Đình Công Là Gì? Khi Nào Thì Người Lao động được Phép đình Công?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Đình công là gì?
- 2 2. Khi nào người lao động được phép đình công?
- 3 3. Trình tự thực hiện đình công:
- 4 4. Các dấu hiệu của đình công:
1. Đình công là gì?
Có thể nói đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của người lao động để người lao động để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật, nhất là đòi thỏa mãn những quyền lợi của người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc và những quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Cuộc đình công hay cuộc bãi công là sự kiện lao động ngừng lại vì rất nhiều công nhân từ chối tiếp tục làm việc. Cuộc đình công thường diễn ra vì các công nhân cảm thấy bất bình đối với điều kiện lao động, chế độ tiền lương… Cùng với công cuộc chuyển đổi cơ chế kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ lao động không còn mang tính chất hành chính như trước nữa mà nó là các quan hệ kinh tế. Do vậy, tranh chấp lao động xuất hiện ngày càng nhiều và không ít trường hợp người lao động đã sử dụng đến phương thức đình công để giải quyết các tranh chấp.
Điều 198, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về đình công như sau:
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Vậy dựa vào quy định trên thì đình công là đấu tranh có tổ chức của tập thể lao động trong doanh nghiệp hay một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong quan hệ lao động.
Việc phân loại đình công giúp cho quá trình giải quyết đình công được nhanh chóng và hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sản xuất và đời sống của người lao động cũng như đối với nề kinh tế xã hội nói chung.
Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công ta có đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Đình công hợp pháp là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công thiếu một trong số các điều kiện luật định.
Như vậy, tính hợp pháp của đình công chỉ được xét chủ yếu dưới góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong đình công.
Căn cứ vào phạm vi đình công có thể phân thành đình công doanh nghiệp, đình công bộ phận, đình công toàn ngành. Đình công doanh nghiệp là những cuộc đình công do tập thể người lao động trong phạm vi một doanh nghiệp tiến hành. Đình công bộ phận là những cuộc đình công do tập thể lao động trong phạm vi một bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp tiến hành. Đình công toàn ngành là những cuộc đình công của những người lao động trong phạm vi một ngành trên toàn quốc tiến hành.
2. Khi nào người lao động được phép đình công?
Các trường hợp người lao động có quyền được đình công bao gồm những trường hợp sau:
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Mặc dù tôn trọng và bảo đảm quyền đình công của người lao động nhưng vì các cuộc đình công, nhất là cuộc đình công lớn, dài ngày, thường gây ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng; gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân và cả đời sống của người lao động; ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, quan hệ và quá trình hội nhập quốc tế… Do đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội, gồm:
Điều 209. Nơi sử dụng lao động không được đình công
Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công quy định tại khoản 1 Điều này.
– Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện;
– Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
– Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
– Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước;
– Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
– Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Hoặc có những trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp, cụ thể như sau:
Không thuộc trường hợp được đình công quy định.
Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định.
Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định của Bộ luật này.
Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3. Trình tự thực hiện đình công:
Đình công hợp pháp khi thực hiện theo đúng trình tự thủ tục bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lấy ý kiến về đình công
Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
Đồng ý hay không đồng ý đình công
Phương án của tổ chức đại diện người lao động về cuộc đình công
Bước 2: Ra quyết định đình công và thông báo đình công
Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung lấy ý kiến đình công theo quy định của Bộ luật này thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công bằng văn bản.
Nội dung của quyết định đình công bao gồm những mục sau:
Kết quả lấy ý kiến đình công;
Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
Phạm vi tiến hành đình công;
Yêu cầu của người lao động;
Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận giải quyết yêu cầu của người lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.
Bước 3: Tiến hành đình công
Quyền và nghĩa vụ của các bên trước và trong quá trình đình công
Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.
Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này có quyền sau đây:
Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản: Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức sau đây: Tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa; Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa. Ngoại trừ các trường hợp bị cấm đóng cửa tạm thời là: Trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình công ghi trong quyết định đình công và trường hợp sau khi người lao động ngừng đình công.
Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.
Như vậy, đình công là quyền những bên cạnh đó người lao động cũng cần phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật thì mới được coi là đình công hợp pháp.
4. Các dấu hiệu của đình công:
Quy định của pháp luật về đình công
a) Định nghĩa
Đình công là một hiện tượng khách quan trong nền kinh tế thị trường, chỉ phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội nơi đình công phát sinh và tồn tại không phụ thuộc vào các quan điểm hay sự ghi nhận của pháp luật. Tại Điều 209 Bộ luật lao động 2019 quy định về đình công như sau:
Điều 209. Đình công
1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này.
b) Bản chất của đình công
Hầu hết các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động đều mang màu sắc kinh tế. Rõ nét nhất là những trường hợp tập thể người lao động không đồng ý với các lợi ích mà họ đang được hưởng trong quan hệ lao động. Khi đó, họ sẽ đưa ra các yêu cầu đòi hỏi và sử dụng các biện pháp khác nhau để đạt được mục đích. Tùy theo từng nguyên nhân tranh chấp, đình công sẽ là lựa chọn của người lao động với cách thức không làm việc để gây sức ép về phía bên kia mang màu sắc đặc trưng của nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người người sử dụng lao động. Do đó, bản chất của đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế.
c) Dấu hiệu của đình công
Các dấu hiệu của đình công bao gồm:
– Dấu hiệu thứ nhất: Có sự ngừng việc tập thể một cách triệt để
Đây được coi là một dấu hiệu cơ bản nhất, giữ vị trí trung tâm liên kết các dấu hiệu khác tạo nên hiện tượng đình công. Sự ngừng việc của đình công được hiểu là phản ứng của người lao động bằng cách không làm việc không xin phép trong khi biết trước là sử dụng lao động không đồng ý. Trong ý thức của họ và thực tế sự ngừng việc này chỉ đưa ra tạm thời, trong một thời gian ngắn, có nghĩa là họ không dự định ngừng việc lâu dài, không bỏ việc và không đi làm cho người khác. Điều đó chứng tỏ sự ngừng việc chỉ là hình thức thể hiện, là cách phản ứng, không phải là mục đích họ mong muốn đạt được; trong thời gian đình công quan hệ lao động vẫn tồn tại và người lao động sẽ tiếp tục làm việc sau đình công.
Tuy chỉ là tạm thời nhưng mức độ ngừng việc của đình công lại rất triệt để, ngừng việc hoàn toàn. Những người tham gia thường không làm bất cứ một công việc nào thuộc quan hệ lao động trong thời gian đình công; trừ trường hợp phải đảm bảo công việc tối thiểu trong phạm vi luật định, vì lí do an toàn xã hội chứ không vì lợi ích của người sử dụng lao động hay vì những cam kết đã có.
– Dấu hiệu thứ hai: Đình công phải có sự tự nguyện của người lao động
Đây là dấu hiệu về mặt ý chí của người lao động, kể cả người lãnh đạo và tham gia đình công, thể hiện ở việc họ được quyền quyết định và tự ý quyết định ngừng việc, tham gia đình công trong khi vẫn có những cách giải quyết khác cho vấn đề đang phải đối mặt. Họ hoàn toàn không bị người khác bắt buộc, cưỡng ép ngừng việc.
– Dấu hiệu thứ ba: Đình công luôn có tính tập thể
Quyền đình công là quyền của cá nhân người lao động nhưng thực hiện đình công bao giờ cũng là hành vi mang tính tập thể. Việc thực hiện quyền đình công của người lao động không thể thông qua hành vi cá nhân mà phải được thực hiện thông qua hành động đồng loạt ngừng việc của tập thể lao động. Được thể hiện thông qua sự kết hợp nhau lại, cùng chung ý chí, mục đích và hành động ngừng việc của các cá nhân người lao động. Vì vậy, tính tập thể là dấu hiệu không thể thiếu luôn gắn liền với hiện tượng đình công.
– Dấu hiệu thứ tư: Đình công được thực hiện một cách có tổ chức
Được biểu hiện ở sự chủ định từ trước, có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức người lao động. Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự tổ chức, lãnh đạo, điều hành thống nhất của một hay một nhóm người và có sự chấp hành phối hợp của tập thể lao động. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động có quyền quyết định và lãnh đạo cuộc đình công.
– Dấu hiệu thứ năm: Mục đích của đình công là nhằm đạt được các yêu sách của tập thể người lao động .
Mục đích cuối cùng mà những người đình công hướng tới là những yêu sách về quyền và lợi ích mà họ mong muốn đạt được. Những yêu sách đó có thể đã được pháp luật quy định hoặc chưa được pháp luật quy định, có thể xuất phát từ những yêu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ nguyện vọng khác nhưng phải liên quan đến quan hệ lao động và nhằm vào một chủ thể nhất định, với nội dung rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng.
Từ khóa » đình Công Là Từ Loại Gì
-
Đình Công – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đình Công Là Gì ? Khái Niệm đình Công Hợp Pháp, đình Công Bất Hợp ...
-
Đình Công Là Gì? Phân Loại đình Công Lao động Theo Quy định?
-
Đình Công Là Gì? Đình Công Thế Nào Cho đúng Luật?
-
Đình Công Là Gì? Quy định Về đình Công? - Luật Hoàng Phi
-
Đình Công Là Gì? Trường Hợp Nào được Coi Là đình Công Hợp Pháp?
-
Lãn Công Là Gì? Phân Biệt Giữa đình Công Với Lãn Công?
-
Đình Công Là Gì? - Luật Việt Phong | Công Ty Luật Uy Tín
-
Đình Công Là Gì Theo Quy định Của Pháp Luật Mới Nhất?
-
Thế Nào Là đình Công Hợp Pháp Theo Quy định Pháp Luật
-
Đình Công Thế Nào Thì được Coi Là đúng Luật? - Báo Lao Động
-
Đình Công Là Gì? Thẩm Quyền Ra Quyết định Hoãn Và Ngừng đình ...
-
[PDF] Cố Vấn Trưởng, Dự án Quan Hệ Lao động ILO / Việt Nam
-
Lãn Công Là Gì? Quy định Của Pháp Luật Về Lãn Công