Điều ước Quốc Tế Là Gì?? Quy định Chung Về điều ước Quốc Tế?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Điều ước quốc tế là gì? 
  • 2 2. Đặc điểm của điều ước quốc tế:
  • 3 3. Vai trò của điều ước quốc tế:
  • 4 4. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế:

1. Điều ước quốc tế là gì? 

Trong xu thế phát triển và hội nhập chung của toàn thế giới, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, khoảng cách địa lí không còn là vấn đề, mối quan hệ giữa các quốc gia cũng vì vậy mà ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa . Nó đặt ra một nhu cầu cần phải thể chế hóa và quy định thống nhất các nguyên tắc để giải quyết có hiệu quả những vấn đề trong quan hệ hợp tác của các quốc gia. Vì thế nên các điều ước quốc tế đã ra đời, và đáp ứng nhu cầu đó. Điều ước quốc tế là một  bộ phận của hệ thống pháp luật quốc tế, nó điều chỉnh các quan hệ lĩnh vực hợp tác của các quốc gia trong đời sống quốc tế.

Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản, được kí kết giữa các chủ thể luật quốc tế, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó theo qui định luật quốc tế bao gồm một hay nhiều văn bản có quan hệ với nhau và không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản.

Như vậy, Theo quy định thì một điều ước quốc tế có thể được đặt tên là Công ước hay có thể là Hiệp ước, Hiệp định, Hiến chương, Quy chế, Tuyên bố… Tên gọi của điều ước đó còn tùy theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia vào Điều ước quốc tế mà không ảnh hưởng tới bản chất của văn bản được ký kết – sự ràng buộc tự nguyện đối với các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các quốc gia với nhau và sự chấp nhận ràng buộc đó cũng có thể được thể hiện ở những hành động khác nhau như “ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập, hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận như vậy

Bản chất của điều ước quốc tế đó là các nước với sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp lí quốc tế giữa các nước với nhau, điều ước quốc tế được xem như là hình thức pháp lí cơ bản chứa đựng quy phạm Luật quốc tế để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Điều ước quốc tế là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể, giữa gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia. Theo đó, điều ước quốc tế góp phần để đảm bảo pháp lí quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế. Ngoài ra điều ước quốc tế cũng là công cụ quan trọng để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại và bên cạnh đó cũng để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thực thi.

Như chúng ta đã phân tích ở trên thì điều ước Quốc tế, được hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia với nhau dựa trên các nguyên tắc và chủ thể khác của Luật Quốc tế quy định về vấn đề này. Nội dung của điều ước quốc tế nó chứa đựng các quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau. Khi các quốc gia tiến hành kí kết cũng như gia nhập điều Ước Quốc tế, thì sẽ bị ràng buộc bởi các quy định của điều ước đó và các nước phải thực hiện theo. Thể hiện ở chỗ đó là các bên phải  thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý đã được ghi nhận trong điều ước. Điều ước quốc tế phải được các thành viên kết ước thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí và đi đến việc kí kết với nhau. Các thành viên của điều ước không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký và luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế.

2. Đặc điểm của điều ước quốc tế:

Về cơ bản điều ước quốc tế có đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, Đối với chủ thể: trong điều ước quốc tế Chủ thể ở đây bao gồm là quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế nào đó và những chủ thể khác Luật quốc tế.

Thứ hai,  Đối với hình thức:

+ Điều ước quốc tế hiện tại chỉ tồn tại ở hình thức văn bản ghi nhận trên giấy tờ, tài liệu

+ Về tên gọi của điều ước quốc tế đa dạng như: hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước,.. Tuy nhiên tên gọi này sẽ phụ thuộc từ sự thỏa thuận giữa các bên.

+ Cấu trúc của một điều ước quốc tế đều giống nhau, cụ thể bao gồm: Phần lời nói đầu, nội dung cơ bản, phần cuối cùng và phần phụ lục.

+ Ngôn ngữ: Thực tế thì điều ước quốc tế sẽ được soạn thảo dùng ngôn ngữ của cả hai bên hoặc do thỏa thuận (nếu có).

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu là điều ước quốc tế  đa phương phổ cập thì văn bản sẽ được soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức trong Liên hợp quốc ví dụ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp,…

Thứ ba, Đối với nội dung: ghi nhận những nguyên tắc hoặc quy phạm pháp luật về quyền – nghĩa vụ các bên tham gia ký kết. Theo đó, những nguyên tắc hoặc các quy phạm này có sự ràng buộc lẫn nhau, nhưng được xây dựng do các bên thỏa thuận và hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng

Thứ tư, Về phân loại: Hiện tại điều ước quốc tế có thể được phân loại thành các loại tùy thuộc vào căn cứ cơ sở khác nhau, cụ thể như sau:

+ Phân loại dựa vào số lượng chủ thể tham gia để ký kết, bao gồm: Điều ước quốc tế song phương và Điều ước quốc tế song phương

+ Phân loại dựa vào chủ thể điển hình là: Quốc gia – quốc gia,  Quốc gia – tổ chức quốc tế, Tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, Tổ chức quốc tế – chủ thể đặc biệt

+ Phân loại dựa vào phạm vi áp dụng: Điều ước khu vực, Điều ước phổ cập và Điều ước song phương

+ Dựa vào lĩnh vực tham gia điều chỉnh điển hình ví dụ là: Điều ước về kinh tế và Điều ước quốc tế về chính trị

– Thứ năm về Thẩm quyền ký trong điều ước quốc tế:

+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

+ Nguyên thủ quốc gia

+ Đại diện của quốc gia trong tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế

+ Người đứng đầu chính phủ, Ngoài ra còn có đại diện được ủy quyền.

3. Vai trò của điều ước quốc tế:

– Điều ước quốc tế có vai trò đó là được áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế trong thực tế thì điều ước quốc tế chỉ cần thỏa thuận sau đó được ký kết từ các chủ thể tham gia là được hình thành và được áp dụng nhanh và có thể từ đó kịp thời áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ trong quốc tế. Do đó, hiện nay hệ thống pháp luật hành văn được sử dụng phổ biến, chi tiết, rõ ràng nên được áp dụng trực tiếp.

– Ngoài ra thì điều ước quốc tế còn có vai trò đó là căn cứ theo quy định thì cần phải soạn thảo để có những nội dung và hình thức phù hợp với pháp luật của quốc tế. Theo đó, trước khi ký kết điều ước thì hầu hết điều ước này phù hợp với hiến pháp của quốc gia, nếu trái với quy định quốc gia thì có thể sửa đổi hiến pháp quốc gia cho khớp với quy định trong điều ước.

Theo đó, sau khi ký kết điều ước quốc tế thì thực tiễn có thể áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà không cần phải nghị định hướng dẫn nào khác.

4. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế:

Tại Điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế Luật điều ước quốc tế 2016 quy định: 

1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không ca n thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.

3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó có thể thấy việc thực hiện điều ước pháp luật đã quy định rõ các nguyên tắc thực hiện và kí kết điều ước quốc tế theo quy định, Việc ký kết điều ước quốc tế phải đảm  bảo các điều kiện về việc ký kết, trong quá trình hoàn thiện pháp luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ở Việt Nam, cần quy định rõ tiêu chí xác định loại điều ước quốc tế nào được áp dụng trực tiếp, loại nào buộc phải tiến hành chuyển hóa. Quy định cụ thể này nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Điều ước Quốc tế 2016

Từ khóa » Ví Dụ Về Thực Hiện điều ước Quốc Tế