Đỉnh Cao Của Sự Thông Minh - Là Phải Biết Giả Ngu Trong Một Vài Tình ...

“Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho kẻ dại nửa mừng nửa lo” đó là câu ca dao có từ thời ông cha ta để dăn dậy người đời về các ăn nói, ứng xử của người khôn khéo, trong thực tế xã hội hiện đại, có rất nhiều người thông minh họ luôn biết tỏ ra ngu ngốc trong một số trường hợp để đạt được các mục đích của mình. Hãy cùng xem các câu chuyện dưới đây!

Người khôn thì thường hay giả ngu
Người khôn thì thường hay giả ngu

Mục Lục

  • 1 Câu chuyện thứ nhất: Giá trị 2 đồng tiền
  • 2 Câu chuyện thứ 2: Mắt nhắm mắt mở.
  • 3 Câu chuyện thứ 3: Đồng âm khác nghĩa
  • 4 Câu chuyện thứ 4: Giả điếc
  • 5 Câu chuyện thứ 5: Chuyển chủ đề

Câu chuyện thứ nhất: Giá trị 2 đồng tiền

Có một cậu bé người Mỹ tên Wilson, thoạt nhìn rất khờ khạo, do đó rất nhiều người trong thị trấn thích đùa với cậu, giống như là nhân vật tấu hài mua vui cho mcả thị trấn. Một ngày nọ, bạn cùng lớp của Wilson cầm trên tay một đồng 1 đô la và một đồng 5 cent, rồi hỏi Wilson là chọn đồng tiền nào. Cậu bé Wilson lúc đó đã không cần suy nghĩ mà trả lời ngay: “Tớ chọn đồng 5 cent”. Bạn học cười khoái trí nói: “Ha ha, cậu ấy không chọn 1 đô la mà lại chọn đồng 5 cent”. Sau đó tất cả học sinh trong trường đã truyền  tai nhau câu chuyện cười này.

Rất nhiều bạn học đã không tin, tại sao Wilson lại ngốc đến vậy, họ đã đem tiền đến trước mặt Wilson để kiểm nghiệm, nhưng lần nào cũng nhận được cùng một kết quả.

Mỗi lần Wilson đều nói: “Tớ muốn 5 cent”. Tất cả học sinh của trường đều dùng cách này để kiểm tra và sau đó mỗi người rời đi với nụ cười châm biếm..

Cuối cùng, câu chuyện đã đến tai của thầy giáo. Ở trước mặt Wilson, thầy giáo hỏi:

“Chẳng lẽ trò không phân biệt được giá trị lớn nhỏ của đồng 1 đô la và 5 cent sao?”

Trò Wilson đáp: “Đương nhiên là trò biết rõ ạ. Nếu như trò chọn đồng 1 đô la thì sẽ không có ai mang tiền đến để thử nữa, như vậy trò cũng không thể có nhiều đồng 5 cent như thế này.”

Người thầy nghe xong như bừng ngộ ra một đạo lý lớn. Wilson không đặt sự thông minh vào món lợi nhỏ mà suy nghĩ về cái ngốc của người thông minh. Nhiều năm sau, ông trở thành tổng thống thứ 28 của nước Mỹ.

Giá trị 2 đồng tiền
Giá trị 2 đồng tiền

Rất nhiều người thông minh, họ phán đoán suy nghĩ của người khác một cách nhanh chóng và không bao giờ bị mắc lừa. Họ tính toán chi li, so đo từng chút để làm sao không thua thiệt, không bị người lừa gạt. Nhưng họ lại quên câu: “Thông minh quá sẽ bị thông minh hại.” bởi vì quá thông minh nên người này thường bị người khác phòng bị. Kỳ thực, thông minh cũng không phải là xấu. Tuy nhiên, đôi khi trong cuộc sống lại cần chúng ta ngốc một chút mới tốt, hơn thế, làm được người thông minh giả ngốc quả không dễ dàng.

Cho nên, người xưa cho rằng người thông minh nhưng giả ngốc mới là đạo xử thế của nhà thông thái. Giả thiếu hiểu biết khiến mọi việc được tiến triển thuận lợi hơn. Biểu hiện của ngốc nghếch ở người thông minh chính là một loại trạng thái bình tĩnh, không hiểu cái đạo lý của người đại ngốc thì khó thành tựu đại sự.

Tiếc rằng thời thời nay, kẻ ngốc nhưng cố tỏ ra thông minh lại quá nhiều.

Câu chuyện thứ 2: Mắt nhắm mắt mở.

Trong giao tiếp nếu chỉ dựa vào ngôn từ thì khó thuyết phục đối phương. Dùng tình cảm khiến cho đối phương phải suy nghĩ, thể nghiệm sâu sắc có khi lại hiệu quả lớn hơn là ngôn từ.

Có một nhà nông học người Pháp ăn khoai tây ở Đức thấy rất ngon và bổ dưỡng, rất muốn phát triển trồng khoai tây ở Pháp, nhưng ông càng tuyên truyền thì người ta càng không tin tưởng. Các bác sĩ Pháp thời bấy giờ cho rằng khoai tây co hại sức khỏe. Có nhà nông học lại quả quyết trồng khoai tây đất sẽ chóng bạc màu. Các nhà tôn giáo thì nói khoai tây là quả táo qủy.

Sau một thời gian suy nghĩ, nhà nông học muốn phát triển trồng khoai tây này bèn nghĩ ra một kế mới. Được nhà vua cho phép, ông trồng khoai tây trên mảnh đất sản lượng thấp do đội vệ binh mặc sắc phục đứng canh gác và dán thông báo không ai được đến gần, không ai được đào trộm khoai tây. Nhưng các vệ binh này chỉ canh gác ban ngày, đến tối thì rút về.

Mọi người nghe tin háo hức vì “trái cấm” nên ban đêm lén đến nhổ khoai tây đem về trồng trong vườn nhà. Nhờ vậy chẳng bao lâu, khoai tây được trồng khắp nước Pháp, đem lại lợi ích lớn cho nhân dân Pháp.

Nói thẳng khoai tây tốt thì không ai tin nhưng hoàng gia trồng khoai tây có vệ binh canh giữ tạo ra một tình cảnh là sản phẩm quí giá. Do vậy kích động đòng ham muốn, tự mình trồng, tự mình thể nghiệm thì quả là có lợi không có hại nên tiếp thu hoàn toàn loại nông sản phẩm này.

Điểm nổi bật của tình cảnh giao tế là lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của con người, mắt nhắm mắt mở vừa cấm vừa để cho người ta đào trộm khoai tây, trực tiếp tiếp xúc với khoai tây từ mình thể nghiệm. Vì vậy mới có hiệu qua cao.

Câu chuyện thứ 3: Đồng âm khác nghĩa

Thời Tống Cao Tông có một lần đầu bếp cung đình nấu một món bánh nhưng không chín dâng lên nhà vua, hoàng đế nổi giận bắt giam đầu bếp.

ít lâu sau trong một tiết mục văn nghệ có hai diễn viên đóng vai học trò, đối đáp qua lại người này hỏi người kia sinh giờ nào.

Một người nói “Giáp Tý sinh” (sinh giờ Giáp Tý), người kia nói “Bính Tý sinh” ( sinh giờ Bính Tý).

Một diễn viên ở đoàn khác bèn đến tâu với hoàng đế rằng: “Hai diễn viên này đắc tội phải vào tù”. Hoàng đế không hiểu bèn hỏi vì sao. Người này bèn tâu rằng:

“Giáp Tý và Bính Tý đều sống cả, không phải cùng tội với vị đầu bếp nấu bánh sống hay sao?”

Hoàng đế nghe xong bật cười biết rằng, bọn họ cố ý diễn như thế bèn tha tội cho ông đầu bếp làm bánh sống.

Cái diệu dụng câu hoàng đế lúc bắt tội người đầu bếp vì bỉnh tử sinh (bánh sống) diễn ra thành kết luận hễ “sinh” thì bỏ tù. Giáp Tí sinh, Bính Tí sinh cũng phải bỏ tù. Thế là cực kỳ hoang đường khiến cho ai cũng tức cười

Diễn viên nọ đã suy lý bằng những lời lẽ uyên thâm hàm súc hài hước, ẩn giấu ý phê phán hành động vô lý của hoàng đế.

(Đê hiểu câu chuyện này cần phải giải thích đôi điều. Bánh sông tiếng Trung Quốc là “bỉnh tử sinh”, Sinh có nghĩa là sống, tức không chín, lại có nghĩa là sinh đẻ. Bỉnh tử thì chừ bỉnh là bánh, đồng âm với chữ Bính chỉ giờ bính tý. Bỉnh và bính việt hoàn toàn khác nhau, âm Hán Việt khác dấu: Bỉnh và Bính; âm Trung Quốc giống nhau. Chữ Tư có hai âm đọc, Tư là con, là cái như Bỉnh tử là cái bánh. Tý là giờ Tý nửa đêm. Cho nên khi hỏi giờ sinh đáp là Bính Tý sinh tức sinh giờ Tý, song do đồng âm nên lại có thể hiểu là cái bánh sống tức bánh chưa chín.).

Câu chuyện thứ 4: Giả điếc

Có một giáo viên thực tập đang lên lớp, viết mấy chữ lên bảng đen. Bỗng một học sinh kêu lên:

“Chữ thầy đẹp hơn chữ thầy Lý”.

Cả lớp hốt hoảng, Thầy Lý chủ nhiệm lớp đang ngồi hàng sau cùng của lớp học. Tình thế thật khó xử. Đối với thầy giáo thực tập sinh mà nói, vừa mới thực tập lên lớp lần đầu tiên mà gặp phải tình thế cam go này thật là đau đầu, về sau làm sao hoàn thành được thực tập?

không nghe không thấy không nói không nhìn
không nghe không thấy không nói không nhìn

Xin lỗi ư? Không được. Thực tập sinh này bỗng nảy y giả vờ không nghe thấy cứ tiếp tục viết lên bảng và quay xuống nói rằng: “Không im lặng học bài, ai vừa làm ồn trong lớp đó”.

Nghe câu nói này, thầy Lý bèn không còn khó chịu nữa. Thủ thuật giả vờ không nghe thấy nhắc nhở học sinh không làm ồn đã cứu vãn được tình thế khó chịu do học sinh lỡ lời gây ra.

Câu chuyện thứ 5: Chuyển chủ đề

Xử lý ngăn chặn đả kích của người khác. Bạn bè thường ngày rất hữu hảo nhưng cũng có lúc đùa quá trớn làm mất lòng nhau. Trong tình huống đó tốt nhất là giả vờ không biết.

Viên Binh béo ục ịch. Hai đồng học Triệu Cường, Vương Minh cảm cảnh sinh tình gọi cậu ta là “quả bí đỏ” và rao bán bí đỏ mua bí đỏ” để trêu đùa cậu Viên Binh.

Viên Binh rất giận, muốn ngăn chặn các bạn không được chế giễu mình song chưa biết làm thế nao. Cuối cùng nghĩ ra một mẹo,

Viên Binh từ từ lại gần hai bạn, hỏi một cách nhẹ nhàng: “Triệu Cường, nghe nói cậu cao lm80 không đúng chăng?” Rồi lại hỏi Vương Minh: “Cậu ăn sáng chưa?”

Đang cười chế giễu Viên Binh lại nghe hỏi như vậy, cả hai cậu đều không hiểu ý nghĩa như thế nào, câm miệng trố mắt nhìn Viên Binh trông rất ngớ ngẩn. Cả lớp học cười ồ. Viên Binh đã sử dụng chiêu giả vờ không nghe mà ngăn chặn được trận đùa quá đáng của hai bạn.

Nói tóm lại giả ngu, giả điếc, giả say, giả không biết đều thuộc phạm vi kế giả ngu. Ngu mà không ngu không phải ai cũng làm được.

Thành ngữ cổ có câu: “Đại trí nhược ngu, đại dũng nhược khiếp” ( tức là: Kẻ tài trí giả như ngu dốt, kẻ dũng mãnh giả như khiếp sợ) đó mới là đỉnh cao của trí tuệ.

Đại trí nhược ngu
Đại trí nhược ngu

Vậy nên nếu ra đường bạn gặp một số người ngờ ngệch, có vể ngu dốt thì cũng đừng lấy thế mà cười, biết đâu đó lại là các siêu nhân tài đấy nhé! Và hãy nhớ: Đỉnh cao của sự thông minh – là phải biết giả ngu trong một vài tình huống

Nếu thấy hay hãy share cho bạn bè cùng đọc nha các bạn!

Biettuot.info

Cách bóc trần bản chất của một con người

7 câu đố test IQ mà người ra đề tin rằng chỉ ai học xong thạc sĩ mới làm đúng hết được

5/5 (14 Đánh giá)

Từ khóa » đỉnh Cao Của Sự Ngu Dốt Là Gì