trĩ vào ống hình trục, bật lẫy cho vòng cao su ôm vào gốc búi trĩ
  • Bước 5: Kiểm tra các búi trĩ, thắt vòng và dặn dò bệnh nhân. Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, khi đứng dậy nhẹ nhàng, chậm rãi.

Lưu ý khi thực hiện thắt trĩ bằng dây cao su:

  • Khi thực hiện có thể thắt từ 1 đến 3 búi trĩ 1 lần
  • Vị trí thắt là trên đường lược ít nhất là 5mm
  • Trước khi tiến hành điều trị, trước 3 đến 5 ngày người bệnh cần ngưng thuốc kháng đông, thuốc kháng kết tập tiểu cầu, NSAIDs.
  • Người bệnh cần tháo sạch hoặc bơm hậu môn bằng 1 tube Fleet Enema 133ml sau đó đi cầu sạch trước khi lên bàn làm thủ thuật.

Người bệnh không nên tự ý cắt trĩ tại nhà, nếu bệnh trĩ có nguy cơ biến chứng. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giảm đau nếu sau thắt trĩ đau quá. Tốt nhất bạn nên tái khám theo đúng chỉ định để được hướng dẫn.

==> Xem Thêm : [ Bật Mí ] Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại : hiệu quả - không gây đau đớn

Ưu, nhược điểm khi thực hiện thắt búi trĩ

Khi thực hiện thắt búi trĩ cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Người bệnh nên nắm rõ những ưu và nhược điểm này để xem xét có phù hợp với tình trạng bệnh của mình hay không.

Ưu điểm:

  • Khi thực hiện phương pháp thắt trĩ sẽ có những ưu điểm như sau:
  • Phương pháp này khi thực hiện có khoảng 80% người bệnh cải thiện tình trạng của mình
  • Chi phí thắt búi trĩ không quá cao, ít tốn kém, hiệu quả tương xứng.
  • Đây là phương pháp phù hợp nhất với trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2 kích thước búi trĩ không quá to
  • Sau khi thực hiện tình trạng bệnh cải thiện, ít có nguy cơ bị tái phát trở lại
  • Các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây nên được cải thiện đáng kể
  • Khi thực hiện sẽ cải thiện dài hơn so với việc áp dụng phương pháp quang đông hồng ngoại hoặc chích xơ búi trĩ.

Những ưu điểm này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người cũng như quá trình chăm sóc sau khi thực hiện.

Nhược điểm:

Ngoài những ưu điểm nêu trên, phương pháp thắt trĩ cũng tồn tại những nhược điểm riêng, các nhược điểm của phương pháp này có thể kể đến như:

  • Đây là phương pháp không gây tê, không gây mê nên bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn. Ngoài ra bác sĩ thắt quá sát cũng gây đau ống hậu môn.
  • Thủ thuật này phù hợp với những trường hợp bị trĩ nhẹ, các búi trĩ có kích thước nhỏ đến trung bình. Nếu bị trĩ nặng, kích thước to thì khó thành công.
  • Vòng cao su có thể bị tụt ra bất cứ lúc nào nên người bệnh không được chữa hoàn toàn và phải thắt lại nhiều lần
  • Người bệnh có thể bị bí tiểu hoặc chảy máu hậu môn
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng vùng chậu, hậu môn nặng hơn là nhiễm trùng huyết.
  • Có khoảng 5% bệnh nhân khi thực hiện phương pháp này xuất hiện cục máu đông và phải cắt bỏ
  • Một số ít các bệnh nhân bị nứt hậu môn do nứt búi trĩ gây nên
  • Người bệnh có thể bị nhiễm trùng lan rộng trong ống hậu môn.

Không phải trường hợp nào cũng gặp phải những biến chứng này. Nếu người bệnh chăm sóc và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ vẫn có thể đạt hiệu quả tốt trong điều trị.

==> Xem Thêm : [ Tổng hợp ] Top 3 cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả nhất hiện nay

Cách chăm sóc người bệnh sau thắt búi trĩ

Chăm sóc sau khi thắt búi trĩ là việc làm quan trọng để hạn chế, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, chăm sóc tốt còn giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

  • Thắt búi trĩ xong nên đứng dậy nhẹ nhàng, từ từ
  • Sau khi thực hiện thắt búi trĩ người bệnh cần tránh vận động mạnh, không hoạt động nặng khoảng 1 tuần.
  • Trong khoảng 1 đến 2 ngày đầu tiên nếu cảm thấy đau hoặc buồn rặn hãy ngâm hậu môn trong nước ấm.
  • Nếu sau khi thắt trĩ xong mà gặp tình trạng đau nhức bạn có thể dùng thuốc giảm đau
  • Sau thắt trĩ 1 tuần bạn nên ăn những đồ ăn lỏng như cháo, soup, uống nhiều nước để đi đại tiện dễ dàng, tránh phải rặn nhiều.
  • Khi tình trạng bệnh đã hồi phục tốt hơn bạn nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông tốt hơn.
  • Nên tái khám đúng hẹn, trong quá trình chăm sóc nếu thấy triệu chứng bất thường hãy báo ngay với các bác sĩ
  • Không nên ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng chất kích thích sau khi thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
  • Thăm khám theo đúng chỉ định, lịch hẹn của bác sĩ.

Thắt búi trĩ không phải là phương pháp chữa bệnh trĩ duy nhất hiện nay. Hơn nữa lại chỉ áp dụng hiệu quả với trĩ nội giai đoạn nhẹ. Do đó trước khi thực hiện phương pháp này bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.

Từ khóa » Thắt Dây Cao Su Búi Trĩ