Điều Trị Và Chăm Sóc Bệnh Nhân Mổ Lấy Thai Lần đầu
Có thể bạn quan tâm
1. Khi nào cần mổ lấy thai? 1.1. Có bất tương xứng đầu chậu – Thai to, khung chậu bình thường. – Thai bình thường, khung chậu giới hạn hay hẹp.
1.2. Do thai – Ngôi thai bất thường: ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt, ngôi thóp trước, ngôi mông, ngôi phức tạp. – Thai suy trường diễn: thai quá ngày, thiếu ối, bánh nhau vôi hóa sớm, giảm tưới máu tử cung – nhau. – Thai suy cấp trong chuyển dạ. – Con quý.
1.3. Do phần phụ của thai – Nhau bong non. – Nhau tiền đạo. – Vỡ ối: ối vỡ non giục sanh thất bại hoặc nhiễm trùng ối, thiếu ối và non- stress test không đáp ứng hoặc stress test (+). – Sa dây rốn.
1.4. Do bệnh lý mẹ – Sản giật hay tiền sản giật nặng không đáp ứng điều trị nội khoa. – Tiểu đường không được phát hiện từ đầu thai kỳ và kiểm soát không tốt đường huyết. – Bệnh lý tim mạch: suy tim, đe dọa phù phổi cấp,… – Basedow: không điều trị hoặc điều trị không đúng mức, đe dọa cơn bão giáp. – Hen phế quản nặng. – Các bệnh truyền nhiễm: HIV, herpes simplex, sùi mào gà âm đạo,… – Khối u tiền đạo: u xơ tử cung nằm ở đoạn eo tử cung, u nang buồng trứng nằm ở mặt trước đoạn dưới tử cung.
1.5. Do phần mềm – Cổ tử cung xơ cứng không dãn nở do đốt điện hay áp lạnh, khoét chóp. – Âm đạo có vách ngăn sâu và cứng không thể cắt được. – Có khối u âm đạo to, dễ chảy máu.
1.6. Rối loạn cơn go không điều chỉnh bằng thuốc được
2. Thời điểm mổ lấy thai thích hợp? – Khi sản phụ đã vào chuyển dạ, lúc này đoạn dưới tử cung đã được thành lập và khả năng go hồi tử cung tốt. – Trường hợp mổ lấy thai cấp cứu cần phải thực hiện càng nhanh càng tốt nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.
3. Ưu nhược điểm của gây tê tủy sống đối với mổ lấy thai? 3.1. Ưu điểm – Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện. – Thời gian chờ mổ ngắn. – Giảm đau tốt trong vòng 4h đầu sau mổ. – Mẹ nhanh hồi phục. – Mẹ tỉnh táo giúp việc tiến hành da kề da thuận lợi. – Con khỏe, không bị ảnh hưởng bởi thuốc gây tê.
3.2. Nhược điểm – Thay đổi huyết động đột ngột sau tê tủy sống, gây ra hạ huyết áp, mạch chậm. – Đau đầu sau gây tê, trường hợp nặng có thể kéo dài đến 1 tuần.
4. Ưu nhược điểm của gây tê ngoài màng cứng đối với mổ lấy thai? 4.1. Ưu điểm – Ít thay đổi huyết động. – Giảm đau tốt sau mổ trong vòng 48h bằng việc truyền thuốc liên tục qua catheter ngoài màng cứng giúp mẹ nhanh hồi phục. – Mẹ nhanh tỉnh táo, thực hiện da kề da dễ dàng. – Con không bị ảnh hưởng thuốc gây tê.
4.2. Nhược điểm – Thời gian chờ mổ kéo dài từ 10-15 phút. – Kỹ thuật gây tê phức tạp hơn, phải lưu catheter trong thời gian cần giảm đau.
5. Ưu nhược điểm của gây mê toàn thân đối với mổ lấy thai? 5.1. Ưu điểm – Ít thay đổi huyết động, có thể kéo dài vô cảm nếu cuộc mổ phức tạp. – Lấy thai nhanh trong trường hợp khẩn cấp.
5.2. Nhược điểm – Nguy cơ trào ngược có thể xảy ra, có thể sẽ dẫn đến viêm phổi và các tổn thương khác. – Phải đặt nội khí quản cho sản phụ. – Ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh do ngấm thuốc mê. – Không thể tiến hành da kề da. – Sản phụ thường đau ngay khi tỉnh, có cảm giác không tỉnh táo sau gây mê.
6. Nếu không mổ lấy thai kịp thời có biến chứng gì? – Vỡ tử cung. – Thai suy. – Ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con.
7. Phương pháp thực hiện mổ lấy thai lần đầu? – Đường rạch ngang đoạn dưới tử cung: 90% trường hợp mổ sẽ áp dụng phương pháp này. – Đường rạch dọc tử cung: + Chỉ định tuyệt đối trong trường hợp mẹ có ung thư cổ tử cung xâm lấn. + Các chỉ định khác: ngôi ngang, nhau tiền đạo ở đoạn dưới mặt trước tử cung, vết mổ cũ quá dính.
8. Các tai biến có thể gặp trong lúc mổ lấy thai là gì? – Rách tử cung phức tạp. – Tổn thương bàng quang, niệu quản, ruột,… – Các tai biến do gây mê. – Chảy máu do phạm phải động mạch tử cung, do đờ tử cung. – Mất máu nhiều do đờ tử cung, nếu không đáp ứng với thuốc và khâu cầm máu có thể cắt tử cung vì an toàn của sản phụ. – Chấn thương con.
9. Những biến chứng có thể xảy ra sau mổ lấy thai? – Nhiễm trùng. – Chảy máu vết mổ. – Hở vết mổ, thoát vị thành bụng. – Dính ruột. – Bí tiểu. – Lạc nội mạc tử cung. – Các tai biến do gây mê – hồi sức. – Ở lần mang thai sau có thể xảy ra: thai làm tổ ở vết mổ cũ, nhau cài răng lược, vỡ tử cung. – Tử vong cho mẹ.
10. Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện mổ lấy thai? – Nhịn ăn trước mổ 8h, nhịn uống nước lọc trước mổ 2 giờ đối với mổ lấy thai chủ động. – Nhập viện trước mổ ít nhất 3 – 4 giờ, hoặc theo giờ hẹn của bác sỹ, hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ/ bất thường: thai máy yếu, đau bụng từng cơn, ra nước ối, ra máu âm đạo. – Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh, đồ cá nhân của người mẹ. – Tắm rửa toàn thân bằng xà phòng trước mổ nhiều nhất 1h. – Nằm nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần thoải mái.
11. Những điều cần biết trong khi thực hiện mổ lấy thai? – Nằm thư giãn, giữ tinh thần thoải mái. – Thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế (NVYT). – Nếu gặp 1 trong những vấn đề sau phải báo ngay cho NVYT: Ngứa, nổi mẫn đỏ, khó thở, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt,…
12. Những điều cần biết sau khi mổ lấy thai? 12.1. Tư vấn chăm sóc mẹ
– Mẹ không được ăn kể cả uống sữa trong 6h đầu sau mổ. – Mẹ có thể uống một lượng nước nhỏ khi chưa có trung tiện. – Sau khi trung tiện mẹ có thể ăn cháo lỏng có thịt, rồi đến cháu đặc và cơm. – Uống nước 2 – 3 lít/ ngày (kể cả canh, sữa, nước ép,…) bắt đầu từ ngày thứ 2 sau mổ. – Vận động sớm, co duỗi chân, trở người, nghiêng người qua phải – trái, có thể ngồi dậy, cử động sớm sẽ tốt cho mẹ, tránh được tình trạng dính vết mổ: + Mẹ được gây tê tủy sống sẽ bắt đầu tập đi lại sau 24h sau mổ. + Mẹ được gây mê có thể tập đi lại sau khi rút sonde tiểu. – Sản phụ xoa đáy tử cung trong 12h đầu sau mổ theo hướng dẫn của NVYT. – Sản phụ nên cho bé bú mẹ sớm sau mổ (sữa non rất tốt cho bé trong những ngày đầu), lau vú trước và sau khi cho bú bằng nước và khăn sạch. – NVYT sẽ thay băng vết mổ lần đầu sau 48h hay khi có chỉ định của bác sỹ hoặc vết mổ dịch thấm băng nhiều. – Người mẹ có thể đánh răng (bàn chải mềm), súc miệng, xông hơi, hoặc tắm bằng nước ấm. – Thường xuyên massage 2 vú để tránh tắc tuyến sữa. – Những trường hợp cần báo ngay cho NVYT: + Vết mổ đau nhiều. + Sau mổ ngày thứ 3, mức độ đau không giảm hoặc chỉ giảm ở mức độ ít. + Máu âm đạo màu đỏ tươi, máu âm đạo ra nhiều hoặc máu âm đạo ra từng mảng to, máu âm đạo có mùi hôi,… + Đang đặt sonde tiểu nhưng vẫn có cảm giác mắc tiểu. + Nổi mẫn đỏ, ngứa, khó thở, buồn nôn, nôn.
12.2. Tư vấn chăm sóc cho bé
– Sau sinh 90 phút, bé sẽ được tiêm thuốc vitamin K1, để chống xuất huyết não. – Trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú, cần phải bổ sung thêm sữa công thức thì phải dùng cốc và thìa để nhỏ sữa cho bé theo hướng dẫn của NVYT. – Trường hợp mẹ có chỉ định không cho con bú thì bú sữa công thức từ 7- 10ml sữa/1 lần, sau đó tăng dần 15-20ml, thời gian bú cách nhau 2h. Những ngày sau có thể cho bé bú theo nhu cầu. – Sau khi cho bé bú, cần nâng cao đầu bé và áp ngực bé vào ngực mẹ để bé ợ hơi tránh trào ngược. – Sau sinh trong vòng 24h bé sẽ được tiêm vaccin viêm gan B. Nếu mẹ có HbsAg (+) nên tiêm huyết thanh sớm cho trẻ trong vòng 24h. – Trong quá trình nằm viện có gì bất thường, hay cần sự hỗ trợ của NVYT, hãy bấm chuông đầu giường gọi ngay.
13. Những điều cần biết sau khi ra viện? – Mẹ có thể đăng ký dịch vụ ngoại viện: tắm bé, vệ sinh rốn và theo dõi tình trạng của rốn, vàng da, viêm da… hằng ngày cho bé. Thay băng vết mổ và theo dõi tình trạng vết mổ hằng ngày cho mẹ. – Uống thuốc theo đơn của bác sỹ. – Duy trì chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động như trên đã nêu. – Lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp: bú vô kinh, bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày chỉ có progestin, thuốc tránh thai khẩn cấp,… – Nên mang thai lại sau ít nhất 18-24 tháng. – Tái khám sau 06 tuần hoặc tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường: + Mệt mỏi, chóng mặt nhiều. + Sốt cao. + Đau bụng nhiều. + Ra máu âm đạo bất thường. + Vết mổ nề đỏ, chảy dịch mủ, liền sẹo không tốt.
Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại FAMILY có trình độ chuyên môn cao, tận tâm giàu kinh nghiệm. Thường xuyên cập nhật và ứng dụng các kỹ thuật y tế tiến tiến nhất cùng với sự hỗ trợ của hệ thống phòng bệnh tiện nghi và chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho mẹ và bé sẽ tạo nên sự thoải mái, thư giãn tối đa sau sinh để mẹ có thể nhanh chóng hồi phục, tận hưởng trọn vẹn những phút giây hạnh phúc bên con yêu. Tại Khoa Phụ Sản Family Hành trình của Bố, Mẹ và Em bé sẽ là hành trình tuyệt vời nhất!
Từ khóa » Hậu Sản Mổ Lấy Thai
-
Mổ Lấy Thai: Các Biến Chứng Có Thể Gặp Trên Mẹ Và Con | Vinmec
-
Sốt Sau Mổ Lấy Thai: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Chăm Sóc Sản Phụ Sau Sanh Mổ Lấy Thai
-
Sinh Mổ (đẻ Mổ) Là Gì? Cần Biết Gì Về Quá Trình Mổ Lấy Thai?
-
Bệnh Hậu Sản Là Gì? 5 Vấn đề Thường Gặp ở Phụ Nữ Sau Sinh
-
[PDF] BỆNH ÁN HẬU SẢN BỆNH ÁN HẬU PHẪU MỔ LẤY THAI - Ctump
-
BÀI: CHĂM SÓC HẬU SẢN-HẬU PHẪU
-
Mổ Lấy Thai Theo Chương Trình - Bệnh Viện FV
-
Những điều Sản Phụ Sau Sanh Sau Mổ Cần Biết - Bệnh Viện Từ Dũ
-
CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH MỔ - Bệnh Viện đa Khoa Hóc Môn
-
Bệnh Hậu Sản: Nhận Biết, Cách điều Trị Và Ngăn Ngừa Hiệu Quả
-
Mổ Lấy Thai Và Những Nguy Cơ Tai Biến - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mổ Lấy Thai “mẹ Tròn Con Vuông” Cho Sản Phụ Mang Song Thai, Thiếu ...
-
Bài Giảng Vấn đề Thường Gặp ở Sản Phụ Những Ngày đầu Hậu Sản